II. Tính dẫn nhiệt của các chất: Thí nghiệm:
3. GÓC VẬN DỤNG PHIẾU HƯỚNG DẪN
PHIẾU HƯỚNG DẪN 1. Kiến thức:
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác .
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất . - Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
2. Vận dụng các kiến thức trên để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại hoặc hợp kim,còn bát đĩa thường làm bằng sành sứ ?
Câu 2: Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?
Câu 3: Tại sao về mùa đông tại các nước Châu Á, châu Âu mọi người thường mặc nhiều áo quấn kín người, trong khi về mùa hè người dân châu Phi cũng lại mặc các trang phục trùm kín.
Phân tích ưu điểm và những hạn chế của phương pháp dạy học mới qua bài
học cụ thể trên: 1. Ưu điểm:
- Hoạt động khởi động: Thông qua quan sát thực tế để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới.
+ GV yêu cầu lớp phó học tập điều khiển hoạt động và các HS tham gia: + Chiếu một số hình ảnh nồi xoong, bát đĩa gia đình trên máy chiếu.
+ Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ?
- Hoạt động hình thành kiến thức:
+ Giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học: dạy học dự án (giao nhiệm vụ về nhà cho HS làm thí nghiệm chứng minh sự dẫn nhiệt); dạy học theo phương pháp các mảnh ghép với 3 góc: góc thí nghiệm, góc quan sát, góc vận dụng. Trong mỗi góc đều bố trí đầy đủ phiếu học tập, phương tiện tham khảo, tra cứu tài liệu đầy đủ…
+ HS tự tìm hiểu kiến thức thơng qua các tài liệu như sách giáo khoa, mạng Internet…
+ HS tự tìm hiểu cách thức thí nghiệm chứng minh kiến thức mình vừa tìm hiểu được.
+ HS rèn luyện tư duy, khả năng thuyết trình, trình bày một vấn đề trước đám đơng, phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức…
- Hoạt động luyện tập, vận dụng, mở rộng: Học sinh hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải thích một số hiện tượng về dẫn nhiệt trong thực tế, mở rộng tìm tịi. Học sinh làm việc nhóm nhỏ, tóm tắt kiến thức về về dẫn nhiệt (Kiến thức được ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy).
GV yêu cầu lớp vận dụng trả lời các câu hỏi: + Câu hỏi phần tình huống.
+ Các câu hỏi vận dụng thông qua hoạt động “Trị chơi” lớp phó học tập điều khiển. u cầu HS giải thích tại sao lựa chọn đáp án đó.
GV gợi ý HS tìm tịi mở rộng:
- Đọc phần "Có thể em chưa biết": Thí nghiệm: Đốt tóc khơng cháy...
- Làm việc cá nhân, tìm hiểu qua thực tế, qua sách báo, nguồn Internet: Ứng dụng của sự dẫn nhiệt trong thực tế đời sống, sản xuất như đèn trời, khinh khí cầu… Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu cấu tạo, hoạt động, lợi ích, tác hại của chúng…
2. Hạn chế:
- Có thể làm cho lớp học ồn ào.
- Học sinh có thể sa đà vào nhiều nội dung kiến thức khác…
- Giáo viên chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng cho các góc cơng phu, mất nhiều thời gian hơn, như:
+ Góc quan sát: Phiếu hướng dẫn nhiệm vụ; Các đồ vật như cái xoong, giành ủ tích, khăn len, cốc sứ; tranh ảnh màu về con chim xù lơng vào mùa Đơng, hình ảnh mái tơn xốp…
+ Góc thí nghiệm: Phiếu hướng dẫn thí nghiệm và nhiệm vụ, các dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm.
+ Góc vận dụng: Phiếu hướng dẫn và yêu cầu nhiệm vụ. + Giá vẽ để bảng phooc chơi trò chơi.
Tuy nhiên, mỗi bài dạy có thể thiết kế các hoạt động dạy học theo nhiều cách thức khác nhau, ví dụ như:
+ Phần khởi động, thơng qua trị chơi, GV có thể đặt vấn đề vào bài ln: Tại sao xoong nồi thường được làm bằng kim loại, bát đĩa lại thường được làm bằng gốm, sứ, thủy tinh...? mà không cần phải giải thích nhiều.
+ Phần giải quyết vấn đề ở phần khởi động có thể đưa ra vấn đề: xoong nồi hiện nay vẫn được làm bằng gốm, đất, thủy tinh...còn bát đĩa vẫn được làm bằng kim loại, inox...
+ Góc vận dụng, GV có thể cung cấp sẵn kiến thức bài học cho HS hoặc không cần cung cấp. HS giải quyết các vấn đề, tình huống theo ý hiểu, kiến thức sẵn có của HS. Sau khi trải nghiệm qua góc quan sát và thí nghiệm các em sẽ nhìn lại xem mình sai, thiếu chỗ nào để sửa, bổ sung.
+ Phần hoạt động góc: Có thể cho HS di chuyển theo qui luật hoặc để các nhóm tự lựa chọn góc mà nhóm mình muốn trải nghiệm.
+ HS xây dựng kiến thức về sự dẫn nhiệt: cần nói rõ hơn bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?
+ Phần xây dựng kiến thức tính dẫn nhiệt của các chất: GV có thể cho HS vận dụng kiến thức để trải nghiệm trong gia đình các em: VD: Tại sao ở nhà em phải dùng giẻ lót nồi khơ mà khơng dùng giẻ lót nồi ướt?
+ Câu hỏi tại mỗi góc có thể chi tiết hơn nữa tùy theo khả năng của học sinh. Tóm lại: Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, ưu điểm nhiều hơn nhược điểm, hạn chế:
- HS chiếm lĩnh tri thức vững chắc. - HS có cơ hội bộc lộ tư duy sáng tạo.
- Tri thức khoa học được khẳng định mang tính khách quan, tránh đựơc áp đặt của giáo viên.
- Công việc của giáo viên trên lớp nhẹ nhàng, nói ít, viết ít. Hoạt động của HS trên lớp nhiều hơn GV; và cũng do đó mà thầy giáo làm việc ở nhà trước khi đến lớp phải nhiều hơn. Đúng là con đường đi tới: “Thầy chủ đạo, trò chủ động”!
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TIỄN1. MỤC ĐÍCH. 1. MỤC ĐÍCH.
- Khảo sát vấn đề dạy học lấy học sinh làm trung tâm. - Xem xét việc học sinh nắm vững nội dung tri thức mới.
- Tìm hiểu nguyên nhân của việc học sinh tiếp thu kiến thức. - Trên cơ sở khảo sát cần bổ sung kiến thức cho học sinh.