8. Bố cục của chuyên đề
1.3. Phương thức, thủ đoạn và các giai đoạn thực hiện của tội trộm cắp tà
1.3.1. Phương thức, thủ đoạn thực hiện của tội trộm cắp tài sản.
Trước khi gây án các đối tượng thường tiếp cận hiện trường để nắm rõ tình hình, điều kiện, những sơ hở thiếu sót, mất cảnh giác trong công tác quản lý, bảo vệ tài sản của các chủ sở hữu tài sản.
Những hộ gia đình đối tượng nhắm đến là những hộ gia đình thường xun vắng nhà, khơng người trơng coi, hộ gia đình biệt lập khơng quan hệ với bà con hàng xóm xung quanh, hộ không trang bị hệ thống chống
trộm,...Hướng đột nhập thường là cổng chính, cổng sau, của sổ, của thơng gió,...
Thăm dị
Thăm dị nắm tình hình về những sơ hở, thiếu sót trong cơng tác bảo vệ của cơ quan, kho tàng, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng,...cũng như sở hở thiếu sót của nhân dân trong cơng tác quản lý bảo vệ tài sản. Tìm hiểu các phương tiện, thiết bị bảo vệ (tường rào, khóa cửa, thiết bị báo động,...), lối ra, lối vào, công tác tuần tra canh gác, quy luật đi lại, sinh hoạt của cán bộ, nhân dân nơi định lấy tài sản để chọn thời gian gây án cho thích hợp.
Tội phạm trộm cắp tài sản thường chú ý và lợi dụng những sơ hở thiếu sót phù hợp với sở trường, thủ đoạn hành động của từng tên, từng ổ nhóm để gây án. Đặc biệt chúng triệt để lợi dụng những sơ hở thiếu sót đã có sẵn, hoặc tạo ra những sơ hở, thiếu sót của chủ tài sản để hoạt động.
Đột nhập mục tiêu để gây án
Thủ đoạn đột nhập tùy theo thời điểm trong nhà, ngoài đường, cửa hàng,...tùy theo sơ hở, thiếu sót của người có tài sản. Trước khi đột nhập chúng thường rình mị, nghe ngóng động tĩnh rồi mới hành động, nhiều tên thăm dị tìm hiểu chủ nhà hoặc người quản lý tài sản để xem xét trước bằng việc gọi điện thoại, bấm chuông hoặc gõ của liên tiếp để kiểm tra. Một số cách đột nhập của tội phạm:
- Mở hoặc cậy phá khóa (nếu nơi đó dùng khóa đơn giản dễ cậy). - Dùng các vật như dao, búa, cắt, khoan, tháo bản lề, bẻ khóa.
- Trèo tường, vượt rào, chui qua cửa sổ, ơ thơng gió, trèo lên ban cơng đột nhập vào nhà khi thấy cửa khơng đóng.
- Đào tường, khoét gạch, dỡ ngói, đột nhập từ trên xuống.
- Lợi dụng sơ hở của chủ nhà hoặc người quản lý tài sản vào nhà hoặc cửa hàng,,...núp sẵn ở một nơi kín đáo chờ thời cơ hoạt động
- Lợi dụng khi trời tối, chủ nhà không để ý hoặc đang ngủ say đễ dễ dàng hoạt động.
Ví dụ: Ngày 18/02/2018, bị cáo Trần Minh Đức (2001) đi chơi về, thấy
cửa hàng điện thoại nhà anh Sang (trú tại Thôn 2, thị trấn Sa Thầy) mở cửa vào buổi trưa và không thấy ai trông coi. Đức vào trong thấy anh Sang đang ngủ trưa say giấc đã nảy sinh ý định trộm cắp, Đức vào tủ lấy 01 điện thoại hãng Iphone và lấy ví của anh Sang gác trên đầu tủ lạnh, Đức lấy tiền trong ví
trị giá 200.000 đồng. Sau khi phát hiện mình bị mất tài sản, anh Sang đã đến báo với cơ quan chức năng điều tra, giải quyết vụ việc.
1.3.2. Các giai đoạn thực hiện của tội trộm cắp tài sản.
1.3.2.1. Chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.”
Người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
Đối với tội trộm cắp tài sản giai đoạn chuẩn bị phạm tội thường là:
- Chuẩn bị kế hoạch phạm tội: bàn bạc, phân công trách nhiệm cho từng người, kế hoạch tiêu thụ tài sản,...Dạng chuẩn bị phạm tội này thường xảy ra đối với những tội phạm được thực hiện có đồng phạm hoặc có tổ chức.
- Loại trừ trước những trở ngại khách quan để thực hiện tội phạm được thuận lợi, dễ dàng như: ngắt cầu dao điện để đêm đột nhập vào trộm cắp.
- Chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội (xe máy để dễ di chuyển, kiềm, đồ bẽ khóa cửa,...).
- Xác định mục tiêu phạm tội. - Dị tìm địa điểm phạm tội.
Ví dụ: Nhóm phạm tội A muốn trộm cắp két sắt của hộ gia đình B nên
nhóm của A đã thăm dị xem gia đình B đi cạo mũ cao su vào lúc mấy giờ, đi trong bao lâu và thường đi mấy người đễ dễ dàng thực hiện hành động trộm cắp.
Như vậy, chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, hành vi chuẩn bị phạm tội có ảnh hưởng lớn đến kết quả của việc thực hiện tội phạm, chuẩn bị chu đáo, công phu bao nhiêu thì việc thực hiện càng đạt được kết quả bấy nhiêu. Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội được đánh giá và phân biệt thành 2 loại:
- Loại hành vi chuẩn bị phạm tội phải truy cứu trách nhiệm hình sự. - Loại khơng truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặc dù cả hai loại đều chưa gây ra hậu quả nhưng tính chất nguy hiểm của hành vi chuẩn bị phạm tội có khác nhau và sự khác nhau đó lại khơng phụ thuộc vào hành vi chuẩn bị phạm tội mà nó hồn tồn phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm mà người đó định thực hiện.
Luật hình sự nước ta chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội mà tội đó là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Ví dụ: Một người chuẩn bị hành vi trộm cắp tài sản nhưng chưa thực
hiện hành vi phạm tội nên chưa biết hậu quả sẽ xảy ra như thế nào, tài sản bị chiếm đoạt là bao nhiêu. Nếu trong quá trình điều tra mà người phạm tội nhận sẽ trộm cắp tài sản có giá trị lớn thì xác định tội phạm đó vi phạm theo khoản 2 Điều 138 BLHS 1999, nhưng nếu người phạm tội chỉ nhận gặp những gì cũng lấy hoặc cơ quan điều tra không chứng minh được người phạm tội định lấy tài sản có giá trị lớn thì theo ngun tắc suy đốn có lợi cho người phạm tội thì họ được loại trừ trách nhiệm hình sự nếu như họ chỉ mới chuẩn bị phạm tội.
1.3.2.2. Phạm tội trộm cắp tài sản chưa đạt.
Phạm tội chưa đạt được quy định tại BLHS 2015 như sau:
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm tội chưa đạt.”
Ví dụ: Nguyễn Văn A biết gia đình anh B đi cạo mũ cao su vào lúc 22
giờ tối nên A đã đột nhập vào nhà anh B để lấy két sắt nhà anh B, đang trong lúc khiêng két sắt ra ngồi thì cùng lúc đó anh B quên dao cạo nên đi về để lấy. A bị phát hiện nên anh B đã đi báo với công an tại địa bàn để giải quyết.
Điều kiện của người phạm tội chưa đạt:
- Về thời điểm: Thời điểm của phạm tội chưa đạt là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan.Thời điểm kết thúc là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại khi nó chưa hồn tồn thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
- Về tâm lý: Người phạm tội phải dừng lại ở thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các ngun nhân ấy có thể là: bị phát hiện, cơng cụ phương tiện bị vô hiệu,...
Phạm tội trộm cắp tài sản chưa đạt được xử lý theo quy định của pháp luật về tội danh phạm tội chưa đạt cũng như các tội danh khác về lỗi cố ý.
1.3.2.3. Tội trộm cắp tài sản hoàn thành.
Hành vi trộm cắp tài sản bị coi là hoàn thành khi thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Khoản 1 Điều 173 quy định như sau:
Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà cịn vi phạm.
Tội phạm hồn thành kể từ khi người phạm tội lén lút chiếm đoạt, dịch chuyển tài sản của người khác khỏi vị trí ban đầu là thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt được xác định ngay từ thời điểm chuyển dịch đó.
Tiểu kết chương 1
Huyện Sa Thầy với tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, trong đó có “tội trộm cắp tài sản” là điển hình nhất, gây bức xúc trong nhân nhân và sự ổn định chính trị, xã hội nên trong chương 1 này, em đã đi sâu vào nghiên cứu về pháp luật từ trước đến nay quy định về tội trộm cắp tài sản, về khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu pháp lý và hình phạt,...để có cái nhìn rõ hơn về loại tội phạm này để chúng ta có thể nhận biết và phân biệt tội phạm này với các loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu khác.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY
GIAI ĐOẠN 2014 - 2018