Nguyên nhân về văn hóa giáo dục:

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện sa thầy tỉnh kon tum giai đoạn năm 2014 2018 (Trang 44 - 46)

8. Bố cục của chuyên đề

2.3.2. Nguyên nhân về văn hóa giáo dục:

Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, khát vọng làm giàu bằng mọi cách cũng tác động đến tâm lý con người, kể cả những việc trái của pháp luật, trái với pháp luật, trái với phong tục, tập quán, đạo đức của dân tộc. Như vậy, mặt trái của cơ chế thị trường chính là ở chỗ nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực kinh tế - xã hội mà cịn đe dọa đến văn hóa, giáo dục của đất nước. Đó là sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của quần chúng đặc biệt là lớp trẻ ngày nay.

Bên cạnh sự xuống cấp về đạo đức, văn hóa thì vấn đề về giáo dục cũng cần phải chú trọng và quan tâm. Quản lý và giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội cũng ảnh hưởng đến nhận thức và cách hành xử của thế hệ trẻ. Nhưng đồng thời những thiếu sót và sai lầm trong việc giáo dục con cái, học sinh, sinh viên cũng là những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng.

Với tình hình internet, sách báo, có nội dung kích động, văn hóa thiếu chính xác tràn lan như hiện nay nếu khơng biết tiếp thu một cách chọn lọc thì nó là ngun nhân ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, đạo đức của nhân dân mà đặc biệt là thế hệ trẻ đất nước.

Vấn đề giáo dục cần phải được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Với việc giáo dục còn nhiều bất cập, yếu kém như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất đạo đức, cách tư duy, suy nghĩ của học sinh-sinh viên mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội.

Ngun nhân từ phía gia đình:

Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu bởi mơi trường sống có tác động rất lớn trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người.Vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em, đặc biệt là vai trị của cha mẹ là vơ cùng quan trọng. Quản lý, giáo dục mỗi con người phải là một quá trình liên tục và nghiêm túc đến khi trưởng thành có thể nhận thức được hành vi, cách cư xử của mình. Gia đình nào có mơi trường sống lành mạnh, khoa học thì nhân cách của con người mới có thể tốt đẹp được. Ngược lại, nếu như mơi trường sống gia đình khơng lành mạnh, cha mẹ hay cãi nhau khơng quan tâm

gì tới con cái thì tất nhiên sẽ là điểu kiện tốt cho các hành vi phạm tội dễ dàng xảy ra.

Những thiếu sót từ phía gia đình có thể là:

Một là, là sự lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục của cha mẹ không đúng như: thỏa mãn và đáp ứng yêu cầu vật chất của con cái khi u cầu đó là khơng chính đáng, khơng phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện gia đình khơng cho phép. Sự nuông chiều thái quá, không bắt lao động, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, bỏ qua nghĩa vụ mà con cái phải làm, từ đó tọa ra thói quen, tâm lý địi hỏi hưởng thụ, ham chơi, đua địi, sống ích kỷ, ỷ lại vào điều kiện của bố mẹ không chịu suy nghĩ, lười lao động. Có những gia đình do bố mẹ thiếu sự hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã khơng biết cách khuyên ngăn, giá dục đúng đắn mà lại đánh đập, đe dọa điều này vơ tình làm trẻ hung hăng, bạo lực và mất kiểm soát hành vi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguyên nhân vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.

Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, khơng quan tâm đến việc giáo dục, quản lý con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội, như: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật, không quản lý việc học tập, sinh hoạt của con cái, bố mẹ đi làm ăn xa như xuất khẩu lao động phải sống với ơng bà. Có những trường hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút, nghiện game, bài bạc, cá cược, lô đề, trộm cắp, sa vào tệ nạn, lập hội, băng nhóm phạm tội,…mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nhận được thông báo của cơ quan chức năng, bạn bè, hàng xóm thì mọi việc đã q muộn.

Ba là, một số gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn như bố mẹ ly hơn, bố mẹ đang chấp hành hình phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết sống với gì ghẻ hoặc bố dượng, mồ coi cả cha lẫn mẹ phải ở với ông bà, có khi phải sống lang thang đầu đường, xó chợ. Những trẻ em rơi vào hồn cảnh này thường bị tổn thương rất lớn, thiếu vằng tình cảm đặc biệt từ cha mẹ, thiếu điều kiện được học tập, vui chơi, từ đó sẽ tạo cảm giác tự ti, tổn thương lớn trong tâm lý của mỗi trẻ dẫn đến mất phương hướng trong suy nghĩ và hành động, dễ bị lôi kéo vào những lối sống tiêu cực, không lành mạnh.

Từ phía nhà trường:

Hiện nay hầu hết các trường học đều tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia ký, cam đoan không vi phạm pháp luật nhưng thực tế đây chỉ là hình

thức. Trong khi đó, các chương trình thực tế về pháp luật lại chưa được chủ trương, chưa được các học sinh, sinh viên hưởng ứng tham gia. Thông thường, khi phát hiện học sinh, sinh viên vi phạm thì chỉ phạt cảnh cáo, đuổi học, mà hình thức này vơ tình tạo ra điều kiện cho học sinh, sinh viên có nhiều thời gian để chơi bời, khơng được quản lý bởi nhà trường nên rất dễ bị kéo vào vịng xoay của những kẻ xấu.

Ngồi ra, sự liên kết giữa nhà trường và phụ huynh chưa được chặt chẽ. Đa số dân cư ở đây làm nghề nơng nên ít có thời gian để ý tới con cái nên khơng có thời gian dạy dỗ được khiến cho học sinh tự ý bỏ học để đến tới những chỗ vui chơi không lành mạnh như các quán game, xem các phim bạo lực thậm chí là đi hút chít, đập đá trong các quán nhậu, các quán karaoke,...

2.3.3. Nguyên nhân từ chủ sở hữu tài sản:

Nguyên nhân một phần là do chủ sở hữu tài sản và người được giao trách nhiệm quản lý tài sản, là nguyên nhân chủ yếu tạo ra cơ hội cho tội phạm trộm cắp tài sản hình thành trên địa bàn huyện. Do bản thân chủ sở hữu tài sản lơ là, còn sơ hở và thiếu cảnh giác đối với tài sản của mình, để tài sản khơng có người trơng coi, tội phạm sẽ lợi dụng thời cơ này để thực hiện hành vi của mình.

Ví dụ: Ngày 28/5/2018, Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy đã xét xử các bị

cáo là Bùi Minh Đức (2001) và Lê Hùng Vỹ (1998) về tội “trộm cắp tài sản”. Do chủ sở hữu tài sản là ông Nguyễn Quang Thành thiếu cảnh giác đối với tài sản của mình là chậu hoa lan giã hạt, vì thiếu cảnh giác nên ơng Thành đã đi ra ngồi mà khơng đóng cửa cổng nhà lại nên lợi dụng sơ hở, Đức và Vỹ đã đột nhập vào nhà để lấy chậu lan giã hạt đó có giá trị là 5. 500.000 nghìn đồng. Cuối cùng, Đức phải chịu mức án là 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, Vỹ chịu mức án là 05 (năm) tháng tù về hành vi của mình.

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện sa thầy tỉnh kon tum giai đoạn năm 2014 2018 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)