Phú Đa có lợi thế rất lớn về sản xuất nông nghiệp đó là có diện tích đất nông nghiệp khá lớn 1541.37 ha, có truyển thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, có vị trí nằm cạnh thị xã Hương Thủy và cách không xa Thành phố Huế đây là các thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. Việc thâm canh tăng vụ, tăng hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa quyết định nhằm phát huy thế mạnh của vùng để khai thác tốt nhất tiềm năng các nguồn lực của xã. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Đa tạo ra một khối lượng nông sản khá lớn, phá vỡ lối sản xuất tự cung tự cấp nhỏ lẽ trước đây. Hiện nay đã bắt đầu hình thành và từng bước phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
* Đề xuất hướng sản xuất trong thời gian tới
Vấn đề an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu do đó phải duy trì và giữ vững diện tích đất chuyên trồng lúa, những diện tích đất trồng lúa năng suất thấp có thể chuyển sang sử dụng để trồng các loại cây trồng khác, đất trồng lúa ở các vùng trũng có thể chuyển sang nuôi cá nước ngọt.
Nhóm các loại cây rau đậu tiến hành thâm canh tăng vụ, sản xuất từ 2 – 3 vụ trong năm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giải quyết việc làm cho những lao động nhàn rỗi. Cần phải liên hệ với các thương lái để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Các loại cây trồng: sắn, khoai lang, lạc cần được đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm đem lại năng suất cao hơn nữa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Sắn nên trồng sen với lạc nhằm nâng cao chức năng cải tạo đất. Diện tích đất trồng khoai lang, sắn một vụ sau khi thu hoạch có thể sử dụng để trồng vừng, các loại cây họ đậu … góp phần cải tạo đất, hạn chế quá trình sói mòn, rửa trôi.
Các loại hình sử dụng đất trên cần được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất nhằm hạn chế tối đa các tác động sấu đến môi
* Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong tương lai cần
- Sử dụng đất triệt để trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng đất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tận dụng mọi nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người dân.
- Đưa nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Phát triển mô hình kinh tế trang trại. Chuyển đổi một số diện tích trồng cây lương thực sang trồng các loại cây rau quả hàng hóa có giá trị và có thị trường tiêu thụ ổn định.
- Sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách có khoa học. Trồng xen các loại cây họ đậu để cố định đạm cho đất.
- Bố trí lịch thời vụ hợp lý cho từng loại cây trồng, tránh những ảnh hưởng xấu của điều kiện khí hậu thời tiết đến cây trồng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất.
- Tổ chức sản xuất có hiệu quả các vùng trồng lúa, đáp ứng yêu cầu tại chỗ và thị trường. Thực hiện thâm canh để đạt giá trị sản xuất cao nhất trên một đơn vị diện tích đất canh tác.