Trong việc thành lập ACFTA, không phải Trung Quốc và ASEAN khơng có những mục tiêu chính trị nằm sau hợp tác kinh tế và chính những mục tiêu này là nhân tố thúc đẩy hai khối này liên kết với nhau.
Trước hết là các nước trên thế giới đều muốn chống lại việc đẩy mạnh bành trướng của Mỹ để ngăn chặn âm mưu thiết lập một thế giới đơn cực. Muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hợp tác chống thế giới đơn cực, các nước có xu hướng thành lập những liên minh giữa những nước có nền chính
trị khác nhau, lấy lợi ích kinh tế, quốc gia, quốc tế làm cơ sở cho sự liên minh đó. Trung Quốc là một nước lớn, Trung Quốc cũng muốn khẳng định và củng cố vai trò trên trường quốc tế, tăng cường tiếng nói của mình trong khu vực và tồn thế giới.
Cịn về ASEAN, một mặt, những mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc có thể làm giảm áp lực mà một số nước ASEAN đang cảm nhận từ việc mở rộng cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ vào ASEAN. Mặt khác, ASEAN cũng muốn ngăn ngừa nguy cơ bành trướng quân sự của Trung Quốc đối với khu vực này và lôi kéo Trung Quốc vào hợp tác kinh tế là một cách để ASEAN ngăn chặn sự bành trướng này.
Hơn nữa, trong tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay, chủ nghĩa khủng bố đang lan tràn và trở thành hiểm họa và đe dọa không loại trừ bất cứ nước nào, thời gian gần đây, chống chủ nghĩa khủng bố đang trở thành một trong những chủ đề quan trọng được nhắc đến trong mọi diễn đàn hợp tác kinh tế của tất cả các khu vực. Về phía Trung Quốc và ASEAN cũng muốn đẩy mạnh hợp tác với nhau để tạo thành một sức mạnh chung trong cuộc chiến chống khủng bố của khu vực nói riêng và của tồn cầu nói chung.
Nói tóm lại, giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, ngồi những cơ sở thuận lợi về điều kiện địa lý, những đặc điểm tương đồng - bổ sung lẫn nhau, hai bên cịn thực sự có nhu cầu hợp tác để cùng phát triển. Đó là những yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định thành lập ACFTA, một khu mậu dịch tự do hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp đối với cả hai bên. Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ với các nước ASEAN vì: Thứ nhất, tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, thách thức ảnh hưởng của Nhật Bản và Mỹ ở Đông Nam Á; thứ 2, Trung Quốc muốn trấn an nhận thức về “mối đe dọa từ Trung Quốc” đối với các nước ASEAN; thứ 3, ASEAN có tầm quan trọng khơng chỉ là nơi nhập
khẩu hàng hóa của Trung Quốc mà còn là nơi cung cấp dầu mỏ và khí dốt cho Trung Quốc.
Cịn các nước ASEAN lại hy vọng nhiều vào xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Cạnh tranh với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc là rất lớn, vì vậy đây là sự thách thức. Nhưng thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng sẽ tạo ra sức hút về xuất khẩu. Trong bối cảnh muốn giảm bớt mức độ lệ thuộc quá nhiều vào Mỹ, lại đang phải đối mặt với thị trường trì trệ của Nhật Bản, ASEAN quan tâm nhiều hơn đến thị trường của Trung Quốc. ASEAN còn chú ý tới lĩnh vực đầu tư và du lịch từ Trung Quốc. Việc đạt được thỏa thuận khung FTA là nhờ sự nhất trí về lợi ích giữa hai bên cũng như thái độ tích cực của Trung Quốc hướng tới việc mở rộng thị trường hàng nông sản và phát triển kinh tế.
CHƯƠNG 2
TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN THÀNH LẬP, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA ACFTA CỦA ACFTA