Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Một phần của tài liệu Tiểu luận Phân tích đánh giá chiến lược của công ty liên doanh nhà máy bia Việt nam và một số giải pháp góp phầnhoàn thiện chiến lược (Trang 26 - 28)

Khi uống bia, người ta chọn không chỉ dựa vào chất lượng mà còn dựa vào hình ảnh của loại bia đó trên thị trường. Đối với chiến lược xúc tiến, nhằm mục đích nhanh chóng để lại ấn tượng đẹp và khó phai trong tâm trí khách hàng Việt, VBL đã không ngừng nỗ lực trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh từ việc kỳ công thiết kế logo, thiết kế slogan ngắn gọn mà hàm ý, thực hiện những quảng cáo độc đáo, xây dựng thương hiệu qua các hoạt động thiết thực và có ý nghĩa cho đến việc quan tâm đến thực hiện công tác quản lý môi trường và tiết kiệm năng lượng… Những chiến dịch này luôn được các thương hiệu lớn khác tham khảo như một “kim chỉ nam” của nghệ thuật marketing.

Đối với hoạt động quảng bá sản phẩm, Ở Việt Nam , các hoạt động quảng bá của Heineken không được rầm rộ như trên thế giới, nhưng mỗi lần xuất hiện thì Heineken luôn gây được ấn tượng sâu sắc với khách hàng Việt Nam. Ngoài việc quảng cáo sản phẩm bằng những clip vui nhộn, độc đáo, dễ gây chú ý và thiện cảm từ người tiêu dùng thì từ lâu, Heineken đã chú trọng tài trợ cho thể thao (đặc biệt là quần vợt), âm nhạc hiện đại và điện ảnh – những lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu giải trí, thư giãn của mọi người. Ở Việt Nam, những năm gần đây vào dịp cuối năm và đón giao thừa để bước sang năm mới thì Heineken đều tổ chức sự kiện “count dowm party”. Trong không gian rộng lớn và sôi động, cùng đứng bên cạnh bạn bè, gia đình, người yêu… mỗi người chắc hẳn sẽ có cơ hội chia sẻ những cảm xúc thật

Nhóm 06 Trang 25 đặc biệt trong thời khắc giao thừa thiêng liêng, đón chào năm mới. Những thành phố lớn tại Việt Nam lại được thắp sáng và trang hoàng lộng lẫy. Hoạt động “thắp sáng” này nằm trong chuỗi sự kiện được nhãn hàng Heineken tài trợ và tổ chức, nhằm mang đến một không gian lễ hội sôi động và sáng tạo cho các thành phố lớn ở Việt Nam

Không chỉ tài trợ cho các sự kiện ca nhạc, thể thao, giả trí… VBL còn có những sự kiện có ý nghĩa với cộng đồng như tham gia hưởng ứng cuộc đi bộ và quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt tại Miền Trung.

Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (VBL) là một trong những ví dụ điển hình cho việc nhận thức sâu sắc và tiên phong thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội, mà cụ thể là ở lĩnh vực bảo vệ môi trường. VBL luôn nỗ lực tối đa trong hoạt động xây dựng các công trình, hệ thống xử lý nước thải, nhằm đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường tại tất cả các Nhà máy bia do VBL đầu tư. VBL tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thiết lập và vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc tế và áp dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường; qua đó, VBL đã nhận được Chứng chỉ Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2004 (về cam kết trách nhiệm doanh nghiệp đối với môi trường). VBL đã đầu tư trên 3 triệu USD cho hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, với công suất xử lý 1,5 triệu héctôlít nước mỗi năm, xử lý toàn bộ nước thải của nhà máy, từ nước thải công nghiệp đến nước thải sinh hoạt bằng các phương pháp xử lý yếm khí (anaerobic) và hiếu khí (aerobic). Trong quá trình xử lý, các loại chất thải rắn như mảnh thủy tinh, giấy, rác... được tách riêng để xử lý. Giấy và thủy tinh được tái chế nhằm giảm thiểu tối đa việc gây ô nhiễm môi trường. Ở cuối hệ thống xử lý nước thải, VBL đã xây dựng 01 hồ nuôi hàng ngàn con cá diêu hồng và cá chép để minh chứng cho sự hoàn hảo của chất lượng nước sau khi đã xử lý.

VBL luôn cho rằng trước hết, doanh nghiệp phải tự thân đặt ra trách nhiệm của mình đối với nhân viên, dân cư xung quanh nhà máy, môi trường sản xuất, môi trường thiên nhiên… Cụ thể, VBL luôn có nhiều định hướng đầu tư và cải tiến trang thiết bị, kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường, chẳng hạn giảm thiểu sử dụng nước và năng lượng trong sản xuất. Chương trình Nhà Máy Xanh (Green Brewer) mà VBL

Nhóm 06 Trang 26 đang áp dụng đề ra mục tiêu giảm nhiệt năng tiêu thụ xuống 15% vào năm 2015. Đồng thời, VBL cũng đang nỗ lực đạt tỉ lệ đẳng cấp thế giới là 2,5 lít nước/1 lít bia. Việc giảm lượng nước trong sản xuất xuống tỉ lệ này góp phần tiết kiệm nước rất đáng kể so với tỉ lệ 3,6 lít nước/1 lít bia hiện nay.

Song song đó, VBL luôn nỗ lực để đảm bảo nước thải qua xử lý sẽ được trả trực tiếp vào nguồn nước công cộng của địa phương. Do vậy, công ty đã tiến hành đầu tư nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A ở 4 nhà máy đang hoạt động tại TP.HCM, Tiền Giang, Quảng Nam và Đà Nẵng với công suất xử lý hơn 30 triệu lít nước thải/tháng, với kinh phí đầu tư 125.280.000.000 đồng (tương đương 6 triệu đô la Mỹ).

Một phần của tài liệu Tiểu luận Phân tích đánh giá chiến lược của công ty liên doanh nhà máy bia Việt nam và một số giải pháp góp phầnhoàn thiện chiến lược (Trang 26 - 28)