Về kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ. Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung QUốc - ASEAN (Trang 93 - 98)

Việc thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đem lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích to lớn. ACFTA là biểu hiện mới và sắc thái mới trong các động thái chính sách kinh tế và chính trị quốc tế của Trung Quốc.

Từ vai trò của một nền kinh tế phát triển năng động, Trung Quốc đã và đang gia tăng vai trị của mình trong hệ thống kinh tế quốc tế. Đây là một bước tất yếu sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và khi các xu hướng FTA song phương, tiểu khu vực, khu vực đã trở thành nhân tố nổi trội. Ngồi các lợi ích về thị trường nhìn từ cách tiếp cận nền kinh tế Trung Quốc như là một công xưởng thế giới và tạo dựng hình ảnh tích cực của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế, Trung Quốc coi đây là bước đầu tiên thể hiện vai trị của mình trong một định chế khu vực.

Giúp Trung Quốc mở rộng một thị trường thương mại nhiều tiềm năng đối với sự phát triển kinh tế Trung Q́c

Với khu vực mậu dịch tự do có số dân đơng nhất thế giới, nhu cầu về vốn kỹ thuật, thị trường tiêu thụ cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc đòi hỏi Trung Quốc phải mở rộng quan hệ với các nước. ASEAN lại là khu vực gần gũi về địa lý, với thị trường hơn 500 triệu dân, nguồn tài nguyên đa dạng lại có nhịp độ tăng trưởng cao, là thị trường tiềm năng có thể bổ sung cho sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. ASEAN là nơi xuất khẩu một lượng lớn hàng sơ cấp như cao su tự nhiên, đường, gỗ, dầu cọ, gạo, dầu thô… để bổ sung cho các ngành sản xuất tại Trung Quốc. Là một đối tác quan trọng để Trung Quốc mở cửa đối ngoại, Trung Quốc - ASEAN có vị trí địa lý gần nhau, đặc biệt là các tỉnh Tây Nam Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, Lào, Myanma nên giao lưu mậu dịch có ưu thế vượt trội, Đơng Nam Á lại là nơi tập trung nhiều người Hoa kiều - đó là nhân tố giúp cho giao lưu hợp tác hai bên càng thêm thuận lợi, giúp hàng hóa Trung Quốc thâm nhập thị trường này ngày càng nhiều. Khi các ngành công nghiệp địa phương của Trung Quốc có bước phát triển mới, thì ASEAN trở thành thị trường tiêu thụ lớn hàng hóa chế tạo của Trung Quốc. Theo thống kê năm 2001, tổng kim ngạch xuất nhâp khẩu giữa

Trung Quốc với ASEAN đạt 54,77 tỷ USD tăng 31,6% so với năm 2000 [23;tr. 30 - 38].

Sau khi Hiệp định khung được ký kết, mậu dịch ASEAN - Trung Quốc không ngừng tăng lên mạnh mẽ, theo thống kê của Cục Hải quan Trung Quốc, năm 2002, kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 54,77 tỷ USD, tăng 31,7% so với năm 2001, cao hơn mức tăng trưởng thương mại xuất nhập khẩu của cả nước trong cùng kỳ là 10%. Xét theo chiều dọc, mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc, trong năm 2002 có xu hướng tăng nhanh theo tháng, từ 11,1% đến 27,1% cuối quý III, đến 31,7% cuối năm, mức tăng trưởng năm của mậu dịch song phương rất ổn định; xét theo năm, mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN từ 9,1 tỷ USD của thời kỳ khơi phục quan hệ tồn diện năm 1992, sau 3 năm (1995) đã tăng gấp đôi, đạt 20,4 tỷ USD, năm 1999 đạt đến 27,2 tỷ USD, sau đó mỗi năm tăng thêm mỗi bước mới, từ hơn 20 tỷ USD đến hơn 30 tỷ USD, hơn 40 tỷ USD rồi hơn 50 tỷ USD vào năm 2002, tăng trưởng theo kiểu nhảy vọt, cứ 3 năm mậu dịch lại tăng gấp đôi. Chỉ riêng xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN năm 2002 là 23,57 tỷ USD, 3 năm liền ASEAN trở thành bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc, sau Nhật Bản, Mỹ, EU và Hồng Kông [19;tr. 35 - 36].

ACFTA thành lập cịn mở ra thị trường vớn và cơng nghệ tuy không lớn nhưng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc

Các nhà đầu tư ASEAN tuy không trường vốn, công nghệ chưa cao so với các nhà đầu tư châu Âu, Mỹ song lại có ưu thế về văn hóa, địa lý, đặc biệt là lượng kinh tế người Hoa đông nên đây là một thị trường vốn và công nghệ không kém phần quan trong đối với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Việc thành lập ACFTA có vai trị rất quan trọng trong việc mở rộng thu hút đầu tư vốn và cơng nghệ nước ngồi vào Trung Quốc. Tính đến hết năm 2003, trong các nước ASEAN mới chỉ có Singapo, Thái Lan và Malaysia là những

nước lớn có quan hệ đầu tư cấp nhà nước vào Trung Quốc nhưng số lượng còn nhỏ chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế ven biển của Trung Quốc, một phần lớn các nhà đầu tư thâm nhập thị trường Trung Quốc bằng con đường phi chính phủ hoặc qua mơi giới trung gian, các công ty xuyên quốc gia các nước ASEAN cơ bản vẫn chưa chuyển động nhiều đối với thị trường Trung Quốc. Vì vậy khi Hiệp định khung hợp tác tồn diện ASEAN - Trung Quốc được ký kết (11/2002) đã giải tỏa được những lo ngại của các nhà kinh doanh ASEAN. ACFTA cũng tạo khả năng cho các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc đầu tư vào ASEAN nhằm khai thác triệt để ưu đãi thuế quan của khu vực mậu dịch tự do khi xuất hàng sang các nước ASEAN. Cùng với mạng lưới mậu dịch ở hải ngoại của ASEAN, sản phẩm của các công ty Trung quốc sẽ được phân phối khắp các nơi trên thế giới. Việc thống nhất thị trường sẽ góp phần giảm những nhân tố rũi ro của thị trường, giúp Trung Quốc trở thành nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.

ACFTA thành lập giúp cho Trung Quốc thực hiện nhanh chiến lược phát triển vùng Tây Nam

ACFTA có vai trị phục vụ mục tiêu phát triển miền Tây Trung Quốc, đặc biệt sẽ tăng cường mậu dịch biên giới của các tỉnh Tây Nam Trung Quốc là Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam, Myanma và Lào. Hiện với chương trình phát triển hai hành lang kinh tế (Cơn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng) cùng với vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, các tỉnh giáp biên của Trung Quốc với các nước Đơng Dương có thể trở thành các cầu nối để thúc đẩy ACFTA.

Nhìn tổng thể, ASEAN là một đối tác quan trọng để Trung Quốc mở cửa đối ngoại, phát triển hợp tác cùng có lợi. Trung Quốc và ASEAN có vị trí địa lý gần nhau, đặc biệt là các tỉnh phía Nam Trung Quốc giáp trực tiếp Việt Nam, Lào, Myanma nên giao lưu mậu dịch có ưu thế địa lý độc đáo, giúp cho

Trung Quốc thực hiện nhanh chiến lược phát triển khu vực “Đại Tây Nam” và chiến lược phát triển “Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”. Đây là hai chiến lược phát triển nằm trong chiến lược chung phát triển ba ven (ven biển, ven biên và ven sông) quan trọng nhất là chiến lược phát triển khu vực Đại Tây Nam Trung Quốc, khu vực gồm các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên và Tây Tạng. Có thể coi Vân Nam là cửa ngõ mở ra thế giới bên ngồi ở phía Nam của Trung Quốc, có đường biên giới với các nước ASEAN (Myanma, Lào, Việt Nam) là 4.007 km. Cho nên việc cải cách mở cửa phát triển khu vực Đại Tây Nam Trung Quốc gắn bó chặt chẽ với việc mở rộng quan hệ hợp tác với ASEAN. Khi ACFTA ra đời với những cơ chế hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc được ký kết, thì việc phát triển vùng Bắc và Đơng Bắc ASEAN và vùng Đại Tây Nam của Trung Quốc sẽ có những bước phát triển nhanh chóng. Cả hai bên sẽ hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau, biến vùng núi cao hẻo lánh chậm phát triển thành khu vực kinh tế sôi động với những tiềm năng sẵn có, đặc biệt là năng lượng và du lịch.

Xét về khía cạnh địa chiến lược và địa kinh tế ACFTA không chỉ đơn thuần là vấn đề tự do hóa thương mại ASEAN - Trung Quốc. ACFTA sẽ đảm bảo cho Trung Quốc cơ sở cung cấp nguyên liệu chiến lược cho đầu vào sản xuất của nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai, nghĩa là một sự đảm bảo về an ninh kinh tế. ACFTA khơng chỉ cho phép Trung Quốc có quyền mua bán hàng hóa, dịch vụ tự do mà sâu xa hơn có thể đầu tư dễ dàng vào những ngành khai khoáng trong khu vực Đông Nam Á, nghĩa là ACFTA thành nguồn cung cấp nguyên liệu chiến lược và là nơi đa dạng hóa rủi ro trong nguồn thu nhập quốc dân của Trung Quốc. Ví dụ về mặt hàng dầu mỏ, khi Trung Quốc đầu tư khai thác dầu mỏ, bên cạnh việc đảm bảo nguồn cung, Trung Quốc sẽ thu lợi từ tình hình giá dầu mỏ cao, khoản lợi nhuận này sẽ bù đắp cho sự

giảm sút lợi nhuận của nền công nghiệp trong nước khi phải trả giá dầu mỏ nhập khẩu cao hơn.

Vì vậy ACFTA có vai trị rất lớn đối với nền kinh tế, chính trị Trung Quốc để duy trì đà tăng trưởng cao và ổn định đất nước, tăng thế mặc cả với các nhóm nước khác và trên các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực; hơn nữa để cân bằng ảnh hưởng trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc cần một thị trường khu vực hịa bình ổn định và giảm thiểu vai trò của Mỹ trong khu vực và khẳng định vai trò chủ đạo của Trung Quốc trong hợp tác kinh tế khu vực và hướng tới vai trò của một cường quốc lãnh đạo khu vực.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ. Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung QUốc - ASEAN (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w