Giảng dạy các bài có thí nghiệm:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Vật Lí (Trang 29 - 31)

IV. MỘT SỐ KIỂU BÀI DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1 Giảng dạy các khái niệm Vật lý:

3. Giảng dạy các bài có thí nghiệm:

* Đặc điểm: Thí nghiệm vật lý là con đường ngắn nhất để học sinh tiếp thu

- Thí nghiệm vật lý giúp học sinh biết cách quan sát hiện tượng, biết cách đo lường, sử dụng các dụng cụ đo từ thí nghiệm và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

- Vật lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm gắn liền với bộ mơn kỹ thuật, vì vậy từ các thí nghiệm học sinh hiểu sâu sắc hơn về các hiện tượng, các khái niệm, các định luật vật lý. Thí nghiệm vật lý là mơi trường, là chân lý kiểm nghiệm các định luật vật lý.

* Phương pháp giảng dạy : Khi giảng dạy các bài có thí nghiệm vật lý giáo

viên cần thực hiện các bước sau

Bước 1- Chuẩn bị, giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm

- Phải chuẩn bị sẵn đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm ở các nhóm. Vẽ hình sẵn nếu cần thiết, các biểu bảng cần thiết .

- Chia học sinh trong lớp thành các nhóm nhỏ có thể thành 4 6 nhóm nhỏ (tùy tình hình cơ sở vật chất trường, lớp), có phân cơng cụ thể cho từng thành viên trong nhóm như phân cơng nhận và thu dọn lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm. Phân cơng thư ký để ghi kết quả thí nghiệm, phân cơng chịu trách nhiệm trình bày kết quả thí nghiệm …. Trong nhóm, mỗi thành viên thực hiện một cơng việc cụ thể.

- Giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm: Trong bước này giáo viên vừa ôn tập, kiểm tra học sinh trên các dụng cụ làm thí nghiệm học sinh đã biết và giới thiệu tác dụng của các dụng cụ mới, cách đo, đồng thời nhắc nhở học sinh các điểm chú ý về việc an toàn trong khi làm thí nghiệm.

Bước 2 - Tìm hiểu mục đích của thí nghiệm: Tiến hành thí ngiệm nhằm nghiên

cứu gì, rút ra kết luận , kiến thức gì .

Bước 3. Tiến hành thí nghiệm. Tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm, đề xuất

Bước 4. Kết quả thí nghiệm và sử lí kết quả thí nghiệm

- Các nhóm thảo luận, xử lý, trình bày kết quả: sau khi các nhóm thực hiện thí nghiệm xong (có thể trong q trình thí nghiệm) các nhóm tự thảo luận, xử lý kết quả của nhóm mình sau đó trình bày kết quả trên bảng phụ của nhóm hoặc phiếu học tập mà GV đã hướng dẫn trước đó.

- Lớp thảo luận thống nhất: Sau khi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm giáo viên cho cả lớp cùng thảo luận kết quả từ đó đi đến thống nhất chung về kết quả thực hiện được.

- Từ kết quả thí nghiệm với kiến thức học sinh đã có, giáo viên dẫn dắt học sinh suy nghĩ tìm mối quan hệ qua lại, sự phụ thuộc lẫn nhau trong nội dung bài học để phân tích định tính hay định lượng rút ra định nghĩa mới hoặc nội dung của một định luật nào đó.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Vật Lí (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w