Việt Nam để đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển cần được quy định: hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án sản xuất sản phẩm CNC.
- Về phát triển nhân lực công nghệ cao, cần được quy định theo hướng: được sử dụng Phòng TNTĐ, hỗ trợ việc trao đổi giảng viên; ưu đãi cao hơn trong vay vốn cho học tập; nguwoif làm việc trong khu CNC được giảm 50% thuế thu nhập đối với thu nhập thuộc diện chịu thuế. ưu đãi cao hơn khi sử dụng, cử đi đào tạo.
- Về ưu đãi đối với cơ sở đào tạo được xác nhận là cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao cần được quy định theo hướng hưởng ưu đãi, hỗ trợ kinh phí đào tao, kinh phí mua sắm trang thiết bị cho giảng dạy.
- Về ưu đãi đối với cơ sở đào tạo được xác nhận là cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao cần được quy định theo hướng hưởng ưu đãi, hỗ trợ kinh phí đào tao, kinh phí mua sắm trang thiết bị cho giảng dạy.
III. Chính sách phát triển nhân lực và hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động công nghệ cao công nghệ cao
1. Chính sách phát triển và sử dụng nhân lực công nghệ cao
1. 1. Thực trạng đào tạo nhân lực công nghệ cao ở Việt Nam
Phát triển CNC diễn ra mạnh trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Thông qua các chương trình như đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước đã có một số cán bộ trẻ tốt nghiệp ở nước ngoài được đào tạo bài bản và đã tham gia đào tạo ở các trường đại học. Chương trình đào tạo bằng ngân sách Nhà nước (còn gọi là Chương trình 322) sau một số năm đã đào tạo được 1.740 cán bộ từ đại học trở lên ở nhiều nước có nền KH&CN tiên tiến (41,6% tiến sĩ, 34,25% thạc sĩ, 13,16% thực tập sinh và 10,97% đại học). Thông qua hoạt động của Quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), chúng ta cũng đã gửi đi đào tạo được hơn 100 tiến sĩ và thạc sĩ ở Hoa Kỳ. Trong số này, phần lớn các ngành đào tạo đều liên quan đến các lĩnh vực CNTT-TT, CNSH, tự động hóa và cơ điện tử, công nghệ nanô.
Đặc điểm chung của hệ thống đào tạo nhân lực CNC ở nước ta là thiếu những cơ sở đào tạo có đẳng cấp quốc tế, lực lượng giảng viên chưa có khả năng nghiên cứu và hoàn thiện chương trình. Giáo trình, cấu trúc của các chương trình đào tạo còn thiên về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành, học viên được đào tạo ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
Hầu hết các trường đại học, cao đẳng ở nước ta đều có các khoa và bộ môn giảng dạy về CNTT. Nhiều trung tâm và các loại hình tổ chức trong và ngoài nước cũng đã có những đóng góp tích cực vào đào tạo nhân lực CNTT. Đến năm 2004, đã có 62 cơ sở đào tạo bậc đại học, 101 cơ sở bậc cao đẳng, 108 cơ sở bậc trung học chuyên nghiệp đào tạo chính quy về CNTT. Năm 2000 có khoảng 20 khoa trong các trường đại học, hơn 20.000 người tốt nghiệp đại học bằng CNTT, trong đó 10.000 người làm việc trong các đơn vị chuyên về CNTT (công ty, trung tâm nghiên cứu và đào tạo) và khoảng 20.000 sinh viên. Một số trường đại học chuyên đào tạo về CNTT hiện nay như Đại học Công nghệ Thông tin TP. Hồ Chí Minh, Đại học FPT, Trường Việt - Hàn về CNTT, v.v... Tuy vậy, đến nay chưa có những chương trình phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm cụ thể và thiết thực tại những cơ sở đào tạo, đặc biệt là tại các cơ sở đào tạo phi chính quy.
Về công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và tự động hóa, các trường đại học gần đây tuy đã tổ chức nhiều khoa, bộ môn đào tạo về lĩnh vực này, chất lượng đào tạo cũng như số lượng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt nam. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đào tạo chuyên ngành cơ điện tử, nhưng trên thực tế chưa có chương trình chuẩn thống nhất trong đào tạo đại học, sau đại học. Việc đào tạo sau đại học về cơ điện tử hiện nay chủ yếu dựa vào hợp tác quốc tế hoặc cơ sở quốc tế đào tạo tại Việt Nam. Một số đại học bắt đầu tổ chức những chương trình đào tạo bậc đại học và sau đại học. Nhìn chung, các tổ chức đào tạo về cơ điện tử còn ít về số lượng và tập trung ở một số trường đại học ở các thành phố lớn. Thiếu hẳn các chương trình đào tạo cơ điện tử ở các mức cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. Chất lượng đào tạo còn thấp, thiếu thí nghiệm và thực hành, cũng như kiến thức liên ngành và có tính thực tiễn.
Về chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo trong nước chưa cao, đặc biệt trong đào tạo cao học và nghiên cứu sinh. Một nguồn tư liệu tham khảo về đánh giá là điều tra của đề tài “Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực trình độ cao, gửi cán bộ KH&CN đi đào tạo ở các nước có trình độ KH&CN tiên tiến” (tháng 12-2006) thì trong số 1073 người được hỏi về chất lượng giáo dục đại học 9% cho rằng rất thấp, 25%- thấp, 52% - trung bình, 13,5% - cao và chỉ 0,5% cho là rất cao. Tương tự, trong số 1269 người được hỏi về chất lượng đào tạo thạc sĩ: 1% -rất thấp, 12,5 % - thấp, 57%- trung bình, 28 % cao và 1,5%- rất cao. Trong số 1167 người được hỏi về chất lượng đào tạo tiến sĩ: 2,2% rất thấp, 16% -thấp. 53.8% - trung bình, 26% - cao và 2% - rất cao.
1. 2. Hiện trạng nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao
Trên thực tế, số liệu thống kê về lực lượng lao động trong các lĩnh vực CNC không được đề cập chính thức. Do vậy, số liệu dưới đây chỉ trích từ
nguồn các tài liệu nghiên cứu hoặc nghiên cứu quy hoạch của một số Bộ, ngành có liên quan.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT): Hiện có khoảng 25.000 người chia thành 3 nhóm lớn sau:
- Nhóm những người làm trong các phòng máy tính thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị SX-KD với số lượng khoảng 20.000 người, Trong số đó khoảng 2.000 người có bằng cử nhân, kỹ sư tin học, số còn lại là học thêm tin học sau khi có bằng đại học thuộc ngành khác.
- Nhóm những người làm việc trong các đơn vị CNTT chuyên nghiệp như các doanh nghiệp CNTT, viện nghiên cứu khoảng 4.000 người trong đó khoảng 2.000 có bằng cử nhân, kỹ sư về CNTT.
- Những người làm công tác giảng dạy về CNTT khỏang 600 người. Ngoài ra còn hàng trăm ngàn người dùng máy tính trong công việc chuyên môn của mình (nhưng không thuộc nhóm nhân lực về công nghệ thông tin).
Trong lĩnh vực công nghệ sinh học: Theo ý kiến của một số chuyên gia hiện trong lĩnh vực này có khoảng 2.000 người. Hàng năm chỉ đào tạo được khoảng 100 chuyên gia có trình độ từ đại học trở lên. Số đông cán bộ KH&CN trong lĩnh vực này làm việc trong các lĩnh vực lân cận như sinh học, dược học, kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp v.v…Theo yêu cầu công tác, số cán bộ này làm việc tại các viện, các cơ sở giảng dạy, sản xuất v.v…
Trong lĩnh vực công nghệ vật liệu tiên tiến: Hiện có khoảng 6000 cán bộ KH&CN làm việc trong lĩnh vực này trong số đó có khoảng 50 tiến sĩ chuyên ngành vật liệu tiên tiến. Theo số liệu điều tra 13 cơ sở thuộc Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ Việt nam, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ KH&CN, Bộ Quốc phòng cho thấy, mỗi cơ sở có khoảng 15-35 cán bộ được đào tạo về khoa học vật liệu và đang làm việc trực tiếp về vật liệu mới trong đó có khoảng 2/5 là cán bộ có trình độ trên đại học.
Trong lĩnh vực công nghệ tự động hoá: Hiện có khoảng 5000 người làm việc trong các lĩnh vực liên quan (toán học, cơ học, tin học, vật lý) hoặc trực tiếp là tự động hoá, cơ điện tử.
Về cơ cấu giới và tuổi: 72% là nam giới. 36-55 tuổi: (63%) . Số lương này khá đông và còn sung sức và kinh nghiệm. Là lực lượng sẽ có thể đóng góp đáng kể cho nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng CNC.
1. 3. Chính sách phát triển nhân lực công nghệ cao
Đào tạo nguồn nhân lực CNC đã sớm được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Vào năm 1995 khi chúng ta có chủ trương CNH, HĐH đất nước, 7 trường đại học được phép thành lập khoa công nghệ thông tin và đào tạo kỹ
sư, cử nhân công nghệ thông tin. Đến nay hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều có các chương trình đào tạo công nghệ thông tin ở những trình độ, cấp bậc khác nhau, trong đó gần 1/2 số trường có khoa công nghệ thông tin, hoặc bộ môn tin học. Tương tự như vậy, vào năm 1999 nhiều trường đại học kỹ thuật (khối công nghiệp, nông nghiệp), đại học khoa học tự nhiên, đại học y dược chính thức mở ngành đào tạo theo mã ngành công nghệ sinh học. Nhiều khoa công nghệ sinh học với các lĩnh vực chuyên sâu từ sinh học phân tử, di truyền học, công nghệ gien, công nghệ tế bào... đến công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch đã được thành lập. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực vật liệu và công nghệ vật liệu, công nghệ tự động hóa.
Hiện nay hàng năm có khoảng 25% sinh viên đại học và học viên sau đại học trong tổng số 130.000 sinh viên, 20.000 học viên cao học, 1.500 nghiên cứu sinh tốt nghiệp theo bốn lĩnh vực CNC. Nhìn chung nguồn nhân lực trình độ đại học tốt nghiệp các trường đại học trọng điểm bước đầu đáp ứng được các yêu cầu của các nhà tuyển dụng kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Toyota, Ford, Canon, Fujitsu,...
Để nâng cao chất lượng đào tạo một số trường đại học đã triển khai thành công Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, Chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng, đồng thời tiến hành các chương trình đào tạo liên kết với các trường đại học của Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Nga,... chủ yếu theo các lĩnh vực CNC. Hợp tác song phương giữa Việt Nam và một số quốc gia; giữa các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam với các trường, viện nghiên cứu nước ngoài. Ngoài ra cần tính đến một số lượng đông đảo các lưu học sinh đi học theo các chương trình tự cá nhân khai thác được hoặc do gia đình tự lo.
Cho đến nay có gần 60.000 lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại các nước ví dụ tại Mỹ gần 10.000 người, Trung Quốc trên 9.000 người, Úc khoảng 5.000 người, Pháp hơn 4.000 người, Nhật hơn 3.000 người, tại Nga, Hàn Quốc, Bỉ, Canada,… khoảng gần 2.000 người, với số lượng theo học các ngành KH&CN chiếm gần 40 % là nguồn nhân lực không nhỏ, có trình độ cao, có khả năng đáp ứng một phần quan trọng cho nhu cầu nhân lực CNC.
1. 4. Chính sách sử dụng, đào tạo nhân lực CNC
Chính sách sử dụng nhân lực CNC đang được các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội quan tâm. Nhân lực CNC là một nguồn lực hết sức quý cho sự phát triển CNC của đất nước. Không thể có CNC khi chưa có đội ngũ nhân lực CNC có đủ trình độ, tay nghề và tâm huyết, gắn bó với nghề nghiệp. Trong điều kiện thiếu nhân lực CNC như hiện nay, chính sách sử dụng nhân lực CNC lại càng có ý nghĩa. Chính sách đối với nhân lực CNC trước đây
được đề cập trong các chính sách liên quan đến nhân lực KH&CN hoặc chính sách sử dụng nhân tài nói chung. Một số chính sách được thể hiện trong các văn bản Luật như sau.
Thứ nhất là chính sách sử dụng nhân lực: Nhà nước trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ sáng tạo và cống hiến; có chính sách và biện pháp để thu hút nhân tài vào việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước; có chính sách khuyến khích trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động KH&CN; có chế độ đãi ngộ tương xứng với cống hiến và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với cá nhân có công trình KH&CN đặc biệt xuất sắc, có cống hiến lớn đối với đất nước (Điều 34, Luật KH&CN, Điều 29, Luật CNC).
Thứ hai là chính sách đào tạo: Nhà nước tập trung đầu tư phát triển nhân lực CNC đạt trình độ khu vực và quốc tế; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực CNC trong nước và ngoài nước, lực lượng trẻ tài năng trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC và các hoạt động CNC khác” (Điều 4, Luật CNC). Nhân lực CNC được đào tạo đồng bộ về cơ cấu, trình độ, bao gồm nhà khoa học, nghiên cứu viên, chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật (Điều 26 Luật CNC). Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển CNC được ưu tiên xét tuyển để nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài theo các chương trình đào tạo của Nhà nước (Điều 27 Luật CNC).
Thứ ba là chính sách ưu đãi Việt kiều: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập tổ chức KH&CN tại Việt Nam được hưởng các ưu đãi về thuế, sử dụng đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật (Điều 35 Luật KH&CN). Ưu đãi về thuế thu nhập đối với cá nhân người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư trong khu CNC được miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để bằng mức thuế phải nộp áp dụng với người nước ngoài có cùng mức thu nhập. Những người này và các thành viên của gia đình họ được cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá trị sử dụng nhiều lần với thời hạn phù hợp với thời gian làm việc, hoạt động tại khu CNC (QĐ số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05/4/2004 về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu CNC, tại Điều 3).
Các chính sách ưu đãi và khuyến khích khác: Tổ chức KH&CN, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên được thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp CNC (Điều 20 Luật CNC).
Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đào tạo nhân lực công nghệ cao được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật, được tài
trợ, hỗ trợ từ các quỹ như quỹ phát triển KH&CN để phát triển nhân lực CNC (Điều 27, Điều 28 Luật CNC). Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đào tạo nhân lực CNC. Nhà nước dành ngân sách, các nguồn lực cho việc đào tạo nhân lực CNC (Điều 27, Điều 28 Luật CNC).
Luật KH&CN quy định tại Điều 35 về trách nhiệm của các cơ quan đối với nhân lực KH&CN như sau: Tổ chức, cá nhân sử dụng nhân lực KH&CN có trách nhiệm bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở trường và tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng chuyên môn vào việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Nhà nước có chính sách thoả đáng về lương, điều kiện làm việc, chỗ ở đối với cá nhân hoạt động KH&CN.
Nghị định hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn liên quan cần quy