II. Chính sách khuyến khích chuyển giao, ươm tạo và thành lập doanh
2. Chính sách khuyến khích ươm tạo, thành lập doanh nghiệp công nghệ
nghệ cao, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Dự án ươm tạo công nghệ, cơ sởươm tạo doanh nghiệp công nghệ
cao
1. Ngày 13/9/2005 Bộ KH&CN đã có quyết định số 15/2005/QĐ- BKHCN quy định tạm thời việc về tổ chức thực hiện nhiệm vụ ươm tạo công nghệ trong các trường đại học. Giai đoạn 2005-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện tại 4 trường đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ 32 dự án, kinh phí 24.094 triệu đồng và 03 dự án tăng cường năng lực ươm tạo công nghệ với tổng kinh phí là 13.100 triệu đồng và Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện 10 dự án, kinh phí 7739 triệu đồng.
Nhiệm vụ ươm tạo công nghệ là nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện công nghệ, tạo ra công nghệ hoàn chỉnh hoặc các kỹ thuật mới để chuyển giao và
thương mại hoá, phục vụ cho sản xuất-kinh doanh. Về mặt thủ tục xây dựng, phê duyệt đề cương đã tiến hành như xét duyệt một đề tài nghiên cứu cấp bộ. Kinh phí đã được cấp 100% từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ.
Các kiến nghị của các chủ nhiệm dự án tại cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện nhiệm vụ này như sau: thời gian thực hiện dự án có thể kéo dài 2-3 năm (để đủ thời gian thử nghiệm) thay vì 1-2 năm; có cơ chế hỗ trợ chuyển giao công nghệ là kết quả của dự án hoặc thành lập doanh nghiệp KH&CN; phân bổ kinh phí và tỷ lệ sử dụng nên tuỳ theo khối lượng và đặc thù của từng loại nhiệm vụ ươm tạo công nghệ; nên áp dụng cơ chế khoán để đảm bảo sự chủ động cho nhà khoa học; cần có cơ chế huy động nguồn vốn khác tham gia đầu tư cho hoạt động ươm tạo công nghệ; áp dụng cơ chế đấu thầu trong thực hiện dự án (?).
Ở một chừng mực nào đó, dự án ươm tạo công nghệ của Việt Nam thử nghiệm giai đoạn 2005-2007 tại các trường đại học là thuộc vào loại dự án hoàn thiện công nghệ. Sự khác biệt đó là: người chủ trì thực hiện là nhà khoa học và được cấp 100% kinh phí từ ngân sách. Cơ chế cấp kinh phí này trái với cách cấp kinh phí của các nước có dự án tương tự như Mỹ (nêu trên) và các nước khác như Đức, Thuỵ sỹ,...(chỉ hỗ trợ tới 50% kinh phí đối với loại dự án ươm tạo công nghệ)
Trên thực tế, dự án SXTN và dự án ươm tạo công nghệ không khác nhau về mục đích (đều là hoạt động hoàn thiện công nghệ từ những kết quả NC&PT, ý tưởng công nghệ để thương mại hoá). Về cơ chế tài chính, Nhà nước chỉ tài trợ 100% kinh phí cho nhà khoa học thực hiện đề tài nghiên cứu (kết quả ở giai đoạn tiền cạnh tranh, prototype). Nhà nước chỉ là người hỗ trợ một phần kinh phí cho dự án ươm tao công nghệ, các doanh nghiệp, doanh nhân phải đ ầu tư cho hoàn thiện công nghệ và thương mại hoá hoặc trực tiếp áp dụng công nghệ đó vào doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới bằng công nghệ đó. Nhà nước ở giai đoạn cuối cùng này chỉ đóng vai trò hỗ trợ tài chính và theo nguyên tắc hay kinh nghiệm chung của các nước là không quá 50%.
Về cơ chế tài chính: các nhà khoa học quyết định trở thành doanh nhân hoặc nhà doanh nghiệp đều được hỗ trợ tuỳ theo độ rủi ro của dự án có thể tới 50% chi phí của dự án. Doanh nghiệp hoặc doanh nhân phải đầu tư phần chủ yếu cho việc hoàn thiện dự án ươm tạo công nghệ. Cơ chế khoán chi được vận dụng cho dự án nhằm tạo thế chủ động cho người thực hiện, phù hợp với thực tế diễn biến của thị trường, nhưng vẫn kiểm soát được. Việc thanh quyết toán sẽ căn cứ vào kết quả đầu ra để đưa ra kết luận cuối cùng.
Trường hợp kết quả của dự án ươm tạo công nghệ có tính công ích cao, không doanh nghiệp hoặc nhà doanh nhân nào đứng ra đầu tư kinh phí thì nhà
nước đầu tư 100% và sản phẩm khi hoàn thành được chia sẻ sử dụng, chuyển giao theo cơ chế công ích.
Có thể có cơ chế huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau (doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu,...) cùng đầu tư vào 1 dự án ươm tạo công nghệ để chia sẻ rủi ro, kết quả sử dụng theo số vốn đầu tư của mối bên tham gia.
Từ thực tiễn trên đây cần quy định trong Nghị định hoặc văn bản khác hướng dẫn Luật CNC việc tiến hành dự án ươm tạo công nghệ là phải gắn liền với việc thành lập doanh nghiệp công nghệ và chỉ những doanh nghiệp được thành lập từ dự án đó mới được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế TNDN. Cũng cần quy định rõ các tiêu chí về một Dự án ươm tạo công nghệ cao để làm cơ sở cho việc xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án từ Chương trình quốc gia về công nghệ cao, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia với mức không quá 50% chi phí của dự án.
2. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNV&N là văn bản đầu đầu tiên đề cập đến việc hình thành và phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Nghị định quy định: “Chính phủ khuyến khích việc thành lập các vườn ươm DNV&N để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập doanh nghiệp”. Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 về việc ban hành quy chế khu CNC quy định vườn ươm DNCNC có nhiệm vụ tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có ý tưởng KH&CN, kết quả nghiên cứu KH&CN thực hiện việc hoàn thiện công nghệ, chế thử sản phẩm và thành lập doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNC. Nghị định cũng đã quy định về: Điều kiện, quyền lợi của các tổ chức, cá nhân ươm tạo doanh nghiệp tại vườn ươm là phải có dự án CNC cần ươm tạo được phê duyệt; Được hỗ trợ giá thuê nhà xưởng 50%; Được tư vấn miễn phí, cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động ươm tạo doanh nghiệp tại vườm ươm; Được thuê cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ với điều kiện ưu đãi; Được tạo điều kiện sử dụng các trang thiết bị của các phòng thí nghiệm do nhà nước đầu tư tại khu CNC;
Cho đến nay, Việt Nam có khoảng 10 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ với thời gian hoạt động chỉ mời từ 1 đến 5 năm. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do thời gian hoạt động của các vươn ươm doanh nghiệp chưa lâu, việc đánh giá tổng thể tính hiệu quả của từng mô hình theo mức độ đạt được của các mục tiêu đề ra (như đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy các DNV&N trong khởi sự kinh doanh, ứng dụng và phát triển công nghệ và một số mục tiêu khác đặt ra khi thành lập,v.v…) và nhận dạng các vấn đề vướng mắc, nảy sinh hầu như chưa được thực hiện. Cho đến nay dường như chỉ có duy nhất Công ty vườn ươm của Trung tâm nghiên cứu
và tư vấn quản lý (CRC) - thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện việc đánh giá và công bố rộng rãi kết quả hoạt động sau 3 năm (ươm tao 7 doanh nghiệp). Gần đây cũng đã có đánh giá sơ bộ của các nhà tư vấn quốc tế về tình hình phát triển mạng lưới liên kết của Doanh nghiệp ươm tạo thực phẩm Hà Nội (HBI) và đề xuất phát triển mạng lưới liên kết cho Doanh nghiệp ươm tạo phền mềm Quang Trung (SBI). Vườn ươm DNCN cao Hoà Lạc đang ươm tao 10 doanh nghiệp công nghệ cao và bản thân vươn ươn hoạt động theo cơ chế NĐ 115. Cuối năm 2009 những doanh nghiệp công nghệ cao đầu tiên đã tốt nghiệp và ra làm ăn riêng; đây là kết quả bước đầu của Vườn ươm DNCN cao Hòa Lạc.
Như vậy, khung pháp lý về vườn ươm ban đầu mới chỉ điều chỉnh trực tiếp việc thành lập và hoạt động của các vườn ươm DN công nghệ hoặc công nghệ cao hoạt động trong các khu công nghệ cao và do nhà nước thành lập. Vườn ươm DN công nghệ hoặc công nghệ cao với tư cách là một doanh nghiệp ươm tạo CNC được Luật công nghệ cao quy định, ngoài ra còn bị điều chỉnh bởi các luật như Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, các Luật về thuế và đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nghị định hoặc các văn quản hướng dẫn Luật CNC cần quy định rõ trường hợp thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp CNC là một tổ chức sự nghiệp hoặc là một doanh nghiệp và theo đó các chế tài cũng khác nhau. Và chỉ những doanh nghiệp ươm tạo thành lập từ dự án xây dựng doanh nghiệp ươm tạo công nghệ cao mới được hướng các chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế TNDN.
b) Thành lập doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao
Luật chuyển giao công nghệ 2006 quy định liên quan đến thành lập doanh nghiệp công nghệ, Luật CNC 2008 quy định việc thành lập doanh nghiệp từ dự án về CNC, quy định tiêu chí cho các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.
Việc thành lập doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ dự án sản xuất CNC mới được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN.
Từ năm 2002, một số Quỹ đã bắt đầu những hoạt động đầu tư ở Việt nam như Mekong Enterprise Fund và Vietnam Opportunity Fund. Đặc biệt, năm 2002 tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) của Mỹ đã thành lập Quỹ ĐTMH dự định đến năm 2010 tổng sổ vốn sẽ lên tới 100 triệu USD. Quỹ hoạt động dưới dạng công ty cổ phần theo Luật đầu tư nước ngoài. Quỹ có kế hoạch sẽ tập trung đầu tư chủ yếu cho các doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực
CNTT (phần mềm, bán dẫn và viễn thông), đặc biệt là doanh nghiệp của các doanh nhân trẻ, với nhiều ý tưởng sáng tạo. Theo kế hoạch, Quỹ có thể đầu tư vốn ban đầu cho các công ty này khoảng 500.000 đến 1 triệu USD và có thể lên tới 6 triệu USD khi đến giai đoạn cuối. Đây là Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đầu tiên ở Việt nam quan tâm đến lĩnh vực phát triển CNC. Ngoài ra Quỹ Phát triển Doanh nghiệp Mekong trong năm vừa qua đã có dấu hiệu chuyển hướng sang doanh nghiệp thuộc các ngành CNC. Tháng 11/2003 Quỹ này đã đầu tư khoảng 0,8 triệu USD vào một công ty tin học.
Luật chuyển giao công nghệ 2006 và Luật công nghệ cao 2008 đã quy định các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, về giao quyền sở hữu, góp vốn bằng công nghệ cho việc thành lập doanh nghiêp công nghệ/cao; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp công nghệ cao. Việc cần quy định là các thủ tục chi tiết cho quá trình góp vốn bằng công nghệ như vấn đề dịnh giá công nghệ,...
Về đối với Quỹ đầu tư mạo hiểm thành lập mới trên cơ sở dự án đầu tư mạo hiểm vào CNC thì được hưởng ưu đãi về thuế TNDN tương tự như đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án sản xuất sản phẩm CNC đã được Luật thuế TNDN quy định. Điều này cần quy định rõ trong văn bản hướng dẫn Luật CNC hoặc Luật thuế TNDN.
c)Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp công nghệ
cao
Đối với sinh viên, nghiên cứu sinh, cán bộ khoa học, cán bộ làm công tác nghiên cứu và phát triển Nghị định hoặc văn bản hướng dẫn khác có liên quan cần quy định rõ trách nhiệm của tổ chức nơi họ học tập, công tác là phải tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ về điều kiện cơ sở vật chất để ươm tạo công nghệ ươm tao doanh nghiệp công nghệ cao; cho phép kiêm nhiệm hoặc thuyên chuyển công tác khi thành lập doanh nghiệp công nghệ cao và nhận lại làm việc khi họ có nhu cầu trở lại cơ quan cũ đề làm việc.
Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên, Đề tài đề xuất các nội dung cụ thể của mục này cấn quy định trong Nghị định như sau:
- Việc quy định về công nghệ cao, máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được nhập khẩu bằng ngân sách nhà nước cần tập trung vào làm rõ các hạng mục chi cho nhập khẩu công nghệ cao; cơ chế tài trợ, hỗ trợ tại các quỹ , chương trình liên quan cho việc nhập và cho việc sau đó tiếp tục nghiên cứu phát triển các công nghệ nhập đó.
- Về phát triển thị trường công nghệ cao, Nghị định cần quy định cụ thể việc tổ chức, cá nhân được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách sự
nghiệp khoa học và công nghệ để tham gia trình diễn, giới thiệu công nghệ tại hội chợ, triển lãm ở trong nước và ở nước ngoài; phát triển thị trường giao dịch trên mạng; tạo điều kiện tạm nhập tái xuất; cơ quan đại diện ở nước ngoài tạo thuận lợi cho triển lãm, tổ chức hội chợ.
- Việc khuyến khích sử dụng sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao xuất xứ tại Việt Nam nên quy định theo hướng: Sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao xuất xứ tại Việt Nam được ưu tiên xét chọn tham gia thực hiện dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi sản phẩm trong nước có chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng tương đương và giá dự thầu không cao hơn sản phẩm cùng loại được nhập khẩu; các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước là dự án chỉ định thầu hoặc có vốn nhà nước từ 50% trở lên.
- Việc khuyến khích thành lập doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần quy định theo hướng: tổ chức, cá nhân được góp vốn bằng giá trị công nghệ; góp vốn bằng tài sản giao quản lý; cán bộ KH&CN được kiêm nhiệm, chuyển công tác; bảo lưu kết quả.
- Về ưu đãi đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển nên được quy định theo hướng được hưởng các ưu đãi theo luật thuế đã ban hành; trường hợp các dự án đầu tư có quy mô lớn thì được hưởng thêm 15 năm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (tổng cộng là 30 năm dược hưởng ưu đãi này).
- Về việc doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, Nghị định cần quy định việc công nhận có giá trị trong thời hạn ba năm và được hưởng ưu đãi thuế TNDN; hết thời hạn trên thì doanh nghiệp được đánh giá lại, nếu đánh giá lại mà doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện để được công nhận lại là doanh nghiệp công nghệ cao thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho đến khi được công nhận lại và thời gian ưu đãi bị trừ đi thời gian không được công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
- Về các biện pháp thúc đẩy ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao cần quy định theo hướng: Nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng các ưu đãi về thuế, đất theo quy định hiện hành; Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao được hỗ trợ kinh phí, tổ chức đển thực hiện nhiệm vụ ươm tạo CNC.