Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của nông hộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sử dụng đất canh tác tại xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 47)

4.6.1 Các loại hình sử dụng đất chính theo các hình thức

Phú Đa là một xã thuần nông, cuộc sống của người dân ở đây phần lớn còn dựa vào sản xuất nông nghiệp mà tập trung chủ yếu đó là ngành trồng trọt. Theo số liệu thồng kê năm 2010, diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 1.541,37 ha, chiếm 52,04% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 11312,20 ha chiếm 44,24% diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có diện tích 29,93 ha chiếm 4,4% diện tích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản 96,24 ha chiếm 6,24% diện tích đất nông nghiệp, còn lại là đất nông nghiệp khác 3 ha chiếm 0,19%.

Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa có diện tích 902,08 ha, chiếm 30,41% diện tích đất nông nghiệp và 72,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 340,28 ha, chiếm 11,47% diện tích đất nông

Bảng 05: Các loại hình sử dụng đất chính theo các hình thức Stt Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Kiểu sử dụng

1 Chuyên lúa 528,26 58.54 Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu 2 Lúa - màu 215,9 13,99 Lúa Đông xuân - khoai Hè thu,

lúa Đông xuân - lạc Hè thu 3 Lúa - rau 52,6 3,41 Lúa Đông xuân - rau Hè thu 4 Chuyên màu 243,8 15,79 Khoai, sắn, lạc

5 Chuyên rau 98,4 6,37 Rau, rau vụ mùa - rau vụ trái, rau vụ mùa - đậu vụ trái

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội của xã năm 2010)

Loại hình sử dụng đất chuyên lúa là 2 vụ lúa (Lúa Đông Xuân - Lúa Hè Thu) với tổng diện tích là 528,26 ha chiếm 58,54% diện tích đất nông nghiệp và 42,46% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở những chân đất thấp trũng, được phân bố trên loại đất phù sa.

Loại hình sử dụng đất lúa - màu với diện tích là 215,9 ha chiếm 13,99% diện tích đất nông nghiệp và 17,35% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở những chân đất cao hơn so với đất chuyên lúa, được phân bố chủ yếu trên đất cát pha.

Loại hình sử dụng đất lúa - rau với diện tích là 52,6 ha chiếm 3,41% diện tích đất nông nghiệp và 4,23% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở những chân đất cao hơn so với đất chuyên lúa, được phân bố chủ yếu trên đất cát pha và một phần trên đất phù sa. Nhóm cây rau ở đây chủ yếu là rau muống, dưa, …

Loại hình sử dụng đất chuyên màu với diện tích là 243,8 ha chiếm 15,79% diện tích đất nông nghiệp và 19,59% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở các chân đất cao, được phân bố trên đất cát nội đồng. Trong đó có các kiểu sử dụng đất sắn 1 vụ, khoai 1 vụ, lạc 1 vụ, bắt đầu trồng từ tháng 1.

Loại hình sử dụng đất chuyên rau với diện tích là 98,4 ha chiếm 6,37% diện tích đất nông nghiệp và 7,91% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Các kiểu sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở các chân đất cao, được phân bố trên loại đất cát

nội đồng. Các loại cây trồng chủ yếu được sử dụng trong loại hình sử dụng đất này là cải, xà lách, dưa, đậu xanh, đậu đỏ,…

Các kiểu sử dụng đất trên địa bàn xã vẫn chưa đa dạng lắm, diện tích đất trồng khoai, sắn, lạc 1 vụ còn 1 vụ để hoang rất lãng phí (bảng 4). Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và đối với Phú Đa là một xã thuần nông, cuộc sống của người dân còn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp thì việc tận dụng triệt để quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn là một việc hết sức cần thiết. Cần phải đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất với nhiều chủng loại cây trồng khác nhau để tạo ra một lượng nông sản lớn và đa dạng. Theo đó vấn đề tìm được đầu vào cho sản xuất và đầu ra ổn định cho sản phẩm, sử dụng đất không làm ảnh hưởng đến môi trường là vấn đề mang tính chất quyết định để các kiểu sử dụng đất trên được bền vững, tạo ra sự đa dạng trong các kiểu sử dụng đất và khai thác triệt để quỹ đất trên địa bàn.

4.6.2 Mức đầu tư trên một ha đất canh tác

Trong nông nghiệp ngành đóng vai trò quan trọng chủ yếu nhất trong cuộc sống của đại bộ phận dân cư đó là trồng trọt. Do đó vấn đề đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và những ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất là mối quan tâm của phần lớn người dân. Dù dưới nhiều hình thức, phương pháp và mức độ đầu tư cho từng loại cây trồng cho từng công thức luân canh, cho từng loại đất khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của các hộ nông dân đều thu được cao trong canh tác .

Một mức đầu tư hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cho người sản xuất và tất nhiên điều đó phụ thuộc vào từng loại cây trồng và mục đích sử dụng loại cây trồng đó .Đánh giá mức độ đầu tư là cơ sở để đưa ra sự kết hợp hợp lý giữa các loại cây trồng, mức đầu tư hợp lý mang lại cho người nông dân

Qua bảng cho thấy có sự chênh lệch chi phí giữa các loại hình sử dụng đất. Loai hình chuyên màu chi phí là 13.751 triệu đông cho một vụ trồng chính, còn lúa rau, màu chi phí là 18,441 triệu đồng, chuyên rau 15.672 triệu đồng, chuyên lúa 22.420 triệu đồng .Chi phí trồng lúa là lớn nhất vì phải trốn thêm một khoản chi phí như phí thuỷ lợi, làm đất, chăm sóc ...

Bảng06:Mức đầu tư trên 1ha đất canh tác

ĐVT:1000đ/ha

Chỉ tiêu Tổng Giống Phân bón Vôi BVTV Lao động Chi khác

Loại hình CTLC NPK Đạm Lân Kali

Chuyên màu Khoai 13.144 600 1.350 1.040 130 520 946 6.520 2.038

Sắn 13.290 600 1.530 1144 130 520 946 6.520 1.900

Lạc 14.820 4.728 550 624 800 600 3.358,7 4.410

BQC 13.751 1.976 1.530 912 294.7 520 800 830,7 5.467 2.783

Lúa màu, rau Lúa-khoai 14.820 4.728 550 624 800 600 3.358,7 1.840

Lúa -lạc 20.420 7000 1.550 1.240 250 820 1.000 6.520 2.040

Lúa -rau 20.073 7500 1.650 1.340 260 800 900 6.520 2.103

BQC 18.441 6.409 1.600 1.043 378 810 800 834 1.119 1.995 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên rau Rau-rau 13.290 600 1530 1144 130 520 946 6.520 1.900

Rau,đậu 14.820 4.728 550 624 800 600 3.358,7 4.410

Rau mùa vụ 18.907 4000 1560 1125 134 520 3.000 6.520 2.048

đBQC 15.672 3.109 1545 940 296 520 800 1.515 5.467 2.786

Chuyên lúa Lúa-lúa 22.420 9.000 1.550 1.240 250 820 1.000 6.520 2.040

4.6.3 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính

Thông qua quá trình điều tra thu thập số liệu về các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn xã kết hợp phỏng vấn người dân về hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 07: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính năm 2010

(Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm)

Loại hình sử dụng đất Giá trị sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị gia tăng

Lúa Đông xuân - lúa Hè Thu 57,52 44,82 12,7

Lúa Đông xuân - khoai lang

Hè thu 27 19,28 7,72

Lúa Đông xuân - lạc Hè thu 28,8 20,42 8,38

Lúa Đông xuân - rau Hè thu 29,9 20,07 9,83

Khoai lang Đông xuân 23,61 12,3 11,31

Sắn Đông xuân 27 13,14 13,86

Lạc Đông xuân 20.8 13,29 7,51

Rau vụ mùa 25 18,907 6,093

Rau vụ mùa – rau vụ trái 23 13,74 9,26

Rau vụ mùa – đậu vụ trái 24 13,74 10,26

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ 2011)

Năm 2010 trên địa bàn xã có 10 loại hình sử dụng đất. Từ bảng 10 thể hiện hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính ta thấy: Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất này có sự cách biệt khá rõ rệt. Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất trồng rau 2 vụ là cao nhất trong tất cả các loại hình sử dụng đất trên địa bàn, đạt 11,16 triệu đồng/ha/năm. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất giảm dần về các loại hình sử dụng đất trồng cây 1 vụ như: lạc, khoai, sắn.

Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã phân bố khá hợp lý trên các chân đất, chân đất cao phân bố các cây trồng cạn hoa màu, rau đậu, sắn, khoai,... chân đất thấp trũng được nhân dân sử dụng để trồng lúa.

phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, có một số loại hình sử dụng đất hiệu quả mang lại chưa cao như: khoai lang, lạc… là do người dân chưa chú trọng trong công tác chăm sóc để nâng cao năng suất hơn nữa mà chỉ sản xuất nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của mình là chính. Chi phí sản xuất trong những loại hình sử dụng đất này khá cao điều này là do mức đầu tư công, giống lớn, do sản xuất mang tính thời vụ nên không tân dụng được lao động lúc nông nhàn như các loại hình sử dụng đất rau màu. Trong tương lai để đáp ứng kịp nhu phát triển kinh tế xã hội, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa thì những loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả cao cần được nhân rộng. Đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất, tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh lương thực thì cần phải đảm bảo diện tích đất trồng lúa, vì muốn phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu.

4.6.4 Hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng

Khi tiến hành quá trình khai thác sử dụng đất thì đem lại được hiệu quả, để quá trình sử dụng đất được bền vững thì hiệu quả đem lại phải thỏa mãn trên cả ba lĩnh vực: hiệu kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường. Đối với Phú Đa là một xã đang còn nghèo, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn thì hiệu quả kinh tế mang lại khi sử dụng đất là một vấn đề hết sức quan trọng.

Trong những năm trở lại đây, tỷ trọng ngành nông nghiệp đóng góp trong GDP có xu hướng giảm dần, từ 64,08% năm 2007 xuống còn 56,14 % năm 2010. Nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên, từ 96.428.860.000 đồng năm 2008, tăng lên 112.928.960.000 đồng năm 2010

Thông qua quá trình điều tra thu thập số liệu kết hợp phỏng vấn người dân về

hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng trên địa bàn xã chúng tôi thu được kết quả như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về năng suất, sản lượng cây trồng: Năng suất cây trồng của xã qua các năm ít có sự thay đổi. Tuy nhiên sản lượng cây trồng có sự thay đổi khá lớn do diện tích từng loại cây trồng qua các năm có sự thay đổi

Bảng 08. Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính năm 2010

Cây trồng chính Giá hiện hành (Đồng/kg) Sản lượng (Tạ) Giá trị sản xuất (Triệu đồng/ha/vụ) 1. Lúa 5.500 52,3 28,76 2. Sắn 3000 87,7 23,61 3. Lạc 15.000 52 27 4. Khoai lang 4000 18 20.8

5. Rau, đậu các loại 8.000 30 24

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ )

Kết quả điều tra cho thấy: nếu so sánh giá trị sản xuất giữa các nhóm cây trồng ngắn ngày được trồng trên địa bàn xã thì cây lúa cho giá trị sản xuất cao nhất là: 28,76triệu đồng/ha/vụ, sau đó đến cây lạc 27 triệu đồng/ha/vụ, tiếp đến là nhóm các loại cây rau, đậu 24 triệu đồng/ha/vụ, sắn 23,61triệu đồng/ha/vụ và cây khoai lang là: 20,8triệu đồng/ha/vụ.

Lúa là loại cây trồng cho giá trị sản xuất cao nhất 28,76 triệu đồng/ha/vụ, sở dĩ cao như vậy là do năm 2010 giá lúa lên cao (5.500 đồng/kg), bên cạnh đó lúa là cây trồng chủ lực của người dân địa phương nên được nhân dân quan tâm đầu tư chăm sóc. Cây lạc và nhóm các loại cây rau, đậu cũng đem lại giá trị sản xuất khá cao. Lạc là loại cây trồng có khả năng cố định đạm cho đất nên trong tương lai cần mở rộng thêm diện tích, đặc biệt là ở những vùng đất cát nội đồng có chất lượng sấu. Nhóm các loại cây rau, đậu như: cải, xà lách, dưa, mướp … khá phù hợp với điều kiện đất đai cũng như khí hậu của địa phương, dễ trồng và chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu không cao lắm, tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề khó khăn làm cho loại hình này không phát triển mạnh được. Nên đại bộ phận nhân dân chỉ tiến hành sản xuất nhỏ lẽ để phục vụ nhu cầu hàng ngày, một phần ít đem cung ứng ra thị trường mà chủ yếu là ở chợ Trung tâm Phú Đa. Trong tương lai cần tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để mở rộng diện tích sản xuất, vì nhóm các loại cây rau, đậu chủ yếu là những loại cây trồng ngắn ngày, có thể trồng

Giá trị sản xuất mang lại từ các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã khá khả quan, tuy nhiên giá trị gia tăng từ quá trình sản xuất mới là yếu tố quan trọng hàng đầu. Do vậy phải tính toán chi phí sản xuất của từng loại cây trồng để có thể kết luận loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảng 09. Chi phí sản xuất của một số cây trồng chính năm 2010

(Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/vụ)

Cây trồng chính Lúa Sắn Lạc Khoai lang Rau, đậu Chi phí sản xuất 21,42 13,14 13,29 12,3 13,74

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ)

Hiệu quả kinh tế mang lại từ các loại cây trồng trên địa bàn xã không cao lắm, giá trị gia tăng của các loại cây trồng trong vùng gần như bằng nhau, chỉ trừ cây sắn có gia trị gia tăng cao nhất đạt: 6,34 triệu đồng/ha/vụ, cây lúa có giá trị gia tăng thấp nhất: 4,52 triệu đồng/ha/vụ do chi phí để sản xuất lúa khá cao, cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác (bảng 8).

Bảng 10: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính năm 2010

(Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/vụ) Cây trồng Giá trị sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị gia tăng

Lúa 28,76 21,42 7,34

Sắn 23,61 13,14 10,47

Lạc 27 13,29 13,71

Khoai Lang 20.8 12,3 8,5

Rau, đậu các loại 24 13,74 10,26

(Nguồn:Điều tra nông hộ năm 2011)

4.7 Hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội

Phú Đa là một xã thuần nông, nền kinh tế của đại bộ phận nhân dân chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Một số hiệu quả xã hội đem lại trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Đa:

* Nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo

Sau khi được nhà nước giao đất người dân yên tâm đầu tư vốn và sức lao động cho sản xuất, mặt khác người dân đã chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó năng suất lao động không ngừng tăng lên, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và xóa đói giảm nghèo. Đây chính là hiệu quả về mặt xã hội có ý nghĩa to lớn nhất đặc biệt là đối với Phú Đa, một xã đang còn nghèo của huyện Phú Vang.

Theo số liệu báo cáo của xã Phú Đa thì trong những năm gần đây số hộ đói

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sử dụng đất canh tác tại xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 47)