Khảo nghiệm diện hẹp về hiệu lực của 2 chế phẩm sinh học Ometar

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hai chế phẩm trừ sâu sinh học ometar và biovip (Trang 52 - 54)

định của 2 chế phẩm trước khi mở rộng sản xuất (chuyên đề 15)

Trong quá trình thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm "hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hai chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar và Biovip", việc thực hiện các thí nghiệm diện hẹp ngoài đồng để đánh giá hiệu lực của hai chế phẩm này đối với một số sâu hại chính trên lúa là rất cần thiết.

Bước 8: Bảo quản Biovip Bước 6: Kiểm tra chất lượng chế phẩm

Bước 7: Đóng gói chế phẩm bằng máy Bước 3: Nhân sinh khối trên môi trường thứ cấp (tấm)

Bước 2: Sản xuất giống cấp 2 trên môi trường sơ cấp (môi trường thạch nghiêng)

Bước 1: chuẩn bị giống cấp 1

B.b (OM1-R)

Bước 4: Hong trong phòng lạnh (3 - 4 ngày) và Sấy khô nấm ở 40 - 410C

Kết quả thí nghiệm diện hẹp tại khu ruộng thí nghiệm của Viện Lúa

ĐBSCL vụ Hè Thu 2007 cho thấy hiệu lực của chế phẩm Biovip và Ometar

đạt khá cao vào 10 NSP, 69,9% và 77,3% tương ứng với Biovip và Ometar và cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với hiệu lực của thuốc hóa học Admire. Hiệu lực của thuốc hóa học Admire đối với rầy nâu giảm dần, chỉ

còn 50,5% vào 14 NSP và thấp hơn về mặt thống kê so với hiệu lực của chế

phẩm sinh học Ometar (72,4%).

Kết quả khảo nghiệm vụ Hè Thu 2007 còn cho thấy hiệu lực của chế

phẩm sinh học Biovip và Ometar đối với bọ xít hại lúa đã tăng lên khá cao vào 10 NSP, đạt 65,1% và 77,2% tương ứng với Biovip và Ometar và không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của thuốc hóa học Fastac đối với bọ

xít hại lúa (69,9%). Hiệu lực của chế phẩm Biovip và Ometar đối với bọ xít hại lúa còn kéo dài tới 14 NSP, đạt 64,8% và 73,8%, tương ứng với Biovip và Ometar. Trong khi hiệu lực của thuốc hóa học đã giảm hẳn vào 14 NSP, chỉ

còn 53,5%.

Kết quả thí nghiệm vụ Đông Xuân 2007 - 2008 cho thấy hiệu lực của chế phẩm Biovip và Ometar đã tăng dần và đạt khá cao vào 10 NSP, đạt 65,2% và 72,5% tương ứng với Biovip và Ometar và không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hiệu lực của Admire đối với rầy nâu (60,6%). Hiệu lực của thuốc hóa học Admire đối với rầy nâu giảm dần, chỉ còn 40,9% vào 14 NSP và thấp hơn về mặt thống kê so với hiệu lực của chế phẩm sinh học Ometar (70,3%).

Kết quả thí nghiệm vụ Đông Xuân 2007-2008 còn cho thấy chế phẩm Biovip và Ometar có hiệu lực đối với bọ xít hại lúa từ 7 NSP và tăng cao tới 14 NSP, đạt 65,6% và 79,2%, tương ứng với Biovip và Ometar, cao hơn một cách có ý nghĩa so với hiệu lực của thuốc hóa học Fastac (48%) đối với bọ xít hại lúa.

Kết quả thí nghiệm diện hẹp trong 2 vụ liên tục cho thấy chế phẩm trừ

sâu sinh học Biovip có hiệu lực khá cao đối với rầy nâu và hiệu lực tương đối khá đối với bọ xít hại lúa. Chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar có hiệu lực cao

đối với rầy nâu và bọ xít hại lúa ở cả hai vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hai chế phẩm trừ sâu sinh học ometar và biovip (Trang 52 - 54)