Đọc tác phẩm văn học, người đọc có thể hình dung ra được các nhân vật như đang hoạt động, đang hiện diện. Đó là kết quả của q trình xây dựng nhân vật. Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng, phong phú. Mỗi nhà văn có một đường hướng riêng, cách thức riêng trong miêu tả nhân vật. Mỗi phương pháp nghệ thuật, mỗi giai đoạn lịch sử cũng có những cách thức miêu tả nhân vật không giống nhau. Đối với mỗi loại hình nhân vật cũng có biện pháp miêu tả phù hợp. Do đó, ở đây chỉ có thể nêu biện pháp xây dựng nhân vật chung nhất mà nhà văn có thể sử dụng.
1. Nhân vật trước hết được miêu tả bằng các chi tiết nghệ thuật. Các chi tiết nghệ thuật thể hiện các phương diện khác nhau của nhân vật từ chân dung ngoại hình cho đến tính cách, nội tâm, từ hành động cho đến ngôn ngữ. Qua các chi tiết, nhân vật dần dần hiện lên và dần dần bộc lộ ra các nét khác nhau của tính cách.
Để miêu tả ngoại hình, cÿc chi tiết dừng lại ở việc miêu tả áo, quần, mặt mũi, chân tay, ánh mắt, nụ cười... Mỗi nét ngoại hình này khơng chỉ gợi lên sự hình dung về dáng vẻ nhân vật như thế nào mà cịn gợi lên cả tâm tính, bản chất bên trong của nhân vật. Cái vẻ "mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao" tố cáo cái "trai lơ" của Mã Giám Sinh. Hình ảnh "Thoắt trơng nhờn nhợt
màu da", với cái dáng "ăn gì to lớn đẫy đà làm sao" cũng phần nào nói lên cái
tâm địa bên trong của mụ trùm lầu xanh Tú Bà. Nhà văn miêu tả ngoại hình "trơng mặt" bên ngồi để bắt cái "hình dong" bên trong của nhân vật. Khi Nguyễn Cơng Hoan nhìn một ơng quan: "Quan lại có hình thể khác hẳn, vì ở ngài cái gì cũng cong, từ cái sống mũi tới cái lương tâm, từ cái lưng đến cách xử kiện" (Nguyễn Công Hoan - Đàn bà là giống yếu) thì tác giả đã qua cái "cong" của hình thể để nói lên cái "cong" của nhân cách quan phụ mẫu.
Để miêu tả nội tâm, các chi tiết thường dừng lại ở những suy tư, dằn vặt, những cảm xúc, xúc động của nhân vật. Có lẽ hơn ở đâu hết, các phương tiện văn học có khả năng vô tận trong việc thể hiện thế giới nội tâm của con người. Tuy nhiên, về phương diện này không phải bao giờ trong văn học cũng giống nhau. Trong các giai đoạn phát triển đầu tiên của văn học, tâm lí nhân vật khơng được miêu tả, các nhân vật chỉ hành động mà ít dừng lại suy tư. Phải đến những giai đoạn văn học về sau tâm lí nhân vật mới được miêu tả. Thoạt đầu chỉ là việc miêu tả các trạng thái tình cảm, cảm xúc. Kiểu như nỗi đau của Pariam khi phải chứng kiến cái chết của con mình Hecto: "Tơi đang chịu đựng một điều mà trên đời này chưa ai phải chịu đựng" (Iliad). Phải đến giai đoạn phát triển của chủ nghĩa hiện thực qua sáng tác của các nhà văn như F. M. Dostoevsky, G. Flaubert, L. Tolstoi mới xuất hiện "biện chứng pháp tâm hồn"...
vật, đồ dùng, nhà cửa. Cảnh buổi sáng khi Chí Phèo tỉnh rượu, cảnh chiều hơm Kiều ngồi trước lầu Ngưng Bích đều nhuốm màu sắc tâm trạng của những nhân vật này.
Các chi tiết cũng góp phần khắc họa nhân vật qua miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Từ chi tiết "Grandet nói lắp bắp một cách khó nhọc" và "thường thường ơng dùng bốn câu chính xác như bốn cơng thức đại số để giải quyết tất cả những khó khăn trong việc mua bán, việc đời: "Tôi không biết, tôi không thể, tôi không muốn, chúng ta sẽ xem thế nào"... cho đến từ "tây" trong mỗi câu nói của Nghị Quế: "Đồng hồ Tây có bao giờ sai", "Thời Tây bây giờ thì giờ là vàng là bạc"... đều gợi cho người đọc rất nhiều trong việc hiểu tính cách những nhân vật này. Từ hành động Grandet làm phép tính lời lãi ngay trên tờ báo đăng tin em chết cho đến hành động "súc miệng òng ọc rồi nhổ toẹt xuống nền nhà" của Nghị Quế đều là những chi tiết rất đắt trong việc khắc họa nhân vật.
Nhân vật văn học còn được thể hiện qua những mâu thuẫn, xung đột, sự
kiện. Đặt nhân vật vào mâu thuẫn, xung đột hay sự kiện nào đó, là cơ sở để bộc
lộ phần sâu kín nhất của bản chất nhân vật. Sự kiện Lục Vân Tiên bị mù đã làm bật ra bộ mặt tráo trở của cha con Võ Thể Loan. Sự kiện Maslova bị bắt, bị xử án đã thức tỉnh làm "sống lại" Nekhliudov v.v...
Trong cuộc đời có biết bao nhiêu sự biến, trong văn chương cũng có bấy nhiêu sự kiện. Có những sự kiện mang tầm vóc lịch sử như chiến tranh, cách mạng, có sự kiện liên quan đến cộng đồng như hạn hán, lũ lụt, mất mùa, lại có những sự kiện liên quan đến mỗi người: chia li, gặp gỡ, yêu đương, thù hận, chết chóc, sinh nở, đỗ đạt... Mỗi sự kiện, mỗi xung đột lại làm lộ ra từng phần một tính cách các nhân vật. Trong Con đường đau khổ của A. Tolstoi, tính cách của nhân vật được soi sáng chủ yếu qua những sự kiện trọng đại của lịch sử của nước Nga: Đại chiến thế giới, cách mạng tháng Mười, những năm nội chiến... trải qua "con đường đau khổ" để tìm một con đường đi đúng nhất. Trong Anna
Karenina thì lại khác, nhân vật được bộc lộ trong những sự kiện có tính chất
đời thường của con người: yêu đương, cưới hỏi, ngoại tình, tự tử...
Nhân vật cịn có thể được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật khác, của những người xung quanh, qua hồn cảnh sống... Nhân vật cũng có thể được thể hiện bằng các phương tiện khác của văn học như qua lời văn, kết cấu, loại thể. Những phương tiện này càng làm phong phú thêm các phương thức khắc họa nhân vật.
2. Một phương diện khác cần được chú ý là ở những loại hình nhân vật khác nhau, có những phương thức xây dựng khác nhau phù hợp với đặc điểm của loại hình nhân vật. Chẳng hạn xây dựng nhân vật chính khác xây dựng
nhân vật phụ, nhân vật chính diện khác với nhân vật phản diện, nhân vật chức năng khác với nhân vật tính cách.
Với nhân vật chính là loại nhân vật chủ chốt trong tác phẩm, do đó có thể dành nhiều trang cho sự xuất hiện của nhân vật ở những chỗ trọng yếu nhất. Ngược lại, nhân vật phụ chỉ xuất hiện ít, nhưng phải miêu tả sao cho sự xuất hiện có ý nghĩa mà khơng lấn át nhân vật chính, cịn phải góp phần soi tỏ nhân vật chính.
Hoặc với nhân vật trữ tình khi miêu tả thường lại phải chú ý tới các trạng thái cảm xúc, các nỗi niềm. Các nhân vật tự sự lại chú ý nhiều hơn đến các sự kiện, hành động mà nhân vật tham gia, những suy tư trăn trở mà nhân vật bộc lộ. Với nhân vật chức năng chú ý các chi tiết tạo nên "chức năng" nhân vật. Với nhân vật "loại hình" lại phải chú ý chi tiết đặc trưng cho "loại" mà nhân vật thể hiện.
Các thời đại khác nhau cũng có những cách thức xây dựng nhân vật khác nhau. Trong văn học dân gian chẳng hạn hầu như nhân vật không được miêu tả tâm lí. Do vậy nhân vật khơng biết "nhớ lại", khơng có "hồi ức". Nhân vật bộc lộ chủ yếu trong hành động. Ở chủ nghĩa hiện thực, tâm lí lại trở thành một nét chủ đạo trong miêu tả nhân vật. Thậm chí có khi "biện chứng pháp tâm hồn" còn được xem là nguyên tắc cao nhất trong việc xây dựng nhân vật. Trong văn học lãng mạn người ta lại chú ý những nét có tính chất lí tưởng hóa nhân vật v.v...
Có thể nói phương tiện xây dựng nhân vật cũng như các biện pháp xây dựng nhân vật rất phong phú. Sự đa dạng và loại hình nhân vật cũng địi hỏi có những phương thức miêu tả phù hợp. Tìm hiểu thế giới phong phú và đa dạng của nhân vật là cần thiết, bởi lẽ qua đó sẽ hiểu được nội dung nghệ thuật mà nó khái quát.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Nhân vật văn học là gì ? Trình bày các cách phân loại nhân vật.
2. Nêu và phân tích các biện pháp xây dựng nhân vật. Lấy dẫn chứng trong một số tác phẩm để minh họa.
3. V.G. Bielinsky cho rằng một nhân vật xây dựng thành công là "một người lạ mà quen biết". Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
------
(1) Tơ Hồi – Sổ tay viết văn – NXB Tác phẩm mới, H. 1977, tr. 127. (2) Tơ Hồi – Sổ tay viết văn – Sđd, tr. 126.
(3) Hồng Phủ Ngọc Tường – Lẽ cơng bằng – Văn nghệ số 1 – 2 ra ngày 9/1/1988, tr. 3.
Chương ba:
CHI TIẾT, TÌNH TIẾT, TRUYỆN VÀ CỐT TRUYỆN