Hoàn thiện quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hai chế phẩm trừ sâu sinh học ometar và biovip (Trang 67 - 70)

- Nấm xanh, M.a (OM2-B) sau khi được nhân nuôi liên tục trên môi trường nhân tạo 4 lần nếu được phục tráng lại bằng cách phun vào rầy nâu và phân lập, làm thuần lại thì sẽ được phục hồi khả năng sinh bào tử và độ độc ban đầu.

- Nấm trắng, B. bassiana (OM1-R) sau khi được nhân nuôi liên tục trên môi trường nhân tạo 4 lần nếu được phục tráng lại bằng cách phun vào rầy nâu và phân lập, làm thuần lại thì sẽ được phục hồi khả năng sinh bào tử và

độđộc ban đầu.

- Potato - Dextrose - Agar (PDA) là môi trường sơ cấp thích hợp nhất

để nhân giống cấp 2 sử dụng trong sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học nấm xanh Ometar.

- Potato - Dextrose - Agar (PDA) là môi trường sơ cấp thích hợp nhất

để nhân giống cấp 2 sử dụng trong sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học nấm trắng Biovip.

- Hai công thức môi trường thứ cấp là (300 gram tấm cũ + 180 ml nước) và (300 gram tấm mới + 150 ml nước) thích hợp nhất để nhân nuôi nấm xanh, M.a (OM2-B). Vì 2 công thức môi trường này đem lại tỷ lệ nhiễm tạp sinh khối nấm xanh thấp, số lượng bào tử/1 gram chế phẩm cao nhất, khối lượng chế phẩm Ometar cao và hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, sử dụng 2 công

thức môi trường thứ cấp này để nhân nuôi nấm xanh thì không cần phải nhân nuôi trong phòng lạnh và đã giảm chi phí rất nhiều.

- Công thức môi trường (300 gram tấm + 150 ml nước) và (300 gram tấm + 180 ml nước) là thích hợp nhất cho việc nhân nuôi nấm trắng để sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học Biovip.

- Cả nấm xanh, Metarhizium anisopliae và nấm trắng Beauveria bassiana sau khi nuôi cấy trên môi trường thứ cấp được 2 tuần rồi đổ ra khay hong trong phòng lạnh 3 - 4 ngày trước khi sấy sẽ giảm thời gian sấy, giảm tỷ

lệ nhiễm rất nhiều và cho mật số bào tử/gram chế phẩm tối đa.

- Sử dụng cỡ sàng của máy nghiền là 0,30 mm là thích hợp nhất cho xay nghiền nấm xanh và nấm trắng.

- Các mẻ chế phẩm Ometar được sản xuất ra từ giống cấp 2 của chủng nấm M.a (OM2-B) theo quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm xanh của bộ môn có hiệu lực cao và khá ổn định đối với rầy nâu hại lúa khi khảo nghiệm trong điều kiện nhà lưới. Điều này chứng tỏ quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm xanh của Bộ môn đã được cải tiến và hoàn thiện.

- Các mẻ chế phẩm trừ sâu sinh học Biovip được sản xuất từ giống cấp 2 của chủng nấm B.b (OM1-R) theo quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm trắng của Bộ môn Phòng trừ sinh học, Viện Lúa ĐBSCL có hiệu lực khá cao và ổn định đối với rầy nâu hại lúa khi khảo nghiệm trong điều kiện nhà lưới. Điều này chứng tỏ quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm trắng, Biovip của Bộ môn đã được cải tiến và hoàn thiện.

Chế phẩm Ometar và Biovip ở dạng bột thấm nước sau khi tồn trữ 8 tháng ở điều kiện nhiệt ẩm độ bình thường trong phòng thí nghiệm vẫn cho hiệu lực cao đối với rầy nâu hại lúa và hiệu lực này không khác biệt về mặt thống kê so với hiệu lực của mẫu Ometar/Biovip lấy trong tháng thứ nhất.

- Bộ môn đã nghiên cứu cải tiến mẫu mã của 2 chế phẩm trừ sâu sinh học và đã thiết kế mẫu mã nhãn Ometar và Biovip mới vừa đảm bảo cung cấp

đầy đủ thông tin như đã đăng ký với Cục BVTV, nhưng lại vừa có mẫu mã sống động, đẹp hơn (hình 3 và 4) để thu hút sự chú ý của nông dân là khách hàng sử dụng 2 chế phẩm này.

- Chế phẩm trừ sâu sinh học Biovip có hiệu lực khá cao đối với rầy nâu và hiệu lực tương đối khá đối với sâu cuốn lá nhỏ và bọ xít hại lúa ở cả 2 vụ

lúa Đông Xuân và Hè Thu.

- Chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar có hiệu lực khá cao đối với rầy nâu và bọ xít hại lúa và hiệu lực tương đối khá đối với sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở cả

hai vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân.

- Cả 2 chế phẩm sinh học Biovip và Ometar có hiệu lực thấp đối với bọ

trĩ, sâu phao đục bẹ, nhện gié và sâu đục thân hại lúa.

- Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar đã

được hoàn thiện, tiết kiệm được năng lượng, nguyên vật liệu và công lao

động. Chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar sản xuất ra từ quy trình công nghệ

này có chất lượng cao và ổn định, đạt 3 x 109 bào tử/gr. Quy mô sản xuất đạt từ 2,5 - 3 tấn / tháng (30 - 36 tấn /năm).

- Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học Biovip đã

được hoàn thiện, tiết kiệm được năng lượng, nguyên vật liệu và công lao

động. Chế phẩm trừ sâu sinh học Biovip sản xuất ra từ quy trình công nghệđã hoàn thiện có chất lượng cao và ổn định, đạt 2,1 x 109 bào tử/gr. Quy mô sản xuất đạt từ 2 - 2,5 tấn / tháng (25 -30 tấn /năm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đặc biệt đã nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và đề xuất quy trình "sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ” để ”xã hội hóa” việc sản xuất chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu một cách đồng bộ và bền vững ởĐBSCL.

6.1.2. Sản xuất hai chế phẩm Ometar và Biovip ở quy mô và khối lượng lớn, phục vụ công tác bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông Cửu Long

- Dự án đã sản xuất được 45,9 tấn chế phẩm Ometar/Biovip (vượt kế

hoạch 3,9 tấn), với số lượng bào tử là 1,5 - 3 x 109 bào tử/gram chế phẩm (vượt chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm) phục vụ cho công tác bảo vệ thực vật tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Tổ chức 1 lớp tập huấn về “kỹ thuật sản xuất 2 chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar và Biovip” trong thời gian là 3 ngày với 52 lượt người tham dự, học viên là cán bộ kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật và công nhân kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hai chế phẩm trừ sâu sinh học ometar và biovip (Trang 67 - 70)