II. LỜI VĂN NGHỆ THUẬT
4. Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật
Bất cứ hệ thống lời văn, lời nói nào cũng được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định. Lời văn khoa học được tổ chức theo những nguyên
tắc nhằm bảo đảm cho nội dung các khái niệm được truyền đạt một cách chính xác, chặt chẽ. Lời văn các văn bản luật pháp, các văn bản hành chính thường được tổ chức sao cho chỉ có thể hiểu theo một nghĩa duy nhất. Lời văn nghệ thuật được tổ chức trước hết tuân theo các nguyên tắc tạo lời văn nói chung. Nhưng là một hiện tượng sáng tạo thẩm mĩ, lời văn còn được tổ chức theo những nguyên tắc đặc thù phù hợp với tính chất nghệ thuật của nó. Theo đó, lời văn nghệ thuật được tổ chức theo các nguyên tắc sau đây.
a. Trước hết người ta thường tổ chức lời văn nghệ thuật thành các
dạng văn khác nhau. Phổ biến nhất có các dạng như văn xi, văn vần, đối
thoại...
Văn xuôi là loại văn dùng nhiều nhất trong các tác phẩm truyện như
tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn... Có khi người ta dựa trên kiểu lời văn này để gọi thành một loại thể (loại văn xuôi).
Văn vần là loại lời văn đặc biệt. Văn vần thường chia dòng, giữa các
dòng được nối kết bởi một vần hay nhiều vần. Chẳng hạn:
Ngẫm xem thiên đạo chí cơng Dở hay cũng bởi rong lịng mà ra
Phạm Cơng Cúc Hoa
Văn vần được sử dụng nhiều trong thơ. Cho nên đôi khi người ta lẫn văn vần với thơ, cứ tưởng tổ chức lời văn thành vào vần là thành thơ. Kịch, truyện nhiều khi cũng được viết bằng văn vần. Trong những trường hợp này gọi là kịch thơ, truyện thơ...
Dạng văn đối thoại chủ yếu dùng trong kịch bản văn học. Ở đó lời
văn chủ yếu được tạo nên bởi các câu thoại giữa các nhân vật. Chẳng hạn dưới đây là một đoạn đối thoại trong bi kịch Âm mưu và tình yêu của Sille :
TỂ TƯỚNG : - Nhân danh Hồng thân, hãy bắt chúng nó đi! Thằng kia, tránh xa con đĩ ấy ra! Bắt lấy nó, dù nó ngất hay nó tỉnh... Khi nào vịng sắt đeo vào cổ nó rồi, thì người ta sẽ có cách dùng đá ném cho nó tỉnh lại.
BÀ MINLE... - Trăm lạy Đức ông, xin ngài thương chúng tôi! Xin ngài thương chúng tôi?
MINLE : - Này mụ già ! Hãy quì gối trước mặt Chúa, đừng quì gối trước mặt lũ vơ lại. Đằng nào thì ta cũng xuống ngục tối rồi.
Ngoài các dạng văn trên ở ta và một số nước khác có loại văn biền
lời văn này câu văn được tổ chức thành các vế sóng đơi đối nhau từng cặp như:
Thuyền bè muôn đợi, tinh kỳ phấp phới Hùng hổ ba quân, giáo gươm sáng chói
TRƯƠNG HÁN SIÊU - Bạch Đằng giang phú b. Cùng với việc tổ chức lời văn thành các dạng văn, phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật còn được thể hiện cách tổ chức trần thuật, miêu tả. Chức năng của lời văn nghệ thuật là nhằm miêu tả thế giới nghệ thuật trong cái cảm tính, cụ thể sinh động của nó, chứ khơng phải trình bày khái niệm một cách trừu tượng. Do vậy lời văn phải được tổ chức sao cho việc thể hiện thế giới nghệ thuật trở nên cụ thể, rõ nét. Nhờ đó, thế giới nghệ thuật được miêu tả ngoài ý nghĩa khái quát bao giờ cũng hiện ra sinh động, cảm tính. Để miêu tả nỗi nhớ tình yêu Chế Lan Viên viết: "Anh bỗng
nhớ em như đông về nhớ rét" (Tiếng hát con tàu). Anh nhớ em như thế nào
khó xác định nhưng nhờ cụ thể hóa "như đơng về nhớ rét" nên đã được xác định. Đó là một nỗi nhớ vừa tất yếu, vừa da diết.
Cùng với sự cụ thể hóa nhà văn thường tỉnh lược đi một số phương diện nào đó trong miêu tả. Nhà văn không tạo ra dạng lời văn đầy đủ "có đầu, có đi" như trong văn khoa học, mà thường chỉ tập trung vào một số điểm nào đó mà thôi. Miêu tả bước đường công danh của Nghị Quế. Ngô Tất Tố viết: "Nhà ông đời đời phát về bên hào. Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng rồi cơm rượu, bị lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viên" (Tắt đèn). Cả con đường để đạt đến công danh của Nghị Quế tác giả tỉnh lược hết, nhưng lại tập trung vào hiệp sức của cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh. Qua đấy người đọc có thể hình dung con đường cơng danh thật sự của Nghị Quế như thế nào.
Lời văn nghệ thuật truyền đến cho người đọc một điểm nhìn cá thể hóa đối với sự miêu tả. Đó là điểm nhìn hoặc là của người trần thuật, hoặc là của nhân vật hoặc là đan xen cả hai. Lời văn nghệ thuật luôn luôn biểu hiện là lời của ai đó. Đó là loại lời văn "có chủ", khơng như phương thức tổ chức nhiều loại lời văn khác, thường là "vô chủ". Chẳng hạn trong Chí
Phèo mở đầu là tác giả đang trần thuật: "Hắn vừa đi vừa chửi...". Nhưng
liền sau đó, điểm nhìn đã được trao cho nhân vật: "A thế có phí rượu khơng ?" Rồi lại lời tác giả... Sự đan xen này tạo cho người đọc như vừa đứng ngồi quan sát sự việc, lại như xen vào bình luận tham gia câu chuyện.
Mỗi nhà văn qua điểm nhìn cá thể hóa, tạo nên "bút lực" của mình, cuốn hút người đọc tham gia vào câu chuyện, tình điệu, cảm xúc của tác phẩm.
Điểm nhìn cá thể hóa của lời văn phụ thuộc vào quan niệm của nhà văn đối với thế giới, phụ thuộc vào thời đại và ý đồ sáng tác của tác giả. Xem xét lời văn nghệ thuật trên phương diện này thấy được đặc điểm văn phong của mỗi tác giả. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong Truyện
Kiều tương ứng với hai kiểu nhân vật (những "đấng bậc" và "qn vơ
lồi") Nguyễn Du đã miêu tả theo những nguyên tắc khác nhau. Lời văn của Nam Cao thường dùng đầy những triết luận, đầy sự đay đi đay lại tạo nên mạch văn đầy suy tư, dằn vặt, trăn trở. Lời văn của Nguyễn Công Hoan đầy những tiếng nhại, tiếng rủa, tiếng mỉa, lời pha trò tạo nên lối văn trào lộng, mỉa mai. Lời văn Xuân Diệu ào ạt, mãnh liệt, tràn trề cả niềm vui, lẫn nỗi buồn...
Phương thức tổ chức lời văn còn do nhiều nguyên tắc khác chi phối như các nguyên tắc về loại văn, thể văn, các đặc trưng về thời đại, trường phái, phong cách nghệ thuật v.v... Nắm được các phương thức tổ chức lời văn mới có thể nhận ra được vẻ đẹp của nó, nhờ đó mới có thể hiểu được cái sâu sắc, cái hay của văn chương.