Tổng quan thị trường nước uống đóng chai tại Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA NHÃN HÀNG AQUAFINA (Trang 28 - 29)

3.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI VIỆTNAM NAM

Từ tháng 4 năm 2016, nước ta tiến hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Tính đến năm 2019, mặc dù mơi trường kinh tế tồn cầu trở nên thách thức hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền sản xuất định hướng xuất khẩu. Nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế cũng tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Năm 2020, tình hình đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp và lan rộng khắp toàn cầu, Việt Nam là nước chịu tác động mạnh và trực tiếp, cả phía cầu và cung. Dù là một trong số ít các nước kiểm sốt dịch tương đối thành cơng, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi tăng trưởng GDP quý II chỉ đạt 0,36% và 6 tháng đầu năm đạt 1,81% - mức thấp nhất trong 10 năm qua, song vẫn là một trong số ít quốc gia có được mức tăng trưởng dương.

Báo cáo mới nhất của Cơng ty nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam (2020) (trích dẫn trong bài viết của Tô Linh, 2020) cho biết, tác động của dịch Covid-19 đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng và chuyển động bán lẻ của 4 thành phố lớn, gồm: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Cụ thể, tác động ban đầu rõ nhất là kỳ vọng tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nền kinh tế Việt Nam cho thấy những triển vọng lạc quan trong năm 2019 với GDP vượt chỉ tiêu 6.8% đã đề ra, CPI được kiểm soát tốt cùng với tăng trưởng hai con số từ doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự xuất hiện không mong muốn của dịch Covid-19 từ cuối tháng 1/2020, đời sống của người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế và mức lạm phát được ghi nhận cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tăng trưởng chậm. Mặc dù ghi nhận con số ấn tượng trong năm 2019, tăng trưởng FMCG hai tháng đầu năm 2020 có sự chậm lại ở mức 5.2%. Các ngành hàng chính như sữa và sản phẩm từ sữa, thực phẩm đóng gói, sản phẩm chăm sóc cá nhân tiếp tục đóng góp lớn vào mức tăng của thị trường khi có mức tăng lần lượt 8,5%; 10,8% và 14,5%. Trong khi đó, đồ uống giảm đáng kể (- 6,8%), một phần có thể do hạn chế việc đi lại, tham quan du lịch, tụ họp bạn bè cũng như nhu cầu tiệc tùng giảm và ưu tiên bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch.

Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng tác động mạnh đến chi tiêu trữ hàng trong mùa dịch. Với tâm lý lo lắng và hoang mang trong giai đoạn dịch bùng phát, người tiêu dùng bắt đầu chủ động tăng cường mua sắm và dự trữ hàng hóa tiêu dùng nhanh. Thức uống là ngành hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong mùa dịch trong khi các ngành hàng khác đều tăng trưởng hai con số. Cụ thể, tiêu dùng thức uống giảm 14,1%; sữa và sản phẩm từ sữa tăng

10,3%; thực phẩm đóng gói tăng 26,2%; sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 29%; sản phẩm chăm sóc gia đình tăng 11,4%.

Hiện nay, theo đánh giá của nhiều hệ thống bán lẻ, thực phẩm và đồ uống là hai ngành có sự tăng trưởng khá ổn định. Đây đều là những ngành hàng cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày và trực tiếp cho người tiêu dùng. Thông thường, cứ 10 giỏ hàng ở siêu thị, sẽ có 4-5 giỏ hàng xuất hiện các sản phẩm nước đóng chai, đánh giá của giám đốc marketing một hệ thống bán lẻ tại TP.HCM cho thấy sức nóng tăng trưởng của ngành hàng này.

Tại Việt Nam, theo Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (2019), doanh thu thị trường nước đóng chai tại Việt Nam đạt 449 triệu USD trong năm 2018 và thị trường này được kỳ vọng tăng trưởng kép hàng năm (CARG), ở mức 12,5%, trong những năm 2018- 2021. Khảo sát tại các hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ dễ dàng nhận thấy, bên cạnh các sản phẩm cung cấp dưỡng chất năng lượng như nước trái cây, sản phẩm nước đóng chai hỗn hợp thì nước tinh khiết cũng bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh, do nhu cầu sử dụng nước uống của người tiêu dùng tăng nhanh.

Trước đây người tiêu dùng thường quan niệm: nước tinh khiết đóng chai cũng là nước, mua ở đâu cũng như nhau. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ, khả năng sản xuất ra các sản phẩm giữ được khoáng chất tốt cho sức khoẻ đã khiến người tiêu dùng bắt đầu thay đổi quan điểm này.

Hiện tại, dù chưa có một số liệu chính thức nào, song sự chuyển dịch về nhu cầu sử dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe đã khiến thị trường nước đóng chai ngày càng đa dạng, sức hấp dẫn tăng trưởng của ngành đã thúc đẩy thêm nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm. Bên cạnh các dòng sản phẩm nước tinh khiết đóng chai thì đã có rất nhiều loại nước khống, nước suối có khống… đóng chai được sản xuất và cung ứng trên thị trường.

Hiện nay, ngoài các nhãn hiệu phổ biến như Aquafina, Lavie, Vĩnh Hảo, Satori,… trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nước đóng chai của các cơ sở tư nhân, không rõ nguồn gốc xuất xứ, một số sản phẩm nhái, lấy tên theo các sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng: Leve, Leva, Aquafona… thậm chí nhái ln cả tên chính hãng rồi tung ra thị trường. Nếu chỉ nhìn qua, khách hàng rất có thể dễ bị nhầm lẫn bởi có rất nhiều điểm giống nhau in trên bao bì với cùng kích cỡ, dung tích. Những trường hợp sản xuất trái phép, sản phẩm không đảm bảo chất lượng như trên không chỉ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe người tiêu dùng, mà đồng thời ảnh hưởng đến hình ảnh các thương hiệu chính hãng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA NHÃN HÀNG AQUAFINA (Trang 28 - 29)