8. Bố cục của chuyên đề
2.2. Nguyên nhân của tội trộm cắp tàisản trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh
Kon Tum.
Căn cứ vào các dữ liệu thu thập được thì các nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum xảy ra do nhiều góc độ khác nhau. Tội trộm cắp tài sản là lỗi cố ý nên nguyên nhân chủ yếu là do bản thân người phạm tội muốn thực hiện hành vi vi phạm. Có nhiều nguyên nhân về chính chủ thể người phạm tội là người lười lao động, ham chơi đua địi, nghiện ngập,...nhưng vì muốn thỏa mãn nhu cầu của bản thân mà nảy sinh ý định trộm cắp.
2.2.1. Nguyên nhân về kinh tế-xã hội:
Trong những năm gần đây, huyện Sa Thầy đã không ngừng lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong công nông nghiệp. Các doanh nghiệp đã sản xuất ra nhiều giống cây trồng mới, có chất lượng cao và khả năng chống chọi hạn hán, mưa lũ phù hợp với thời tiết khắc nghiệt ở huyện. Đồng thời, cán bộ huyện đã mở các lớp tập huấn cho người nông dân về quy trình và cách thức chăm sóc các giống cây mới này. Các giống cây mới đa số là các loại cây cơng nghiệp lâu năm và có giá trị cao về kinh tế như: cao su, cà phê, bời lời, hồ tiêu,....Trong khi đó, huyện Sa Thầy là một vùng có diện tích đất khá lớn, đa số là đất khai hoang nên sản lượng sản xuất ra được nhiều gấp nhiều lần so với trước đây và với sự cần cù, chịu khó của người dân nơi đây nên cuộc sống ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất được đầy đủ tiện nghi hơn, tỷ lệ hộ nghèo cũng được giảm xuống đáng kể.
Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển kéo theo hệ lụy của sự phát triển đó là những mặt trái của xã hội: sự phân hóa giàu nghèo, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, các tệ nạn xã hội xảy ra,...Điều này đã tạo ta sự mâu thuẫn sâu sắc
giữa nền kinh tế và xã hội, tạo nên một lỗ hỏng trong sự phát triển kinh tế. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội hình sự nói chung và hành vi trộm cắp tài sản nói riêng. Sự phát triển kinh tế ở huyện Sa Thầy có tốc độ phát triển kinh tế cao nhưng vẫn chưa đồng đều, số lượng người trong độ tuổi lao động còn mức lớn.
Đồng thời, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, trong xã hội hình thành tâm lý khát vọng làm giàu bằng mọi cách, kể cả trái với pháp luật, trái với phong tục tập quán, đạo đức của dân tộc, sự phân hóa giàu nghèo lại càng rõ nét. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc,…cũng ngày cành gia tăng. Để phục vụ cho nhu cầu cá nhân của họ, họ sẵn sàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để thỏa mãn nhu cầu đó.
Cũng có một số trường hợp do quá túng quẫn, khơng có việc làm sau khi ra trường nên bất chấp mọi việc làm để kiếm sống, đáng nói hơn là những người được đào tạo trong nghành luật, hiểu rõ những quy định của luật mà lại đi vi phạm pháp luật gây xôn xao trong dư luận.
Ví dụ: Ngày 5/10/2016, Cơng an phường Chánh Mỹ (TP Thủ dầu một, Bình Dương) bắt Lương Trung Kiên (34 tuổi, quê Đăk Lăk) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, khơng có việc gì làm nên đã đi trộm chó để kiếm sống, khi đang đưa các con vật bắt được đi tiêu thụ thì bị cơng an bắt giữ.10
Vài năm đổ lại đây, tỷ lệ di dân từ các khu vực khác vào khu vực huyện Sa Thầy ngày càng tăng lên, gây khó khăn cho việc quản lý an ninh trật tự khi dân nhập cư tự do, nhiều trường hợp không đăng ký hộ khẩu thường trú, với đặc thù là vùng giáp với biên giới có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Một phần độ trình độ văn hóa của người dân vẫn cịn hạn chế, không hiểu biết nhiều về pháp luật nên nhiều trường hợp người dân tộc thiểu số có những trường hợp coi thường pháp luật mà thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Ví dụ: Trường hợp của A Hưk (người dân tộc thiểu số) vì khơng có tiền tiêu xài và khơng hiểu biết về pháp luật, lại không được đi học nên A Hưk đã đi ăn trộm điện thoại và tiền, tổng trị giá tài sản là 5 triệu đồng của một hộ
10
dân trên địa bàn để bán đi lấy tiền tiêu sài cá nhân. Ngày 12/10/2018, Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy đã đưa vụ án ra xét xử.