Các biện pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện sa thầy tỉnh kon tum giai đoạn năm 2014 2018 (Trang 52 - 57)

8. Bố cục của chuyên đề

3.2. Các biện pháp cụ thể

Đối với các hộ dân:

Luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tự bảo quản tài sản của gia đình mình. Các hộ dân ở đây thường đi làm suốt ngày nên cần đóng cửa cẩn thận, chắc chắn, cần sử dụng các loại ổ khóa chống trộm, khóa khó có thể phá hủy. Đối với những nhà có điều kiện kinh tế khá hơn thì nên trang bị hệ thống camera an ninh và hệ thống chống trộm là biện pháp hiệu quả; khi đi ra khỏi nhà hoặc

khi đi ngủ cần kiểm tra và đóng tất cả các loại cửa ra vào, kể cả cửa sổ, cửa ban công, cửa thơng gió; các tài sản như xe máy, điện thoại, máy tính sửa dụng xong thì cất cẩn thận;

Không nên để quá nhiều tiền và các tài sản có giá trị lớn ở nhà mà nên đi gửi ở các ngân hàng uy tín, hoặc bỏ vào thẻ tín dụng ATM, tiện lợi khi đem theo. Không nên tiếp xúc, tin tưởng với quá nhiều người lạ, tạo điều kiện thuận lợi để kẻ xấu lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt tài sản.. Khi bị mất tài sản phải báo ngay cho cơ quan công an xác minh, giải quyết vụ việc.

Đối với các cơ quan, xí nghiệp, trường học:

Trong thời gian nghỉ lễ, cần tăng cường cơng tác bảo vệ, bố trí lực lượng bảo vệ trông coi, tuần tra thường xuyên và chặt chẽ hơn, nhất là vào ban đêm; đồng thời, trang bị hệ thống camera an ninh, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống báo động chống trộm, gia cố lại hệ thống tường rào.

Các nhà máy, xí nghiệp cần nắm rõ về đội ngũ nhân viên, nhân công để tránh người lạ đột nhập vào lấy tài sản. Xây dựng hệ thống tường rào kiên cố và chắc chắn, các bộ phận của hệ thống sản xuất như mô tơ cần được cố định.

Ở các trường học, các thiết bị phục vụ cho học tập phải được cất đúng nơi quy định khi đã sử dụng xong, không nên vứt bừa bãi, tạo sơ hở cho kẻ xấu thực hiện hành vi trộm cắp.

Đối với các cửa hàng buôn bán:

Cần lắp đặt hệ thống camera an ninh và hệ thống chống trộm. Những mặt hàng có giá trị cao như vàng hoặc các kim loại quý thì hệ thống cửa cũng cần được gia cố chắc chắn, cần có người trơng coi, đề cao cảnh giác đặc biệt là ban đêm.

Vẫn phải đề phòng nhân viên bán hàng cho mình vì có lúc con người khơng kiểm sốt được hành vi cũng như tâm lý nên cũng có thể lấy trộm tài sản bất cứ lúc nào.

Khi phát hiện các đối tượng có dấu hiệu nghi vấn trộm cắp tài sản, nhân dân cần khẩn trương thông báo cho lực lượng công an biết để hỗ trợ, kịp thời đấu tranh bắt giữ tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, mang lại bình yên và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 1 và chương 2 là tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thì Chương 3 lại trập trung nêu ra các giải pháp góp phần vào cơng cuộc

đấu tranh phịng, chống tội trộm cắp tài sản, những biện pháp mang tính chất thiết thực và phù hợp với tình trạng huyện Sa Thầy hiện nay. Qua chương này, cũng mong người nhân có ý thức hơn trong việc bảo quản tài sản của mình và mỗi người có cái nhìn sâu hơn về việc phạm tội có ảnh hưởng như thế nào đến chính bản thân, gia đình và xã hội. Mỗi người hãy cùng chung tay góp sức xóa bỏ các tệ nạn ra khỏi xã hội, để môi trường sống của chúng ta được trong sạch, lành mạnh và tốt đẹp hơn.

Là một sinh viên năm cuối của trường Đại học Đà Lạt, sắp phải bước qua một chặn đường đầy khó khăn và thử thách mới thì em phải nắm vững về các kiến thức pháp luật để áp dụng vào đời sống, có nhận thức đúng đắn về hành vi của mình để khơng phải sa bước vào các con đường tệ nạn, sống lạnh mạnh và có ích cho bản thân, gia đình và xã hội

KẾT LUẬN

Với nội dung mà chun đề đã phân tích ở trên, chúng ta có thể đi đến một số kết luận như sau:

Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Sa Thầy từ năm 2014- 2018 diễn ra rất phức tạp, có năm tăng, có năm giảm, nhung nhìn chung là đều có xu hướng gia tăng so với nhưng năm trước. Đây là loại tội phạm chiếm tỷ lệ khá cao so với các tội phạm hình sự nói chung trên địa bàn huyện Sa Thầy, chúng thường hành động theo nhóm với , tính chất và mức độ ngày càng nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị của huyện Sa Thầy nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung.

Sự gia tăng về số lượng, tính chất cúng như mức độ nguy hiểm của tội trộm cắp tài sản chủ yếu là do nguyên nhân về kinh tế-xã hội; văn hóa, giáo dục. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo sự phân hóa giàu nghèo, sự xuống cấp về đạo đức, văn hóa giáo dục. Đối với sự chuyển biến về nên kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải kịp thời đưa ra các chính sách quản lý, chính sách pháp luật sao cho phù hợp nhất với sự phát triển đó. Tuy nhiên, sự lỏng lẻo trong công tác quản lý đã tạo nên một lỗ hổng để bọn phạm tội lợi dụng phạm tội.

Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Sa Thầy trong những năm 2014-2018 đã đạt được kết quả nhất định, trong đó có sự đóng góp tích cực của Cơ quan cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân nhân huyện Sa Thầy.

Để khắc phục những nguyên nhân làm hạn chế kết quả của cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp như: phát triển kinh tế gắn liền với chính sách xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học cả về trình độ văn hóa, pháp luật; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh trật tự; Các cấp các nghành như Cơng an, Sở văn hóa thơng tin, Sở giáo dục, Tòa án, Viện kiểm sát,…cần phải nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trị của mình trong cơng tác phịng chống loại tội phạm này.

Trong quá trình thực tập tại đơn vị Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích cho chuyên đề và cho con đường sắp tới của mình. Ngồi những kiến thức chun mơn, em cịn học

hỏi được kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong công việc, xử lý tốt hơn những tình huống thường gặp trong thực tế. Đồng thời, em cũng hiểu được phần nào công việc của các anh chị ở cơ quan, nó có sự khác biệt hơn so với lý thuyết và đây cũng là một phần lý do mà sinh viên nên đi thực tập.

Qua quá trình thực tập, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các cơ chú, các các anh trong đơn vị, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập phát huy tốt những kiến thức đã học để có thể vận dụng một cách linh hoạt vào công việc. Đây thực sự là một trải nghiệm bổ ích và thú vị, không chỉ giúp cho sinh viên được vận dụng lý thuyết vào thực tế cuộc sống mà cịn giúp cho sinh viên có thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống và cuộc sống sau này.

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới quý thầy cô, giảng viên khoa Luật học – trường Đại học Đà Lạt đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian qua để bản thân khơng ngừng hồn thiện, hồn thành tốt chặn đường đã lựa chọn. Em xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Loan – Tiến sĩ khoa Luật học trường Đại học Đà Lạt và các cơ chú, anh chị cán bộ Tịa án nhân dân huyện Sa Thầy đã tạo điều kiện cho em được thực tập, chỉ dẫn cho em những công việc trong đơn vị mà bản thân em chưa bao giờ được thực hành qua.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật hình sự năm 1985.

2. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 3. Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. 4. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

5. Bộ luật dân sự năm 2015.

6. Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2016.

7. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc hướng dẫ áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999.

8. Bản án số 09/2018/HSST ngày 15 tháng 09 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy.

9. Bản án số 16/2018/HSST ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy.

10. Bản án dố 21/2018/HSST ngày 13 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy.

11. Bản án số 25/2018/HSST ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy

12. Đường link tham khảo: https://baomoi.com/cu-nhan-luat-that- nghiep-di-trom-cho/c/20492742.epi.

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện sa thầy tỉnh kon tum giai đoạn năm 2014 2018 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)