Tác đợng có lợ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ. Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung QUốc - ASEAN (Trang 99 - 104)

Thứ nhất, Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được thành lập

góp phần thúc đẩy ngoại thương các nước ASEAN phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc của ASEAN vào thị trường bên ngoài. ACFTA tạo thuận lợi thâm nhập thị trường Trung Quốc khổng lồ, Trung Quốc là nước có số dân lớn nhất thế giới (khoảng 1,3 tỷ dân), quy mô kinh tế gần 2000 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại gần 1.3 tỷ USD, mang đến cơ hội mở rộng thị trường ngoại thương và thu hút đầu tư cho ASEAN sau khi gia nhập WTO. Tuy là nước đơng dân, nhưng nguồn lực tài ngun tính theo đầu người của Trung Quốc tương đối thấp, nên nhu cầu về tài nguyên trở nên cấp bách, nhất là trong thời điểm nền kinh tế phát triển nóng như hiện nay. Cịn các nước ASEAN lại là những nước hiện còn đang dựa chủ yếu vào tài nguyên và xuất khẩu hàng sơ cấp, điều đó đem lại cơ hội mở rộng thị trường ngoại thương. Thực tế trong thời gian qua đã chứng tỏ, sự hình thành Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc khiến cho các nhà sản xuất xuất khẩu của các nước ASEAN có cơ hội thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Việc thực hiện Chương trình thu hoạch sớm của ACFTA trong tháng 1 năm 2004, cũng như việc thực hiện chương trình giảm mức thuế quan tuân theo lịch trình hiệp định làm cho xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc không ngừng tăng lên. Việc gỡ bỏ các hàng rào thương mại, sẽ làm hạ thấp các chi phí giao dịch thương mại, đẩy nhanh hơn trao đổi thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, những lợi ích mà các nước ASEAN thu được từ ACFTA là khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng thâm nhập thị trường của từng nước và từng nhà sản xuất. Các nước thành viên cũ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ tự do hoá thương mại Trung Quốc - ASEAN, còn những nước thành viên ASEAN mới lại phải chịu sức ép nặng nề của hàng hoá giá rẻ Trung Quốc chiếm lĩnh trên thị trường này.

Trong những năm qua cơ cấu thương mại của Trung Quốc đối với các nước ASEAN chủ yếu buôn bán với các nước ASEAN cũ, đặc biệt hai nước Xingapo và Malaixia chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với ASEAN. Ngược lại, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Lào, Camphuchia và Myanma hầu như không đáng kể, kim ngạch buôn bán với Việt Nam cịn ít. Từ năm 2002, Trung Quốc nhập siêu với tất cả sáu nước thành viên ASEAN cũ, nhưng lại xuất siêu với cả 4 nước ASEAN mới [50;tr. 26 - 37].

Đối với ASEAN - 6, những mặt hàng chủ yếu của Trung Quốc đang có thuế suất thấp (phần lớn dưới 10%, nhiều mặt hàng là 0%). Ngược lại, những mặt hàng chủ yếu mà Trung Quốc nhập khẩu từ các nước ASEAN - 6 có thuế quan cao hơn nhiều. Do đó, hiệu quả ACFTA mang lại lớn hơn đối với các nước thành viên ASEAN cũ như Thái Lan, Malaixia, Philippin (các nước này tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc khi thuế quan phía Trung Quốc giảm), cịn hiệu quả của ACFTA đối với Trung Quốc thấp hơn các nước ASEAN - 6. Tuy nhiên, trong các ngành như đồ điện gia dụng, xe máy, ơtơ, máy tính cá nhân, máy in, thuế quan của ASEAN đối với hàng nhập các bộ phận, linh kiện từ Trung Quốc cịn cao, ít nhất cao hơn thuế suất áp dụng trong Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Do đó, ACFTA hình thành đã có tác dụng thúc đẩy Trung Quốc xuất khẩu các mặt hàng này sang ASEAN. Hiện nay, Trung Quốc và các nước ASEAN - 6 xuất và nhập cùng một loại mặt hàng, cả hai bên cùng xuất và nhập những mặt hàng trong nội bộ các ngành máy móc. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do các công ty đa quốc gia đã và đang xây dựng mạng lưới sản xuất tại châu Á, tuỳ theo từng đặc tính của mỗi linh kiện, bộ phận mà chọn địa điểm sản xuất ở từng nước khác nhau. Như vậy, nếu thuế quan giảm theo lộ trình của ACFTA, việc xây dựng mạng lưới sản xuất được thực hiện sẽ

dễ dàng hơn và hy vọng ngoại thương trong nội bộ từng ngành giữa Trung Quốc và ASEAN được triển khai mạnh mẽ hơn.

Mặc dù giữa Trung Quốc và ASEAN có sự cạnh tranh trên thị trường các nước thứ 3, nhưng tính bổ sung lẫn nhau giữa hai bên rất mạnh. Đặc biệt, trong ngành nông nghiệp, các nước ASEAN cần nhập khẩu các loại quả phương Bắc có xuất xứ từ Trung Quốc như quýt, lê, táo; còn Trung Quốc lại cần nhập khẩu một lượng lớn hoa quả nhiệt đới từ các nước ASEAN. Bên cạnh đó Trung Quốc cịn cần nhập khẩu một lượng lớn gạo từ Thái Lan. Mặt khác, Trung Quốc là một nước đông dân, nguồn lực tài nguyên tính theo đầu người tương đối thấp nên nhu cầu tài nguyên thiên nhiên trở nên cấp bách, nhất là trong thời điểm kinh tế phát triển như hiện nay. Trong khi đó, các nước ASEAN chủ yếu là những nền kinh tế hiện còn đang dựa chủ yếu vào tài nguyên và xuất khẩu hàng hoá sơ cấp. Như vậy, việc xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là cơ sở cho ASEAN mở rộng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - một thị trường đầy tiềm năng, thúc đẩy hơn nữa đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, giảm thiểu sự lệ thuộc lớn vào thị trường các nước phương Tây, từ đó có thể giảm thiểu những giao động của nền kinh tế do ảnh hưởng của thế giới bên ngoài gây nên. Trong năm 2001, kim ngạch thương mại của ASEAN đối với các nước khác giảm do nền kinh tế thế giới xấu đi, duy chỉ có thương mại của Trung Quốc với ASEAN là tiếp tục tăng trưởng đạt 41,61 tỷ USD [1].

Ngoài ra, ACFTA thành lập sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ lớn của ASEAN vào Mỹ, Nhật Bản, EU, tạo môi trường hịa bình, hợp tác để khơi dậy tiềm năng phát triển tồn diện tất cả các lĩnh vưc thương mại, đầu tư, du lịch. ASEAN là những nền kinh tế hướng ngoại, lấy xuất khẩu làm chủ đạo, các nước này dựa dẫm vào Mỹ, Nhật Bản và EU. Khi ACFTA thành lập, hình thành nên thị trường nội bộ khối rộng lớn, mức thuế quan

trong khu vực giảm dẫn tới chi phí xuất khẩu thấp, giá thành hạ, tạo điều kiện cho các nước ASEAN đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trong khu vực thay vì tập trung chủ yếu vào các thị trường lớn nêu trên, giảm bớt mức độ rủi ro về kinh tế một khi các nước này xẩy ra khủng hoảng kinh tế, giúp ASEAN cân bằng được quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản, vừa có cơ hội thốt khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ trong khi vẫn thu hút được Mỹ quan tâm tới lợi ích của ASEAN.

Thứ hai, ACFTA với việc đẩy mạnh tự do hoá về thương mại, dịch vụ

và đầu tư trên phạm vi khu vực là một bước tập dượt quan trọng để các nước thành viên trong khu vực học tập, cọ xát, trở nên năng động hơn khi bước vào thị trường quốc tế, đặc biệt là đối với các nước thành viên ASEAN mới.

Thứ ba, sự ra đời của ACFTA tạo động lực mới cho tiến trình liên kết

ASEAN sâu rộng hơn. Những cam kết về một ACFTA vào năm 2010 góp phần thúc đẩy các thành viên ASEAN hướng tới hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Với AEC, các thành viên ASEAN có thể tạo ra một thực thể sản xuất duy nhất với sự di chuyển tự do về hàng hóa, dịch vụ, lao động có kỹ năng và di chuyển tự do hơn về vốn. Theo đó, mức thuế quan sẽ là 0% vào năm 2010 đối với ASEAN - 6 và năm 2015 đối với bốn thành viên mới (CLMV)

- Về chính trị

Việc hình thành Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đã thúc đẩy thêm mối quan hệ hữu nghị song phương, coi Trung Quốc là đối tác trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình, niềm tin chính trị nâng cao, các lĩnh vực hợp tác không ngừng mở rộng, giúp ASEAN giảm bớt sự ảnh hưởng của phương Tây.

Trong những năm qua, Trung Quốc đang nỗ lực thể hiện mình như một đối tác quan trọng và đáng tin cậy của ASEAN. Trung Quốc đã đóng vai trị

quan trọng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực, tham gia tích cực các chương trình hợp tác khu vực như Hợp tác phát triển lưu vực sơng Mêkơng (AMBDC) hay Chương trình tiểu vùng sơng Mêkơng mở rộng (GMS), ký với ASEAN bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nơng nghiệp... Vì vậy, sự ra đời của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc là một cột mốc rất có ý nghĩa, góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác, tin cậy giữa ASEAN và Trung Quốc, tạo tiền đề cần thiết bảo đảm mơi trường hồ bình, thân thiện, hợp tác trong khu vực, tạo lập hình ảnh chung của một khu vực kinh tế Đông Á phát triển năng động, ổn định.

Việc ký kết Hiệp định khung thực sự đã tạo ra vị thế mới cho các nước ASEAN trong quan hệ với các khối kinh tế lớn trên thế giới. Các quốc gia có ảnh hưởng chính trị trên thế giới đã nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về nhu cầu tăng cường trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế với các nước ASEAN vừa để tạo ra đối trọng xứng đáng với Trung Quốc trong khu vực Đơng Nam Á. Chính vì vậy, ngay khi tiến trình đàm phán xây dựng Hiệp định khung được khởi động từ đầu năm 2002, ASEAN đồng thời nhận được nhiều đề nghị của các đối tác kinh tế lớn như Ấn Độ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa kỳ, Australia nhằm thắt chặt hơn nữa cơ chế hợp tác kinh tế với ASEAN.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ. Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung QUốc - ASEAN (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w