NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC

Một phần của tài liệu li luan van hoc - tac pham van hoc (Trang 51 - 54)

Như đã trình bày trong phần mở đầu sự hiểu biết tác phẩm văn học trên tất cả các cấp độ ngơn từ, hình tượng, kết cấu mục đích cuối cùng nhằm đạt đến sự cắt nghĩa tác phẩm trên cấp độ chỉnh thể. Khảo sát văn bản tác phẩm, lời văn nghệ thuật cho đến nhân vật, cốt truyện, sự kiện, chủ đề, đề tài, cảm hứng... về thực chất là đã cắt nghĩa tác phẩm ở các cấp độ và các phạm vi khác nhau. Sự lĩnh hội tác phẩm khơng dừng lại ở việc

phẩm bình câu hay từ đắt, khơng dừng lại ở cái éo le hấp dẫn của cốt truyện, tính nghệ thuật của kết cấu mà phải đạt đến sự "giải mã" ý nghĩa tác phẩm. Tất nhiên, sự "giải mã" tác phẩm không thể không bắt đầu từ các yếu tố cụ thể đó.

Ý nghĩa tác phẩm thường được lí giải khơng đồng nhất trong các thế hệ độc giả khác nhau. Ngay trong cùng thế hệ sự lĩnh hội ở mỗi người đã khơng hồn tồn giống nhau. Sự không đồng nhất này không phải bắt nguồn từ sự tùy tiện, gán ghép của độc giả, hay "đồng sáng tạo" của họ như một số nhà lí luận phương Tây hiện đại quan niệm mà bắt nguồn từ tính đa nghĩa của tác phẩm. Mỗi tác phẩm văn học thường mang những nghĩa khác nhau không giới hạn trong một ý nghĩa nhất định nào đó như đáp số một bài tốn. Tính đa nghĩa của tác phẩm bắt nguồn từ đặc trưng của nội dung hình tượng, từ khả năng tiềm tàng của nội dung tác phẩm. Như đã biết, tác phẩm là sự nhận thức, khám phá hiện thực thông qua sự khái quát của nhà văn. Từ hiện thực, nhà văn khái quát trình bày cuộc sống trong một cấu trúc mới phù hợp với ý tình định nói. Ở cấu trúc mới này nhà văn nêu lên một hệ thống đề tài, chủ đề, cảm hứng, tình điệu nhất định. Nhưng bản thân cái hiện thực được tái hiện ở đây thông qua tác phẩm đã trở thành một chỉnh thể có ý nghĩa nội tại của nó. Tự nó có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa khác nhau, thậm chí cả những ý nghĩa khách quan được tốt ra từ hình tượng mà nhà văn khơng ngờ tới. Tiếp xúc tác phẩm, người đọc lại cấu tạo lại nó theo một cái nghĩa mà mình xác định trên cơ sở những tín hiệu hình tượng mà tác phẩm thể hiện. Theo đó, người đọc có thể phát hiện, cắt nghĩa đầy đủ các lớp ý nghĩa của tác phẩm. Tuy tác phẩm văn học đa nghĩa, nhưng là sự đa nghĩa trong giới hạn của hình tượng, trong giới hạn của nội dung và hình thức tác phẩm, chứ khơng phải có thể gán ghép cho nó bao nhiêu nghĩa cũng được. Có đứng trên phương diện ý nghĩa của tác phẩm mới thấy giá trị của các yếu tố khác trong tác phẩm. Một lời văn tài nghệ, một cốt truyện hấp dẫn, một kết cấu độc đáo, một hệ thống các nhân vật đặc sắc sẽ chẳng là gì cả nếu khơng nhằm nêu lên một ý nghĩa nào đó. Và chính các yếu tố đó tạo nên sự sâu sắc của ý nghĩa tác phẩm. Đọc tác phẩm, tiếp nhận tác phẩm là phải vượt qua ngơn từ, hình tượng, tổ chức tác phẩm để nắm được ý nghĩa mà tác phẩm thể hiện. Cắt nghĩa, đồng cảm, cảm nhận tác phẩm qua ý nghĩa của nó là con đường tiếp cận tác phẩm ở cấp độ chỉnh thể.

1. Đề tài văn học là gì ? Trình bày các đặc điểm của đề tài.

2. Chủ đề là gì ? Xác định chủ đề trong một số tác phẩm văn học cụ thể.

3. Tại sao tác phẩm văn học lại đa nghĩa ? -----------------------------

(1) Trần Đình Sử, Phượng Lưu, Nguyễn Xuân Nam – Lý luận văn học, tập 2, Sđd, tr. 37.

(2) Quan niệm của A.Esannec, tác giả chương IV : Nội dung và tư tưởng

của tác phẩm văn học trong sách Dẫn luận nghiên cứu văn học tập 1, Sđd, tr.

139.

(3) Gamzatov – Daghéstan của tơi – NXB Cầu vịng, Moskova, 1984, tập 1, tr. 136.

(4) Gamzatov – Daghéstan của tơi – NXB Cầu vịng, Moskova, 1984, tập 1, tr. 125.

(5) Gamzatov – Daghéstan của tôi – NXB Cầu vòng, Moskova, 1984, tập 1, tr. 139.

(6) Tố Hữu – Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa – NXB Sự thật, H. 1982, tr. 139.

(7) K. Marx, F. Engels, V. Lênin – Về văn học nghệ thuật – NXB Sự thật, H. 1977, tr. 470.

(8) Ngun lí “tảng băng trơi” là u cầu đối với tác phẩm văn học do E. Hemingway (1899 – 1961) một nhà văn Mỹ đề xướng. Theo ông, tác phẩm văn học phải là một “tảng băng trơi” bảy phần chìm, chỉ một phần nổi. Nhà văn khơng nên làm cái loa phát ngơn tư tưởng của mình, mà tư tưởng đó bộc lộ qua hình tượng.

(9) Sedrin – Bàn về văn học – NXB Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, Moskva, 1962, tr. 479, trích lại theo Lí luận văn học, tập 2, Sđd, tr. 51.

Phần thứ hai

CÁC YẾU TỐ CỦA CHỈNH THỂ TÁC PHẨM

Chương một:

VĂN BẢN NGÔN TỪ CỦA TÁC PHẨM VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu li luan van hoc - tac pham van hoc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)