vụ công tác bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông Cửu Long.
3.2.1. Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chế phẩm Ometar/Biovip
Để dự án đi vào hoạt động được tốt thì ngay từ thời gian bắt đầu khởi
động, cơ quan chủ trì đã tổ chức 1 lớp tập huấn về “kỹ thuật sản xuất 2 chế
phẩm trừ sâu sinh học Ometar và Biovip” trong thời gian là 3 ngày với 52 lượt người tham dự, học viên là cán bộ kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật và công nhân kỹ thuật. Nội dung tập huấn như sau:
- Kỹ thuật lựa chọn nguyên liệu để sản xuất chế phẩm Ometar và Biovip.
- Kỹ thuật chuẩn bị và bảo quản nguyên liệu.
- Kỹ thuật trong quy trình sản xuất chế phẩm như: làm môi trường sơ
cấp, làm môi trường thứ cấp, cấy nấm vào môi trường, cách đảo nấm, kỹ thuật hong nấm, sấy nấm, xay nấm, đếm bào tử, đánh giá hiệu lực của chế phẩm Ometar và Biovip đối với một số sâu hại trong nhà lưới, kỹ thuật đóng gói.
3.2.2. Xây dựng mô hình sản xuất hai chế phẩm Ometar và Biovip ở quy mô lớn (chuyên đề 16)
- Mô hình sản xuất chế phẩm Ometar ở quy mô lớn đã được xây dựng, công suất sản xuất đạt 2,5 - 3 tấn chế phẩm Ometar/ tháng. Chất lượng chế
phẩm cao và ổn định, đạt 2,8 - 3 x 109 bào tử/gram.
- Mô hình sản xuất chế phẩm Biovip ở quy mô lớn đã được xây dựng, công suất sản xuất đạt 2 - 2,5 tấn chế phẩm biovip/tháng. Chất lượng chế
Dự án đã sản xuất được 45,9 tấn chế phẩm Ometar/Biovip phục vụ cho công tác bảo vệ thực vật tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
3.3. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar và Biovip phòng trừ sâu hại cây trồng chính (lúa, dừa) tại Đồng Bằng sông Cửu Long (200 ha).
3.3.1. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar /Biovip phòng trừ sâu, rầy hại lúa (Sóc Trăng và Cần Thơ với 170 ha)
3.3.1.1. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar /Biovip phòng trừ rầy nâu hại lúa tại huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
(chuyên đề 17)
- Kết quả thực hiện 50 ha mô hình “Ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar/Biovip trừ rầy nâu hại lúa” tại Vĩnh Thành, Vĩnh Qưới, Ngã Năm, Sóc Trăng vụ Hè Thu 2008 đã đạt hiệu quả cao. Ruộng mô hình chỉ
phun chế phẩm sinh học Ometar/Biovip 2 lần mà mật số rầy nâu thấp hơn nhiều so với ruộng đối chứng phun thuốc hóa học 5 lần; mật số thiên địch của sâu hại lúa ở ruộng mô hình lại cao hơn ruộng đối chứng. Điều này chứng tỏ
chế phẩm sinh học Ometar/Biovip có hiệu quả cao và bền lâu trong quản lý rầy nâu. Chi phí về thuốc BVTV của ruộng mô hình thấp hơn hẳn so với ruộng đối chứng, năng suất của ruộng thực hiện mô hình cao hơn ruộng đối chứng, vì vậy mà trung bình lãi thuần (lợi nhuận) của ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng là 1.063.000 đồng/ha. Trung bình lợi nhuận của ruộng mô hình đã tăng cao hơn so với ruộng đối chứng là 9,7%.
3.3.1.2. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa mùa tại quận Cái Răng, Cần Thơ(chuyên đề 18).
- Kết quả thực hiện thí nghiệm diện rộng tại điểm xây dựng mô hình cho thấy chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar có hiệu lực cao đối với rầy nâu hại lúa, đạt 80,6% và 83% tương ứng với 7 và 14 NSP. Chế phẩm trừ sâu
sinh học Biovip có hiệu lực khá cao đối với rầy nâu hại lúa, đạt 64,9% và 73,5% tương ứng với 7 và 14 NSP. Hiệu lực của cả 2 chế phẩm sinh học này khá bền lâu, kéo dài tới 21 NSP.
- Kết quả thực hiện 40 ha mô hình “Ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar trừ rầy nâu hại lúa mùa” tại Cái Răng, TP. Cần Thơ vụ lúa mùa 2007 - 2008 đã đạt hiệu quả cao. Ruộng mô hình chỉ phun chế phẩm sinh học Ometar 1 lần mà mật số rầy nâu thấp hơn nhiều so với ruộng đối chứng; mật số thiên địch của sâu hại lúa ở ruộng mô hình lại cao hơn ruộng đối chứng.
Điều này chứng tỏ chế phẩm sinh học Ometar có hiệu quả cao và bền lâu trong quản lý rầy nâu. Trung bình lãi thuần (lợi nhuận) của ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng từ 787.000 đồng/ha tới 1.201.000 đồng/ha, tương đương với khoảng 9 - 11%.
3.3.1.3. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar /Biovip phòng trừ rầy nâu hại lúa tại huyện CờĐỏ, Cần Thơ(chuyên đề 19).
- Kết quả thực hiện thí nghiệm diện rộng tại điểm xây dựng mô hình cho thấy chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar có hiệu lực cao đối với rầy nâu hại lúa: vụ Hè Thu 2007 đạt 79,6% và 82,1% tương ứng với 7 và 14 NSP, vụĐông xuân 2007 - 2008 đạt 78,6% và 80,4% tương ứng với 7 và 14 NSP. Chế phẩm trừ sâu sinh học Biovip có hiệu lực khá cao đối với rầy nâu hại lúa: vụ Hè Thu 2007 đạt 68,5% và 70,4% tương ứng với 7 và 14 NSP, vụ Đông xuân 2007 - 2008 đạt 66,9% và 68,6% tương ứng với 7 và 14 NSP. Hiệu lực của cả 2 chế phẩm sinh học này khá bền lâu, kéo dài tới 21 NSP.
- Kết quả xây dựng 80 ha mô hình “Ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar/Biovip trừ rầy nâu hại lúa” tại khu ruộng sản xuất lúa giống của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, ấp Thới Hòa B, xã Thới Thạnh, H. Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ vụ Hè Thu 2007 và vụ Đông Xuân 2007 - 2008 đã đạt hiệu quả cao. Ruộng mô hình chỉ phun chế phẩm sinh học Ometar/Biovip có 2 lần
mà mật số rầy nâu thấp hơn hẳn so với ruộng đối chứng phun thuốc hóa học 3 - 4 lần; mật số thiên địch của sâu hại lúa trên ruộng mô hình lại cao hơn ruộng
đối chứng. Điều này cho thấy chế phẩm sinh học Ometar/Biovip có hiệu quả
cao và bền lâu trong quản lý rầy nâu. Năng suất của các ruộng thực hiện mô hình cao hơn ruộng đối chứng khoảng 3 - 5% và lợi nhuận của các ruộng mô hình cao hơn đối chứng khoảng 5 - 12% (1.446.000 đồng - 1.532.000
đồng/ha), tùy theo giống lúa và thời vụ.
3.3.2. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa tại Cần Thơ với 30 ha (chuyên đề 20)
- Kết quả thực hiện thí nghiệm diện rộng tại điểm xây dựng mô hình cho thấy chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar có hiệu lực cao đối với bọ cánh cứng hại dừa: tại Trung Hưng, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ đạt 71,6% và 79,8% tương ứng với 7 và 14 NSP; tại Thạnh An, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ đạt 67% và 75,7% tương ứng với 7 và 14 NSP. Hiệu lực của chế phẩm sinh học Ometar đối với bọ cánh cứng hại dừa khá bền lâu, kéo dài tới 28 NSP.
- Kết quả xây dựng 30 ha mô hình “Ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar trừ bọ cánh cứng hại dừa” tại Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ năm 2008 đã có hiệu quả cao trong phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa. Những vườn dừa mô hình chỉ phun chế phẩm sinh học Ometar có 4 lần trong năm mà tỷ lệ
cây dừa bị nhiễm bọ cánh cứng thấp hơn rất nhiều so với những vườn đối chứng của nông dân; tỷ lệ cây dừa được phục hồi ở những vườn dừa mô hình cao hơn hẳn so với những vườn dừa đối chứng. Điều này cho thấy chế phẩm sinh học Ometar có hiệu quả cao và bền lâu trong quản lý bọ cánh cứng hại dừa.
3.4. Sản phẩm khoa học và công nghệ chính của dự án: 3.4.1. Số lượng và chất lượng sản phẩm: 3.4.1. Số lượng và chất lượng sản phẩm:
Bảng 3.1: Danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả I, II Số lượng Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật TT Tên sản phẩm Đề ra đạt được Đề ra đạt được 1 Chế phẩm Ometar, Biovip 42 tấn 45,9 tấn 1,5 - 2 x 109 bào tử/gr 1,5 - 3 x 109 bào tử/gr 2 Quy trình công nghệ sản xuất Ometar 1 2 Nghiệm thu cấp Viện Nghiệm thu cấp Viện 3 Quy trình công nghệ sản xuất Biovip 1 1 Nghiệm thu cấp Viện Nghiệm thu cấp Viện 4 Quy trình sử dụng Ometar (chuyển giao cho địa phương) 1 2 Nghiệm thu cấp Viện Nghiệm thu cấp Viện 5 Quy trình sử dụng Biovip (chuyển giao cho địa phương) 1 1 Nghiệm thu cấp Viện Nghiệm thu cấp Viện 6 Mô hình hình sử dụng Ometar, Biovip trên 170 ha lúa, 30 ha dừa 200 ha 200 ha Hiệu lực chế phẩm đạt trên 65% Hiệu lực chế phẩm đạt trên 65%
Kết quả thể hiện trên bảng 1 cho thấy Dự án đã đạt được đầy đủ về số
lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm khoa học và công nghệ chính mà
Trong đó có một vài sản phẩm đã đạt vượt mức kế hoạch đề ra trong đề cương cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể như sau:
1. Theo kế hoạch đề ra trong bản thuyết minh dự án và Hợp đồng đã ký thì cần phải sản xuất 42 tấn chế phẩm Ometar/Biovip với chỉ tiêu chất lượng là 1,5 - 2 x 109 bào tử/gr. Nhưng thực tế dự án đã sản xuất được 45,9 tấn đạt chỉ tiêu chất lượng là 1,5 - 3 x 109 bào tử/gr. Như vậy là vượt kế hoạch cả về
số lượng và chất lượng sản phẩm. Có được kết quả này là do quy trình sản xuất chế phẩm Ometar/Biovip đã được cải tiến và hoàn thiện, nên có quy mô sản xuất lớn hơn và sản phẩm đạt được nhiều hơn, mặt khác do dự án triển khai đúng lúc dịch rầy nâu gây hại nghiêm trọng tại ĐBSCL nên số lượng sản phẩm tiêu thụ mạnh. Về chất lượng chế phẩm, trước đây quy trình chưa cải tiến thì chế phẩm Ometar chỉ đạt chỉ tiêu chất lượng là 1,2 x 109 bào tử/gr, chế phẩm Biovip là 1,5 x 109 bào tử/gr. Nhưng chỉ 6 tháng sau khi thực thi dự
án thì bước đầu quy trình đã cải tiến và chất lượng cả 2 chế phẩm Ometar/Biovip đạt 1,5 - 1,8 x 109 bào tử/gr. Từ giữa năm 2008 tới khi kết thúc dự án thì chế phẩm Biovip đạt chất lượng là 1,8 - 2,1 x 109 bào tử/gr, chế
phẩm Ometar đạt chất lượng là 2,8 - 3 x 109 bào tử/gr, do quy trình sản xuất 2 chế phẩm sinh học Ometar/Biovip đã được cải tiến và hoàn thiện. Sản phẩm cùng loại ở trong nước đã có trước đây là Beauverin sản xuất từ B. Bassiana
và Mat sản xuất từM. anisopliae của Viện Bảo vệ thực vật có chất lượng là 5 x 108 bào tử/gr, như vậy sản phẩm của dự án có chất lượng bào tử cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại đã có ở trong nước. Tại Thái Lan và Ấn Độ
cũng đã sản xuất ra chế phẩm B. Bassiana thô có chất lượng là 1,5 x 109 bào tử/gr.
2. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar đã
được hoàn thiện (hình 2, chương III), đã có một dây chuyền công nghệ sản xuất chế phẩm Ometar hoàn hảo. Chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar sản xuất
ra từ quy trình công nghệđã hoàn thiện có chất lượng cao và ổn định, đạt 2,8- 3 x 109 bào tử/gr. Với các thiết bị và qui mô nhà xưởng hiện có cùng đội ngũ
cán bộ kỹ thuật, công nhân của Bộ môn, năng suất sản phẩm đã đạt từ 2,5-3 tấn / tháng (30 - 36 tấn /năm).
Trong thời gian thực thi dự án đã sáng tạo và đề xuất ra quy trình ”sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ”. Quy trình này rất đơn giản, dễ thực hiện và rất phù hợp với điều kiện của nông dân, vì vậy mà việc sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar sẽ được xã hội hóa để bà con nông dân tại ĐBSCL có thể chủ động trong sản xuất và ứng dụng chế phẩm nấm xanh trừ rầy nâu hại lúa.
3. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học Biovip đã
được hoàn thiện (hình 3, chương III), đã có một dây chuyền công nghệ sản xuất chế phẩm Biovip hoàn hảo. Chế phẩm trừ sâu sinh học Biovip sản xuất ra từ quy trình công nghệ đã hoàn thiện có chất lượng khá cao hơn cao và ổn
định, đạt 1,8 - 2,1 x 109 bào tử/gr. Với các thiết bị và qui mô nhà xưởng hiện có cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân của Bộ môn, năng suất sản phẩm
đã đạt từ 2 - 2,5 tấn / tháng (25 - 30 tấn /năm).
4. Đã đề xuất 2 quy trình sử dụng chế phẩm Ometar (một trên cây lúa và một trên cây dừa) và đã chuyển giao cho địa phương.
5. Đã đề xuất một quy trình sử dụng chế phẩm Biovip trên cây lúa và
đã chuyển giao cho địa phương.
6. Đã thực hiện được 170 ha mô hình "ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar/Biovip trừ rầy nâu hại lúa" tại Sóc Trăng và Cần Thơ. Chế phẩm Ometar có hiệu lực rất cao đối với rầy nâu hại lúa đạt từ 78% tới 83% và hiệu lực khá bền lâu, kéo dài tới 21 NSP. Chế phẩm Biovip cũng có hiệu lực khá cao đối với rầy nâu đạt từ 65% tới 73,5% và hiệu lực cũng duy trì tương đối khá cho tới 21 NSP. Ruộng mô hình có lợi nhuận tăng cao hơn so với ruộng
đối chứng từ 5-12% do tiết kiệm được tiền thuốc phòng trừ rầy nâu, công phun giảm và năng suất tăng. Dự án xây dựng được 30 ha mô hình "Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa" tại Cần Thơ. Chế phẩm Ometar có hiệu lực cao đối với bọ cánh cứng hại dừa đạt từ 67% và 79,8% tương ứng với 7 và 14 NSP, hiệu lực của Ometar đối với bọ cánh cứng hại dừa khá bền lâu và kéo dài tới 28 NSP. Vườn dừa mô hình phun Ometar 4 lần/năm thì có tỷ lệ cây nhiễm bọ cánh cứng hại dừa giảm và số cây hồi phục cao hơn nhiều so với vườn đối chứng.
3.4.2. Sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Các ấn phẩm; kết quảđào tạo cán bộ. phẩm; kết quảđào tạo cán bộ.
Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ nấm xanh, Metarhizium anisopliae để trừ rầy, bọ xít hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa của Bộ môn đã
được đăng ký bằng độc quyền sáng chế ngày 14 tháng 07 năm 2009 tại Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ (số 1-2009 - 01469).
Ngoài đội ngũ cán bộ kỹ thuật thường xuyên được nâng cao tay nghề
trong quá trình thực hiện sản xuất chế phẩm và hướng dẫn các sinh viên thực tập tốt nghiệp tại Bộ môn, dự án còn tham gia đào tạo tập huấn cho cán bộ kỹ
thuật của TP. Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Trà Vinh về
quy trình sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học và quy trình ứng dụng chế phẩm Ometar/Biovip phòng trừ sâu, rầy hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa.
3.4.3 Một số tồn tại của chế phẩm sinh học Ometar và Biovip và hướng khắc phục:
a. Những tồn tại của chế phẩm sinh học Ometar và Biovip
- Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sinh học Ometar và Biovip đối với sâu, rầy hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa chưa ổn định giữa các mùa vụ do thành phần chính của chế phẩm ở dạng bào tử sống nên khả năng nảy mầm, tấn công côn trùng và sự lây bệnh sang côn trùng khác phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tiểu khí hậu trong ruộng lúa cũng như điều kiện thời tiết khi phun xịt.
- Hai chế phẩm sinh học Ometar và Biovip có hiệu lực diệt trừ sâu, rầy