Nói tới kịch là nói tới xung đột. Aristote đã cho rằng kịch sẽ trở nên vô nghĩa nếu khơng có xung đột và những tình huống éo le. Cịn G. Hegel trong
Mĩ học thì quan niệm “tình thế giàu xung đột là ưu tiên của nghệ thuật kịch”
(2). Sau này, nhiều nhà lí luận, nhiều nhà viết kịch đều quan niệm xung đột như là một yếu tố thiết yếu của kịch. A. Fadeev cho “xung đột là cơ sở của kịch”, cịn A. Lunachasky thì khẳng định “những vở kịch khơng có sự phát triển của sự kiện, khơng có sự xung đột của các mâu thuẫn chỉ có thể là những vở kịch tồi”.
Xung đột là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các tính cách trong một vở kịch. Chính nó tạo nên kịch tính cho một vở kịch. Ngay cả yếu tố có kịch tính trong tác phẩm tự sự hay trữ tình cũng được bắt nguồn từ các xung đột. Như đoạn cảnh mua bán ở nhà Nghị Quế trong Tắt
đèn, hay nhiều đoạn trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tây du kí của Ngơ
Thừa Ân rất giàu tính xung đột, do mâu thuẫn phát triển cao đến xung đột. Và trong thực tế nhà viết kịch khi muốn chuyển thể một tác phẩm tự sự sang một
kịch bản văn học vẫn thường chọn những đoạn, những sự kiện giàu xung đột, bởi ở đó có khả năng tập trung kịch tính nhiều hơn cả.
Nhờ xung đột thúc đẩy, hành động kịch mới phát triển, tính cách của các nhân vật mới được bộc lộ. Qua sự lựa chọn và giải quyết xung đột thấy được tư tưởng nghệ thuật của vở kịch.
Xung đột kịch bao giờ cũng mang ý nghĩa xã hội và ý nghĩa thời đại. Bi kịch của Othello và Decsdemona trong Othello của W. Shakespeare, trước hết là những bi kịch của cá nhân. Nhưng bi kịch đã mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Vở kịch tố cáo chủ nghĩa cá nhân tư sản mà đại diện là Yago đã làm cho những lí tưởng tốt đẹp chỉ cịn là những ảo tưởng. Vở kịch kêu gọi con người hãy cảnh giác. Xung đột kịch mỗi thời mỗi khác. Trong bi kịch cổ đại Hi Lạp xung đột thường gặp là xung đột giữa con người và số mệnh. Ngay đến cả thần thánh Dớt cũng bị số mệnh đe dọa (Prometheus bị xiềng). Trong thời Phục Hưng đó là xung đột giữa chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa cá nhân tư sản, các thế lực phong kiến, đồng tiền, tôn giáo. Các bi kịch của W. Shakespeare như Romeo và
Juliet, Hamlet, Vua Lear, Macbet hay các bi kịch của Sinle như Âm mưu và tình yêu, Người thiếu nữ ở Orléans, Những tên cướp đều nằm trong xung đột này…
Các xung đột trong kịch hiện đại thường xoay quanh xung đột giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác…
Xung đột kịch có thể nhiều phạm vi và nhiều cấp độ khác nhau, xung đột nội tâm trong một tính cách, xung đột giữa các tính cách và hồn cảnh… Nhưng tập trung và tiêu biểu hơn cả là xung đột giữa các lực lượng xã hội.
Ở các thể loại kịch khác nhau cũng có những kiểu xung đột khác nhau. Trong các bi kịch và các “hài kịch cao cả” (chữ dùng của D. Boileau) thường là những xung đột nghiêm trang và lớn lao, còn ở hài kịch, hề kịch (Farce) xung đột lại là những hiểu lầm, những hiềm khích ngộ nghĩnh giữa các nhân vật…
Xung đột kịch làm cho kịch có tính sân khấu. Nhờ có xung đột mà vở kịch có thể diễn được, thành “kịch” được. Nếu kịch khơng có xung đột thật sự, thì dễ trở thành những “hoạt cảnh” nhạt nhẽo mà thôi.