Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bình phước (Trang 39 - 88)

2)

2.2.3.Nguyên nhân từ phía khách hàng

Địa bàn hoạt động của Chi nhánh là Tỉnh Bình Phước, một tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Sông Bé năm 1997 nên cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, cần có nguồn vốn lớn để đầu tư vào các công trình, dự án. Ngoài ra, đây là thị trường tương đối

rộng lớn với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, chủ yếu là các hộ trồng trọt và chăn nuôi. Vì thế, đây có thể nói là một thị trường tiềm năng của Chi nhánh, đặc biệt là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản là một trong những đối tượng ưu tiên cho vay của Chi nhánh.

Trong tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay, các nhà sản xuất đang đau đầu với bài toán giữa chi phí đầu vào và đầu ra, khả năng điều hành của nhiều nhà quản lý còn nhiều hạn chế, lại không nhạy bén trước những tình huống bất ngờ…Hơn nữa, khi vay vốn đa phần đều có phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, nhưng khi nhận được vốn vay, họ lại sử dụng không hiệu quả hoặc sai mục đích, thất thoát…vì vậy mà hoạt động sản xuất của doanh nghiệp kém hiệu quả, dễ đi vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

Tuy nhiên không phải tất cả những người đi vay đều rơi vào tình trạng trên, nhiều doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, phương án sản xuất kinh doanh thực thi hiệu quả, bộ máy điều hành quản lý tốt, tạo được uy tín, lòng tin đối với chi nhánh. Vừa mang lại thu nhập từ lãi vay, trả nợ gốc đúng hạn mà còn cung ứng nguồn tiền gửi thanh toán cho chi nhánh.

Trên đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng. Để cụ thể hơn, ta sẽ tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đặc biệt là hoạt động tín dụng.

2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bình Phƣớc

2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Ý thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn, nên từ khi mới thành lập Chi nhánh đã xác định huy động vốn là trọng tâm , là cơ sở để tăng trưởng quy mô tín dụng. Vì vậy mà Chi nhánh Bình Phước đã tập trung mọi nỗ lực trong công tác huy động bằng nhiều phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng như: tiếp thị trực tiếp, gửi thư ngỏ đến khách hàng để duy trì được lượng khách hàng truyền thống cũng như mở rộng thêm nhiều khách hàng mới.

Mặc dù tình hình kinh tế những năm gần đây không tốt và có nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn hoàn thành khá hiệu quả chỉ tiêu huy động vốn. Doanh số huy

động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2010-2012 tăng liên tục và đạt mức cao, trung bình huy động 1,918 tỷ đồng/năm. Cụ thể đạt được như sau:

2.3.1.1. Phân tích tổng nguồn vốn huy động

Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, tình hình huy động vốn của Chi nhánh có những bước tăng trưởng liên tục, khá tốt về doanh số: Năm 2011, doanh số huy động vốn tăng 515.9 tỷ đồng (tăng 33.9%) so với năm 2010 và đạt mức 2,039.3 tỷ đồng. Sang năm 2012, doanh số huy động tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng có phần chững lại ở mức 7.4% và đạt 2,190.2 tỷ đồng. Việc nguồn vốn huy động tăng liên tục như vậy là do trong suốt hai năm 2011 và 2012, các NHTM tăng cường chạy đua lãi suất huy động nhằm giải quyết vấn đề về thiếu hụt thanh khoản bởi các khoản phải thanh toán đến hạn và các khoản nợ xấu chưa thu hồi được, dẫn đến đặt ra chỉ tiêu huy động cao cho Chi nhánh. Cuộc chạy đua bắt đầu vào cuối năm 2010 khi NHNN ban hành Quyết định 2619/QĐ-NHNN về điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 9%, sau đó mức lãi suất liên tục được các ngân hàng điều chỉnh tăng dần và đến cuối tháng 06/2011, lãi suất huy động thậm chí lên đến trên 20%/năm. Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2011 đạt được một mức rất cao là 33.9%. Tuy nhiên, do cuộc chạy đua lãi suất mang lại nhiều hệ lụy

cho nên kinh tế nên vào ngày 28/09/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 30/2011/TT-NHNN quy định trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 1 tháng là 14%. Tiếp theo đó NHNN liên tục ban hành Thông tư số 08/2012/TT-NHNN, Quyết định số 1081/QĐ-NHNN, Thông tư 19/2012/TT-NHNN, Thông tư số 32 /2012/TT- NHNN để giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 1 tháng xuống còn 12%, 11%, 9%, 8% và cùng với những quy định gắt gao về thực hiện nghiêm chỉnh việc áp dụng trần lãi suất huy động nên trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh chỉ tăng tương đối là 7.4%.

Và để hiểu rõ hơn tình hình huy động vốn tại chi nhánh ta tiến hành phân tích cho tiết các chỉ tiêu sau:

2.3.1.2. Phân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Ngắn hạn 1,427.7 1,955 2,157.7 527.3 36.9% 202.7 10.4% Trung – dài hạn 95.8 84.3 32.5 (11.5) (12%) (51.8) (61.4%) Tổng cộng 1,523.5 2,039.5 2,190.2 515.8 33.9% 150.9 7.4% Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 93.7% 95.9% 98.5% Trung – dài hạn 6.23% 4.1% 1.5% Tổng cộng 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Nhìn vào Bảng 2.1 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động trong những năm qua biến động theo chiều hướng: tăng nhanh nguồn vốn huy động ngắn hạn, giảm dần nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Cụ thể, năm 2011 so với năm 2010, nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng 36.9% trong khi đó nguồn vốn trung – dài hạn giảm 12%. Năm 2012 so với năm 2011, nguồn vốn huy động ngắn hạn vẫn tăng tương

Nguyên nhân khiến nguồn vốn huy động trung - dài hạn lại giảm mặc dù tổng nguồn vốn huy động tăng là vì do những biến động thất thường về lãi suất trong giai đoạn 2010 – 2012 là lớn khiến việc gửi tiền kỳ hạn dài tồn tại sự bị động trong nguồn tiền của khách hàng, bên cạnh đó giá tiêu dùng, giá nguyên vật liệu vẫn ở mức cao khiến nhu cầu chi tiêu của cá nhân cũng như doanh nghiệp thường xuyên biến động, không phù hợp với việc gửi tiền kỳ hạn dài.

2.3.1.3. Phân tích nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Với mục tiêu hướng đến mọi đối tượng khách hàng, Chi nhánh không những cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng mà còn huy động được một lượng lớn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán từ các khách hàng này. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm một lượng rất lớn trong tổng nguồn vốn, còn vốn huy động từ các nguồn khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Vốn huy động từ cá nhân 854.7 1,294.8 1,226.6 440.1 51.5% (68.3) (5.3%) Vốn huy động từ doanh nghiệp 655 684.2 910.2 29.5 4.5% 226 33% Vốn huy động từ nguồn khác 13.8 60.3 53.5 46.4 335.9% (6.8) (11.3) Tổng cộng 1,523.5 2,039.5 2,190.2 515.8 33.9% 150.9 7.4% Tỷ trọng (%) Vốn huy động từ cá nhân 56.1% 63.5% 56% Vốn huy động từ doanh nghiệp 43% 33.6% 41.6% Vốn huy động từ nguồn khác 0.9% 3.0% 2.4% Tổng cộng 100% 100% 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng liên tục qua 3 năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng 51.5% so với 2010, chiếm tỷ trọng là 63.5% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 nguồn vốn huy động từ cá nhân giảm 5.3% so với năm 2011, tương ứng với mức giảm là 68.3 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 56% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do người dân trong Tỉnh chịu nhiều tổn thất khi điềubị mất mùa, cao su bị rớt giá…nên lượng tiền huy động từ cá nhân bị giảm đi so với các năm trước.

Vụ điều năm 2012 của Tỉnh bị mất mùa, làm giảm sản lượng trên 30%. Giá bán hạt điều tươi nguyên liệu cũng giảm mạnh trên 50%, tức giảm 14-15 triệu đồng/tấn; giá bán mủ cao su 5 tháng đầu năm giảm trên 30%, với giá bình quân 63 triệu đồng/tấn, trong khi giá bình quân năm 2011 là 93 triệu đồng/tấn.Theo Báo Bình Phƣớc Online ngày 13/08/2012.

Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp cũng tăng liên tục qua 3 năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp tăng 4.5% so với năm 2010, tương ứng với mức tăng là 29.5 tỷ đồng, chiếm 33.6% tổng nguồn vốn. Nhưng biến động tăng rõ rệt nhất là năm 2012, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp tăng 226 tỷ đồng so với năm 2011, đạt mức 910.2 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 41.6% trong tổng nguồn vốn.

Nhìn chung xét về cơ cấu thì huy động vốn từ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp là tương đối đồng đều.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguyên nhân là do, đặc điểm của địa bàn Bình Phước chủ yếu là nông dân trồng rẫy (cao su, điều…), còn doanh nghiệp thì ít nên nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ cá nhân. Việc phân loại tiền gửi theo đối tượng khách

56.1% 63.5% 56.0% 43.0% 33.6% 41.6% 0.9% 3.0% 2.4% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 2010 2011 2012

Vốn huy động từ cá nhân Vốn huy động từ doanh nghiệp Vốn huy động từ các nguồn khác

hàng nhằm giúp cho chi nhánh phục vụ tốt hơn, phân đoạn được thị trường, đánh giá được tỷ trọng các loại hình khách hàng trong cơ cấu tiền gửi của chi nhánh, qua đó sẽ đề ra được các chính sách đối với từng loại hình khách hàng khác nhau.

Huy động vốn là công việc hết sức quan trọng vì nó giống như một loại “nguyên liệu” để chi nhánh tạo ra sản phẩm tín dụng. Nếu nguồn nguyên liệu này không phù hợp, không đảm bảo về số lượng, cơ cấu…thì sẽ rất dễ tạo ra sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Do đó, Chi nhánh cần phải đảm bảo tạo nguồn vốn cân đối với sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán.

2.3.2. Hoạt động cho vay

Bên cạnh hoạt động huy động vốn là hoạt động cho vay, đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động cho vay mang lại rủi ro lớn, vì vậy ngân hàng cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

2.3.2.1. Phân tích tổng quan tình hình dư nợ tại Chi nhánh

Biểu đồ 2.5: Tình hình dƣ nợtại Chi nhánh

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Về hoạt động cho vay, dư nợ cho vay của Chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012 có những bước tăng giảm tương đối: Năm 2011, dư nợ cho vay giảm 162.2 tỷ đồng (giảm 12.5%) và còn ở mức 1,132.5tỷ đồng. Sang năm 2012, dư nợ lại tăng lên 197.3 tỷ đồng (tăng 17.4%) và đạt 1,329.8tỷ đồng. Nguyên nhân chính lý giải cho việc dư nợ cho vay giảm trong năm 2011 là do cuộc chạy đua lãi suất huy động của các NHTM tăng mạnh khiến lãi suất huy động của Chi nhánh cũng phải tăng theo làm cho lãi suất cho vay tăng, chính điều đó gây ra những khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp ở địa bàn và trong đó có một số doanh nghiệp BOT (Built Operation Transfer) có số vốn vay hàng năm lớn đã phải dừng việc vay vốn vì lãi suất quá cao.

Tình hình sản xuất thu hẹp, giá nguyên vật liệu đều đội lên khiến giá thành cao, hàng tiêu thụ chậm đi... thì làm gì có nhiều doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao trên 15% để vay với lãi suất hiện nay- Theo Ông Nguyễn Quang Tuệ, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quang Tuệ.

Đến năm 2012, như đã trình bày ở trên, là do những chính sách điều tiết lãi suất của NHNN đã khiến cho lãi suất hạ nhiệt và dần ổn định hơn mặc dù vẫn còn ở mức cao nhưng có thể chấp nhận được (12% - 15%). Chính vì thế các doanh nghiệp dừng vay vốn đã tiếp tục thực hiện được dự án và tiếp cận nguồn vốn sản xuất kinh doanh, giúp dư nợ tăng trưởng trở lại và đạt mức 1,329.8tỷ đồng vào cuối năm 2012. Có thể thấy xu hướng tăng giảm của dư nợ cho vay hoàn toàn phù hợp với diễn biến của nền kinh tế và chính sách lãi suất được ban hành.

2.3.2.2. Phân tích dư nợ theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.3: Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Khách hàng cá nhân 600.5 565.5 737 (35) (5.8%) 171.5 30.3% Khách hàng doanh nghiệp 694.2 566.7 592.8 (127.2) (18.3%) 25.8 4.6% Tổng dƣ nợ 1,294.7 1,132.5 1,329.8 (162.2) (12.5%) 197.3 17.4% Tỷ trọng (%) Khách hàng cá nhân 46.4% 49.9% 55.4% Khách hàng doanh nghiệp 53.6% 50.1% 44.6% Tổng cộng 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Trong cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng thì dư nợ khách hàng cá nhân (KHCN) và dư nợ khách hàng doanh nghiệp (KHDN) có sự biến đổi khá rõ qua các năm:

- Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, dư nợ cho vay của khối KHCN có xu hướng tăng lên . Năm 2010, dư nợ đạt 600.5 tỷ đồng, chiếm 46.4% tổng dư nợ cho vay; sang năm 2011 thì dư nợ có giảm nhẹ còn 565.5 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 5.8%. Tuy nhiên bước qua năm 2012 thì đã tăng lên một mức tương đối cao đạt 737 tỷ đồng, tăng 30,3% so với năm 2011.

- Đối với khối KHDN, năm 2010, dư nợ cho vay đạt 694.2 tỷ đồng, chiếm 53.6% tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 giảm xuống còn 566.7 tỷ đồng, tốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dư nợ KHDN đạt 592.8 tỷ đồng, tăng 4.6% so với năm 2011 và chiếm 44.6% tổng dư nợ cho vay. Từ các số liệu trên, có thể nhận thấy rõ ràng cơ cấu cho vay của khối KHDN trong 3 năm gần đây giảm một cách liên tục, từ 53.6% xuống 50.1% và sang năm 2012 chỉ còn 44.6%.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng

Đơn vị tính: % 46.4% 49.9% 55.4% 53.6% 50.1% 44.6% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 2010 2011 2012

Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Việc cơ cấu thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay KHCN và giảm tỷ trọng cho vay KHDN bởi trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nông sản như điều, cà phê… trong địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn khi mà giá nguyên vật liệu vẫn ở mức cao mà giá đầu ra lại mang tính cạnh tranh, nhất là với ngành điều – ngành sản xuất chủ chốt của tỉnh, cùng với tình hình kinh tế thế giới trong những năm qua luôn bất ổn: cuộc khủng hoảng nợ công chưa có hồi kết,

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bình phước (Trang 39 - 88)