Khi tiến hành quá trình khai thác sử dụng đất thì đem lại được hiệu quả, để quá trình sử dụng đất được bền vững thì hiệu quả đem lại phải thỏa mãn trên cả ba lĩnh vực: hiệu kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường. Đối với Phú Đa là một xã đang còn nghèo, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn thì hiệu quả kinh tế mang lại khi sử dụng đất là một vấn đề hết sức quan trọng.
Trong những năm trở lại đây, tỷ trọng ngành nông nghiệp đóng góp trong GDP có xu hướng giảm dần, từ 64,08% năm 2007 xuống còn 56,14 % năm 2010. Nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên, từ 96.428.860.000 đồng năm 2008, tăng lên 112.928.960.000 đồng năm 2010
Thông qua quá trình điều tra thu thập số liệu kết hợp phỏng vấn người dân về
hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng trên địa bàn xã chúng tôi thu được kết quả như sau:
Về năng suất, sản lượng cây trồng: Năng suất cây trồng của xã qua các năm ít có sự thay đổi. Tuy nhiên sản lượng cây trồng có sự thay đổi khá lớn do diện tích từng loại cây trồng qua các năm có sự thay đổi
Bảng 08. Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính năm 2010
Cây trồng chính Giá hiện hành (Đồng/kg) Sản lượng (Tạ) Giá trị sản xuất (Triệu đồng/ha/vụ) 1. Lúa 5.500 52,3 28,76 2. Sắn 3000 87,7 23,61 3. Lạc 15.000 52 27 4. Khoai lang 4000 18 20.8
5. Rau, đậu các loại 8.000 30 24
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ )
Kết quả điều tra cho thấy: nếu so sánh giá trị sản xuất giữa các nhóm cây trồng ngắn ngày được trồng trên địa bàn xã thì cây lúa cho giá trị sản xuất cao nhất là: 28,76triệu đồng/ha/vụ, sau đó đến cây lạc 27 triệu đồng/ha/vụ, tiếp đến là nhóm các loại cây rau, đậu 24 triệu đồng/ha/vụ, sắn 23,61triệu đồng/ha/vụ và cây khoai lang là: 20,8triệu đồng/ha/vụ.
Lúa là loại cây trồng cho giá trị sản xuất cao nhất 28,76 triệu đồng/ha/vụ, sở dĩ cao như vậy là do năm 2010 giá lúa lên cao (5.500 đồng/kg), bên cạnh đó lúa là cây trồng chủ lực của người dân địa phương nên được nhân dân quan tâm đầu tư chăm sóc. Cây lạc và nhóm các loại cây rau, đậu cũng đem lại giá trị sản xuất khá cao. Lạc là loại cây trồng có khả năng cố định đạm cho đất nên trong tương lai cần mở rộng thêm diện tích, đặc biệt là ở những vùng đất cát nội đồng có chất lượng sấu. Nhóm các loại cây rau, đậu như: cải, xà lách, dưa, mướp … khá phù hợp với điều kiện đất đai cũng như khí hậu của địa phương, dễ trồng và chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu không cao lắm, tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề khó khăn làm cho loại hình này không phát triển mạnh được. Nên đại bộ phận nhân dân chỉ tiến hành sản xuất nhỏ lẽ để phục vụ nhu cầu hàng ngày, một phần ít đem cung ứng ra thị trường mà chủ yếu là ở chợ Trung tâm Phú Đa. Trong tương lai cần tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để mở rộng diện tích sản xuất, vì nhóm các loại cây rau, đậu chủ yếu là những loại cây trồng ngắn ngày, có thể trồng
Giá trị sản xuất mang lại từ các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã khá khả quan, tuy nhiên giá trị gia tăng từ quá trình sản xuất mới là yếu tố quan trọng hàng đầu. Do vậy phải tính toán chi phí sản xuất của từng loại cây trồng để có thể kết luận loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Bảng 09. Chi phí sản xuất của một số cây trồng chính năm 2010
(Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/vụ)
Cây trồng chính Lúa Sắn Lạc Khoai lang Rau, đậu Chi phí sản xuất 21,42 13,14 13,29 12,3 13,74
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ)
Hiệu quả kinh tế mang lại từ các loại cây trồng trên địa bàn xã không cao lắm, giá trị gia tăng của các loại cây trồng trong vùng gần như bằng nhau, chỉ trừ cây sắn có gia trị gia tăng cao nhất đạt: 6,34 triệu đồng/ha/vụ, cây lúa có giá trị gia tăng thấp nhất: 4,52 triệu đồng/ha/vụ do chi phí để sản xuất lúa khá cao, cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác (bảng 8).
Bảng 10: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính năm 2010
(Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/vụ) Cây trồng Giá trị sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị gia tăng
Lúa 28,76 21,42 7,34
Sắn 23,61 13,14 10,47
Lạc 27 13,29 13,71
Khoai Lang 20.8 12,3 8,5
Rau, đậu các loại 24 13,74 10,26
(Nguồn:Điều tra nông hộ năm 2011)