Những thiếu sót trong chiến lược của VBL

Một phần của tài liệu Tiểu luận Phân tích đánh giá chiến lược của công ty liên doanh nhà máy bia Việt nam và một số giải pháp góp phầnhoàn thiện chiến lược (Trang 30 - 36)

Thả nổi giá bia: Trong khi các nhà sản xuất bia vẫn luôn khẳng định nguồn cung dồi dào, nhà máy đã chạy hết công suất, lượng bia chắc chắn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, các đại lý lại một mực lấy lý do nguồn cung khan hiếm để tăng giá bán. Sở dĩ có tình trạng này là do hầu hết các nhà sản xuất và nhà phân phối bia đều đang áp dụng hình thức kinh doanh mua đứt bán đoạn. Do đó, khi hàng đã bán ra, nhà sản xuất không thể kiểm soát được đại lý bán ở mức giá nào, đại lý muốn tăng giá bao nhiêu cũng được. Theo các chuyên gia, cái lợi trước mắt rõ ràng rơi vào các nhà máy bia và đại lý kinh doanh, chỉ người tiêu dùng bị thiệt. Tuy nhiên, xét về lâu dài, uy tín nhà phân phối và cả thương hiệu bia sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Chiến lược kinh doanh các sản phẩm chưa có sự đồng nhất. Điều dễ nhận thấy nhất là ở thị trường cao cấp xuất hiện sự “trầm lắng” của bia Tiger trước sự bành trướng của Heineken. Tiger trong vài năm gần đây hầu như không có hoạt động gì nổi bật, thị phần bị người anh em lấn chiếm liên tục. Hiện tại công ty có bảy nhãn hiệu bia nhưng ngoài bia Heineken và Tiger ra thì các nhãn hiệu còn lại như Bivina, Larue, BGI thì công ty chưa có đầu tư đúng mức trong việc marketing quảng bá sản phẩm. Ở Việt Nam không ít người không biết đó là sản phẩm do cùng một nhà máy VBL sản xuất.

Nhóm 06 Trang 29

CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ 5.1. Xây dựng các chiến lược, kế hoạch để đạt được mục tiêu

Quản trị Marketing gắn liền với hoạt động R&D và quản trị chất lượng. Để đạt được hiệu quả tốt thỏa mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và tác động tới hành vi tiêu dùng cần thực hiện chiến lược Marketing gắn liền với hoạt động R&D và quản trị chất lượng. Cụ thể, cải thiện hình thức bao bì đẹp mắt hơn về kiểu dáng, chất liệu và thể tích sản phẩm (hiện nay sản phẩm đóng chai thể tích 330 ml, đóng lon 300ml và chưa có thêm sản phẩm có thể tích khác) nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng đồng thời tiết kiệm được bao bì và giảm thiểu gây hại đến môi trường. Tiến đến phát triển bền vững, giảm thiểu tác hại môi trường, đổi mới kiểu dáng bao bì kích thích người tiêu dùng nhận diện sản phẩm tốt hơn trong thị trường các sản phẩm bia mới xuất hiện với sự chiêu thị rầm rộ như hiện nay. Mặt khác, việc cải tiến chất liệu bao bì ngoài việc chung tay vì cộng đồng mà còn đem về lợi ích kinh tế khi Luật thuế môi trường có hiệu lực, đảm bảo giá cạnh tranh, ổn định hơn.

Hiện nay nguồn nguyên liệu sử dụng hầu hết nhập khẩu vì vậy cần thực hiện tốt công tác lập kế hoạch dự báo để đáp ứng nhu cầu trong các dịp lễ tết.

• Về mặt tài chính:

+ Tăng cường sử dụng tài sản: bao gồm nhà máy, tái chế vỏ chai, nâng cao vòng quay của két, chai, vỏ lon, nhà xưởng văn phòng…

+ Cải thiện cấu trúc giá: thúc đẩy quảng cáo, tiếp thị tăng marketing, giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu bằng cách tìm sản phẩm thay thế tại địa phương

+ Nâng cao giá trị gia tăng cho khách hang bằng những việc làm cụ thể và thiết thực như áp dụng các chương trình khuyến mãi có quà tặng.

+ Mở rộng nghiên cứu sản phẩm: phát triển các sản phẩm phù hợp với khẩu vị thị trường lân cận.

Nhóm 06 Trang 30 + Mở rộng phạm vi khách hàng mục tiêu: Triển khai ngay công tác tiếp thị đối với các nhà hàng mới khai trương đi vào hoạt động, giành thị phần cạnh tranh với sản phẩm bia khác.

+ Cung cấp sản phẩm giá thành thấp hơn: Giảm giá bán cho các đại lý thường xuyên đồng thời khuyến mại, quà tặng cho các đại lý mới được khai thác.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: Đội ngũ tiếp thị tại các Nhà hàng được tuyển chọn kỹ và đào tạo kỹ năng chiều khách hàng với tiêu chí: lịch sự, nhã nhặn và khéo léo.

+ Mở rộng quan hệ Công ty mẹ ở khu vực.

+ Phát triển chiến lược quảng cáo, tiếp thị marketing và phát triển các thương hiệu bia mới phù hợp với từng vùng miền.

• Về mặt nội bộ:

+ Quy trình quản lý hoạt động:

- Xây dựng quy trình quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO - Xây dựng kênh phân phối sản phẩm linh hoạt hơn. + Quy trình quản lý khách hàng:

- Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

- Phân đoạn khách hàng: chia khách hàng theo nhóm cao cấp, bình dân và thị hiếu với từng loại nhãn hàng khác nhau

+ Quy trình điều tiết và xã hội:

- Các kế hoạch đóng góp xã hội và hỗ trợ phát triển cộng đồng.

- Các kế hoạch khác như phát triển nhân sự và phát triển mạng lưới có tác dụng gián tiếp đến sự phát triển cộng đồng.

5.2. Đề xuất điều chỉnh chiến lược cho VBL

- Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại bia, nhiều nhà sản xuất nước ngoài cũng đang có ý định xâm nhập phân khúc thị trường bia cao và trung cấp vì vậy Heineken phải tăng cường củng cố và giữ vững hệ thống kênh phân phối của mình, đặc biệt là các đại lí cấp. Heineken cũng như nhiều hãng bia lớn trên thị trường sẵn sàng chi trả những khoản hoa hồng cho đại lí để giữ kênh phân phối

Nhóm 06 Trang 31 đồng thời ngăn chặn sự xâp nhập của những hãng bia khác vào khu vực mà mình chiếm ưu thế .

- Mở rộng thị trường sang các nước lân cận: Lào, Campuchia,

- Tìm hiểu thị trường bia khu vực Đông nam á và xây dựng nhà máy tại Campuchia.

- Gia tăng giá trị đầu tư cho cổ đông thông qua các hoạt động đầu tư xây dựng nhà máy mới, marketing tiếp thị quảng cáo xây dựng hình ảnh công ty, dự báo và đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại hối, sử dụng tiền mặt tại quỹ hiệu quả nhất bằng cách đầu tư ngắn hạn hoặc gửi tiết kiệm…

- Đóng góp cho sự phát triển cộng đồng, xã hội: tiếp tục chương trình uống có trách nhiệm, xây dựng các chương trình thiết thực khác như: tìm hiểu An toàn giao thông việt nam, phối hợp với Ủy Ban An toàn Giao thông ký biên bản ghi nhớ dự án mang tên “ Biết khi nào không lái xe”nhằm giúp người tiêu dùng uống có trách nhiệm và an toàn khi tham gia giao thông. Trích quỹ ủng hộ trẻ em hiếu học chương trình vì ngày mai phát triển bằng cách trích bao nhiêu đồng cho một chai bia trách nhiệm xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Duy trì các khách hàng sử dụng sản phẩm cao cấp .Mở rộng các loại hương vị truyền thống phù hợp với thị hiếu của người dân Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Mở rộng thị trường khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.

Chiến lược Khác biệt hóa sản phẩm: đây là chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ này có được những đặc tính độc đáo và duy nhất, được khách hàng coi trọng và đánh giá cao hơn so với sản phẩm của các hãng cạnh tranh. Giá trị gia tăng nhờ tính độc đáo của sản phẩm cho phép doanh nghiệp đặt ra mức giá cao hơn mà không sợ bị người mua tẩy chay. Doanh nghiệp sẽ thành công trong chiến lược khác biệt hóa sản phẩm vì có các thế mạnh sau:

• Khả năng nghiên cứu và tiếp cận với các thành tựu khoa học hàng đầu. • Nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) có kỹ năng và tính sáng tạo cao.

Nhóm 06 Trang 32 • Nhóm bán hàng tích cực với khả năng truyền đạt các sức mạnh của sản phẩm tới khách hàng một cách thành công.

Nhóm 06 Trang 33

KẾT LUẬN

Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới và xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và được khách hàng, người tiêu dùng đón nhận. Những sản phẩm mà Công ty VBL tung ra thị trường đều được khách hàng đánh giá cao và giành được sự ưa chuộng của phần lớn khách hàng. Thị trường bia tại Việt Nam hiện tại được đánh giá là một thị trường rất tiềm năng, cạnh tranh ở mức cao và ngày càng mãnh liệt hơn. Khi đó VBL muốn tồn tại và phát triển sẽ phải làm tốt hơn nữa công tác xây dựng chiến lược nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như tạo được chỗ đứng cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng. ViÖc VBL xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn là một vấn đề có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, là cơ sở để xây dựng và thực hiện các kế hoạch nhằm phát triển toàn diện cho doanh nghiệp.

Nhóm 06 Trang 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Văn Sơn, Bài giảng “ Quản trị chiến lược kinh doanh”

2. PGS.TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Trần Hữu Hải, Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, năm 2009

3. Bùi Thị Thanh 2009, Bài hướng dẫn “Chiến lược kinh doanh” 4. Báo cáo kết quả tông hợp kinh doanh năm 2009-2010 của VBL. 5. Các trang web và bài viết trực tuyến tham khảo:

• http://dddn.com.vn/2011051810163347cat187/tam-nhin-chien-luoc- den-2015-cua-vbl.htm • http://muabanruoubia.com/2010/thi-truong-bia-cua-cac-dai- gia/#ixzz2PZesw1G6 • http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/78940/VBL-mua%C2%A0-2-nha- may-bia%C2%A0Foster-voi-gia-985-trieu-USD.html • www.baocongthuong.com.vn • http://www.danketoan.com/forum/bi-quyet-kinh-doanh/thuong-hieu- manh-loi-lon-cua- heineken.74545.html • http://www.baocongthuong.com.vn/p0c197n9393/viet-nam-dung-thu- 3-the-gioi-ve-tieu- thu-bia-heineken.htm • http://my.opera.com/qtdn/blog/quan-tri-chien-luoc-khai- niem • http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2009/12/3ba166f6/ http://gafin.vn/20110703121819410p0c36/sabeco-khao-sat- thi-truong-bia.htm • http://www.apb.com.sg/

Một phần của tài liệu Tiểu luận Phân tích đánh giá chiến lược của công ty liên doanh nhà máy bia Việt nam và một số giải pháp góp phầnhoàn thiện chiến lược (Trang 30 - 36)