Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sử dụng đất canh tác tại xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 30)

Thông qua quá trình điều tra thu thập số liệu về các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn xã kết hợp phỏng vấn người dân về hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 07: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính năm 2010

(Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm)

Loại hình sử dụng đất Giá trị sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị gia tăng

Lúa Đông xuân - lúa Hè Thu 57,52 44,82 12,7

Lúa Đông xuân - khoai lang

Hè thu 27 19,28 7,72

Lúa Đông xuân - lạc Hè thu 28,8 20,42 8,38

Lúa Đông xuân - rau Hè thu 29,9 20,07 9,83

Khoai lang Đông xuân 23,61 12,3 11,31

Sắn Đông xuân 27 13,14 13,86

Lạc Đông xuân 20.8 13,29 7,51

Rau vụ mùa 25 18,907 6,093

Rau vụ mùa – rau vụ trái 23 13,74 9,26

Rau vụ mùa – đậu vụ trái 24 13,74 10,26

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ 2011)

Năm 2010 trên địa bàn xã có 10 loại hình sử dụng đất. Từ bảng 10 thể hiện hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính ta thấy: Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất này có sự cách biệt khá rõ rệt. Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất trồng rau 2 vụ là cao nhất trong tất cả các loại hình sử dụng đất trên địa bàn, đạt 11,16 triệu đồng/ha/năm. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất giảm dần về các loại hình sử dụng đất trồng cây 1 vụ như: lạc, khoai, sắn.

Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã phân bố khá hợp lý trên các chân đất, chân đất cao phân bố các cây trồng cạn hoa màu, rau đậu, sắn, khoai,... chân đất thấp trũng được nhân dân sử dụng để trồng lúa.

phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, có một số loại hình sử dụng đất hiệu quả mang lại chưa cao như: khoai lang, lạc… là do người dân chưa chú trọng trong công tác chăm sóc để nâng cao năng suất hơn nữa mà chỉ sản xuất nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của mình là chính. Chi phí sản xuất trong những loại hình sử dụng đất này khá cao điều này là do mức đầu tư công, giống lớn, do sản xuất mang tính thời vụ nên không tân dụng được lao động lúc nông nhàn như các loại hình sử dụng đất rau màu. Trong tương lai để đáp ứng kịp nhu phát triển kinh tế xã hội, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa thì những loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả cao cần được nhân rộng. Đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất, tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh lương thực thì cần phải đảm bảo diện tích đất trồng lúa, vì muốn phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sử dụng đất canh tác tại xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 30)