Chương trình thu hoạch sớm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ. Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung QUốc - ASEAN (Trang 77 - 79)

Chương trình thu hoạch sớm (Early Harvest Program - EHP) là một nội dung trong "Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc - ASEAN" (được quy định tại Điều 6 của Hiệp định).

Vào thời điểm ký "Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung

Quốc - ASEAN" tháng 11 năm 2002, hai bên chưa thoả thuận được hiệp định

về giảm thuế đối với toàn bộ các loại hàng hố. Để sớm được hưởng lợi ích từ ACFTA và xây dựng được lòng tin trong việc thành lập ACFTA, hai bên đã

tiến hành giảm thuế đối với tồn bộ các loại hàng hố và thực hiện mở cửa thị trường sớm hơn. Theo thoả thuận cắt giảm thuế trong Chương trình thu hoạch sớm, Trung Quốc và các nước ASEAN - 6 sẽ hồn thành lộ trình vào thời điểm 1/1/2006. Đây là bước khởi đầu có ý nghĩa làm tiền đề cho việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Để thúc đẩy việc thi hành Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thực hiện EHP bắt đầu từ ngày 1/1/2004 đối với một số mặt hàng, mà trước hết tập trung vào một số mặt hàng nông sản và công nghiệp.

Ngày 6 tháng 10 năm 2003, Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN +3 lần thứ 7 diễn ra tại đảo Bali. Thủ tướng Ơn Gia Bảo tham dự Hội nghị và có bài phát biểu với tiêu đề “Cùng nhau viết nên chương mới trong hợp tác Đông

Á". Tại Hội nghị này, ASEAN và Trung quốc đã nhất trí về chương trình giảm

thuế đặc biệt nhằm thực hiện kế hoạch thành lập FTA lớn nhất thế giới. Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm việc thực hiện FTA thông qua “Chương trình thu hoạch sớm”. Cùng ngày Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tham dự Hội nghị thương

mại và đầu tư ASEAN lần thứ nhất.

Chương trình thu hoạch sớm là một cơ chế ưu đãi thuế quan được đặt ra nhằm thực hiện sớm các các lợi ích ưu đãi thuế quan trong khn khổ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trên cơ sở có đi có lại giữa hai bên [54;tr. 14 - 25].

2.2.2.1. Đối với thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư

Các mặt hàng trong Chương trình thu hoạch sớm sẽ chia thành 3 nhóm căn cứ vào mức thuế suất MFN của chúng. Đối với các nước thành viên ASEAN đã gia nhập WTO và Trung Quốc kể từ ngày Hiệp định khung về hợp tác kinh tế tồn diện có hiệu lực (1/7/2003), thì mức thuế suất MFN áp dụng sẽ là mức thuế suất MFN tương ứng áp dụng từ ngày 1/7/2003. Đối với các nước thành viên đến ngày 1/7/2003 chưa là thành viên WTO, thì mức thuế

suất MFN áp dụng sẽ là mức thuế suất mà các nước này áp dụng cho Trung Quốc từ ngày 1/7/2003.

Theo tinh thần của Hiệp định hợp tác toàn diện, các bên tham gia nhất trí giành đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên ASEAN mới (Việt Nam, Lào, Myanma và Campuchia). Do đó, cùng phân thành 3 nhóm mặt hàng (nhóm mặt hàng 1, 2, 3). Căn cứ vào mức thuế suất MFN để tiến hành cắt giảm thuế.

Phạm vi sản phẩm trong Chương trình thu hoạch sớm bao gồm 600 loại, là các sản phẩm được đề cập từ Chương 1 đến Chương 8 thể hiện qua bảng:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ. Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung QUốc - ASEAN (Trang 77 - 79)