Chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về hoạt động công nghệ cao để hướng dẫn thi hành luật công nghệ cao (Trang 37 - 40)

II. Chính sách khuyến khích chuyển giao, ươm tạo và thành lập doanh

1. Chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ cao

a) Chương trình mô hình ứng dụng KHKT vào nông thôn, miền núi

Trong khuôn khổ chương trình nông thôn, miền núi Dự án áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào nông thôn và miền núi là loại dự án liên quan đến việc triển khai áp dụng những kỹ thuật tiến bộ (thành tựu khoa học và công nghệ) đã được khẳng định cho khu vực nông thôn và miền núi phục vụ cho ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Cho đến nay Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn - miền núi được thực hiện theo các giai đoạn 1998-2002 và giai đoạn 2004-2010.

Về cơ chế tài chính, ngoài việc đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước, chính quyền địa phương, nông dân đã mạnh dạn cùng đầu tư áp dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất. Thực chất đây là cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm. Đối với các dự án này ngân sách Nhà nước chỉ đầu tư cho chuyển giao công nghệ, tập huấn và đào tạo về kỹ thuật, hỗ trợ một phần nguyên vật liệu, số kinh phí còn lại do người dân bỏ ra. Cụ thể là trong giai đoạn 1998-2002, Bộ KH&CN đã lựa chọn, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện 242 dự án với tổng đầu tư là 313.437 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương là 131.095 triệu đồng chiếm 42%, huy động từ các nguồn vốn khác là 182.342 triệu đồng chiếm 58% đã thể hiện trách nhiệm của các địa phương và các cơ quan khoa học công nghệ.

Chương trình: "Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn, miền núi" giai đoạn (2004-2010) được chia thành hai nhóm: Nhóm Trung ương quản lý gồm các dự án giúp các địa phương giải quyết những vấn đề có tầm quan trọng đối với việc phát triển KT- XH, có quy mô lớn, ảnh hưởng liên vùng hoặc một vùng kinh tế trọng điểm và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên gia thuộc nhiều ngành, nhiều tổ chức KH&CN; Nhóm uỷ quyền địa phương quản lý gồm các dự án giúp các địa phương triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn công nghệ hiện có ở địa phương và phù hợp với năng lực tổ chức quản lý của địa phương.

Sau hơn 3 năm, Chương trình NTMN giai đoạn 2004 - 2010 đã tổ chức triển khai thực hiện 131 dự án tại 52 tỉnh, thành phố, trong đó 76 dự án thuộc nhóm Trung ương quản lý; 55 dự án thuộc nhóm uỷ quyền địa phương quản

lý; phân bố tại vùng đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển và hải đảo. Trong đó, gần 50% số dự án đã triển khai tại các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Thông qua việc thực hiện các dự án, Chương trình đã huy động trên 1.100 lượt cán bộ khoa học từ 68 tổ chức KH&CN của Trung ương và địa phương trong cả nước về phục vụ tại địa bàn nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đã xây dựng được 786 mô hình, đào tạo được trên 700 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn công nghệ cho trên 14.700 lượt nông dân.

Tiếp tục cơ chế tài chính nhà nước và nhân dân cùng làm để triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia cũng đi theo hướng hướng về DNVVN, về nông nghiệp, nông thôn, vùng có điều kiện khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc chia sẻ trách nhiệm về tài chính, lợi ích giữa nhà nước trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức KH&CN và nông dân cần được cụ thể hoá vào các hoạt động của thể hiện rõ trong cơ chế tài chính đối với việc triển khai dự án ứng dụng công nghệ cao. Áp dụng mạnh cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm trong lĩnh vực hoạt động đổi mới công nghệ cao của doanh nghiệp, nông thôn - miền núi. Các dự án trước hết phải xuất phát từ yêu cầu đích thực của địa phương thì người dân mới sẵn sàng bổ vốn đối ứng để áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.

b) Khuyến khích phát triển thị trường công nghệ cao

Luật CGCN năm 2006 quy định, Nhà nươc công bố Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ được khuyến khích chuyển giao tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm các thủ tục mua bán, cấp giấy phép chuyển giao công nghệ, hưởng các ưu đãi trong chuyển giao công nghệ. Nhà nước đã khẳng định công nghệ cao, công nghệ tiên tiến là những công nghệ được khuyến khích chuyển giao và giao cho Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động chuyển giao công nghệ này.

Bên cạnh các tổ chức trên, hệ thống các trung tâm thông tin KH&CN của Trung ương và các tỉnh đã được hình thành từ những năm 70-80 đã tiến hành phổ biến thông tin KHKT và công nghệ cho các hoạt động sản xuất-kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp cho các doanh nghiệp, HTX ở TƯ và địa phương.

Từ năm 2000 trở lại đây, Nhà nước đã tổ chức các hoạt động Techmart theo kiểu hội chợ ở cấp TƯ, vùng và địa phương hoạt động theo phiên nhằm tạo điều kiện gặp gỡ giữa người mua và người bán công nghệ, giữa các viện

nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để trao đổi ký kết các hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ. Hệ thống Techmart ảo cũng đã được thiết lập tạo điều kiện giao tiếp ảo dễ dàng vào bất cư thời điểm nào và thuận lợi cho các giao tiếp mua bán công nghệ. Một số nơi đã thành lập các sàn giao dịch công nghệ (Hà Nội, TP Hồ Chi Minh, Hải Phòng) tạo điều kiện cho người mua, bán công nghệ có thể tiếp xúc trực tiếp, hằng ngày để tiến hành các giao dịch mua bán công nghệ một cách thuận lợi.

Nhà nước đang xúc tiến việc xây dựng mạng lưới các đại diện KH&CN của Việt Nam tại nước ngoài để thu thập thông tin, bí quyết, giải pháp công nghệ về CNC. Ngoài các hệ thống tùy viên khoa học đang có ở một số nước hiện nay (Trung Quốc, Nga, Pháp, Ấn Độ), vừa qua mạng lưới ở một số nước có tiềm lực về công nghệ cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Đức, Pháp, Hàn Quốc được triển khai mạnh.

c) Nhập, làm chủ, thích nghi công nghệ

Về tình hình chuyển giao công nghệ trong Dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ KH&CN tính đến tháng 07/2005 nước ta có trên 5500 Dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép và hầu hết các Dự án sản xuất này đều có nội dung chuyển giao công nghệ. Từ 1993 đến nay, tổng số Hợp đồng được đăng ký hoặc phê duyệt mới khoảng trên 500 Hợp đồng, chiếm khoảng 12% tổng số Dự án có chuyển giao công nghệ. Tính từ năm 2000 đến 2006 đối với các Doanh nghiệp có vốn nước ngoài, Bộ KH&CN đã đăng ký, phê duyệt 217 Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, 71 Hợp đồng điều chỉnh, 16 Hợp đồng gia hạn.

Về tình hình chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp Việt nam, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp Việt nam đã mạnh dạn mua công nghệ của nước ngoài nhằm nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất của mình như các doanh nghiệp Việt nam đã nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, đã tạo ra sản phẩm cạnh tranh so với hàng ngoại nhập và xuất khẩu. Tuy nhiên đa số các nội dung chuyển giao công nghệ không được lập thành các hợp đồng riêng mà đưa vào các hợp đồng nhập khẩu thiết bị nên số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ đăng ký rất thấp. Từ năm 2000 đến 2006, Bộ KH&CN đã đăng ký, phê duyệt 91 Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào các doanh nghiệp vốn Việt Nam.

Về hệ thống chính sách, một số luật và chính sách quan trọng đã được ban hành, trong đó có Luật chuyển giao công nghệ, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động CGCN trong các doanh nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi về vốn vay lãi suất ưu đãi, hỗ trợ một phần vốn, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ

đào tạo nhân lực KH&CN thực hiện cá nhiệm vụ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Nghiên cứu hiện trạng về chính sách và hoạt động nhập công nghệ cho thấy hệ thống chính sách nhập công nghệ hiện hành vẫn còn bất cập. Thứ nhất, thiếu định hướng ưu tiên cụ thể và cơ chế hỗ trợ phù hợp (hình thức và mức độ) nhằm hướng việc nhập công nghệ của doanh nghiệp vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ của quốc gia. Thứ hai, chính sách tài chính chưa được sử dụng hiệu quả để gắn việc nhập công nghệ với mục tiêu thích nghi, làm chủ và cải tiến công nghệ nhập. Thứ ba, chính sách nhập công nghệ chưa được coi là bộ phận hợp thành quan trọng của chính sách công nghệ quốc gia. Thứ tư, thiếu chính sách hỗ trợ để nâng cao năng lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ CGCN (môi giới, đánh giá, định giá, đàm phán hợp đồng, tư vấn CGCN…) nhằm đáp ứng nhu cầu nhập công nghệ của doanh nghiệp.

Về cơ chế tài chính cho việc nhập, làm chủ, thích nghi, cần nhanh chóng đưa vào thực thi đã được quy định tại Luật chuyển giao công nghệ (Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia,...) hướng vào việc nhập, làm chủ, thích nghi công nghệ.

Hướng dẫn Luật công nghệ cao, Nghị định cần quy định cơ chế nhập công nghệ bằng kinh phí nhà nước sau đó tiếp tục tổ chức nghiên cứu hoàn thiện, thích nghi nhằm phục vụ cho các dự án quan trọng của KT-XH, an ninh, quốc phòng. Cơ chế mới có thể là Nhà nước phối hợp với doanh nghiệp cùng đầu tư sau đó kết quả được chuyển giao cho nhiều doanh nghiệp được sử dụng, doanh nghiệp cùng ngành kinh tế-kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về hoạt động công nghệ cao để hướng dẫn thi hành luật công nghệ cao (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)