Viện lúa ĐBSCL với đội ngũ cán bộ khoa học trực tiếp tham gia dự án SXTN có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng, nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học trừ sâu hại cây trồng từ vi nấm. Viện lúa ĐBSCL có đủ năng lực để
thực hiện các thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ theo mục tiêu của Dự án.
Để triển khai thực nghiệm và hoàn thiện công nghệ thì Viện Lúa
ĐBSCL đã phối hợp với các tổ chức sau đây:
+ Chi cục Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp, tỉnh Sóc Trăng, đơn vị
thực hiện nghiên cứu triển khai ứng dụng hai chế phẩm Ometar và Biovip phòng trừ rầy nâu hại lúa thơm tại huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
+ Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Cần Thơ, đơn vị thực hiện nghiên cứu triển khai ứng dụng hai chế phẩm Ometar và Biovip phòng trừ rầy nâu hại lúa mùa tại huyện Cái Răng - TP. Cần Thơ.
+ Dự án còn hợp tác với Công ty hợp danh sinh học nông nghiệp Sinh Thành, TP. Hồ Chí Minh là đơn vị hợp tác để phát triển sản phẩm.
2.4.2. Địa bàn triển khai Dự án.
Sản xuất chế phẩm sinh học đòi hỏi có kỹ năng chuyên sâu thì mới duy trì được chất lượng của chế phẩm. Hơn nữa việc sản xuất chế phẩm sinh học cần có trang thiết bị khá hiện đại, cho nên chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu cải tiến qui trình sản xuất chế phẩm tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Phòng Trừ Sinh Học, Viện Lúa ĐBSCL. Địa bàn triển khai dự án có đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng như giao thông, liên lạc, điện nước…Viện Lúa
ĐBSCL đã có đầy đủ nhà xưởng, các phòng để triển khai các nghiên cứu thực nghiệm: phòng điều chế môi trường, phòng nuôi cấy và giữ giống, phòng lên men bề mặt, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, các phòng máy (máy sấy, máy nghiền và máy đóng gói sản phẩm...).
2.4.3. Trang thiết bị
Viện Lúa ĐBSCL với trang thiết bị đầy đủđểđáp ứng cho việc nghiên cứu cải tiến qui trình công nghệ và sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar và Biovip với công suất 2.500 - 3.000 kg chế phẩm thô/ tháng.
- Các trang thiết bị cơ bản: nồi khử trùng nguyên liệu (autoclave), tủ
cấy, tủ sấy nhiệt độ cao để khử trùng dụng cụ, kính hiển vi điện tử, kính hiển vi, kính soi nổi, máy nghiền, máy cất nước, máy cất nước 2 lần; máy lắc, máy li tâm, đèn huỳnh quang, tủ định ôn, máy lên men vi sinh, buồng đếm hồng cầu, máy đóng gói sản phẩm.
- Trong quá trình thực thi dự án Bộ môn đã sáng tạo đưa ra ý tưởng, thiết kế và đặt làm 2 tủ sấy để sấy sinh khối nấm. Hai tủ này đã hoạt động với công suất sấy được 100 kg sản phẩm/ngày và tiết kiệm điện.
- Trong quá trình thực thi dự án, Bộ môn đã hợp tác Công ty hợp danh sinh học nông nghiệp Sinh Thành (625/2, Quốc Lộ 13, Khu Phố 3, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh), sử dụng máy tách lọc
bào tử, máy phối trộn và máy đóng gói tự động của công ty này để phát triển sản phẩm phù hợp với tình hình tiêu thụ của thị trường.