Các nhân tố từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bình phước (Trang 36 - 39)

2)

2.2.2. Các nhân tố từ phía Ngân hàng

2.2.2.1. Một số quy định về tín dụng

Dưới đây là một số quy định về tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam:

- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Chi nhánh tại thời điểm cho vay (trừ trường hợp cho vay từ các nguồn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức và cá nhân hoặc những dự án đã trình và được Chính phủ đồng ý cho vay vượt quá 15% vốn tự có của Chi nhánh). Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vượt 15% vốn tự có của Chi nhánh, qua thẩm định dự án hoặc phương án vay vốn thấy đảm bảo đủ điều kiện cho vay, Giám đốc chi nhánh sẽ trình cấp trên phê duyệt.

- Đối với các khoản nợ quá hạn, thì lãi suất sẽ do Giám đốc Chi nhánh quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

- Đối với dư nợ quá hạn chuyển chi áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà khách hàng không trả đúng hạn, đối với phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn thì Chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay trong hạn đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.

- Khách hàng có khả năng có thể trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ và Giám đốc Chi nhánh được quyết định và thỏa thuận về điều kiện, số phí (nếu có) đối với số tiền vay trả nợ trước hạn (cho thời gian còn lại theo hợp đồng tín dụng) nhưng không vượt quá mức lãi và phí đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Các thông báo về khoản nợ gốc, lãi đến hạn được Chi nhánh gửi tới khách hàng trước ít nhất 5 ngày.

- Không được cho vay đối với những đối tượng không được vay.

2.2.2.2. Quy trình tín dụng tại Chi nhánh

Hiện nay, Chi nhánh Bình Phước đang áp dụng theo đúng quy trình cấp khoản tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, gồm các bước :

- BƢỚC 1: Cán bộ phòng khách hàng hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề

nghị cấp tín dụng.

- BƢỚC 2: Thẩm định, lập báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng.

- BƢỚC 3: Thẩm định, lập Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng.

- BƢỚC 4: Xét duyệt khoản cấp tín dụng.

 Trường hợp thuộc thẩm quyền chi nhánh: Giám đốc - Lãnh đạo ngân hàng cấp tín dụng/Hội đồng tín dụng cơ sở đưa ra quyết định đồng ý/không đồng ý.

 Trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh: Hội đồng tín dụng cơ sở nhất trí cấp tín dụng, trình hồ sơ lên Trụ sở chính.

- BƢỚC 5: Thông báo cho khách hàng (nếu khách hàng yêu cầu).

- BƢỚC 6: Soạn thảo Hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp

đồng. Thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm.

- BƢỚC 7: Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu về khách hàng, TSĐB và

khoản cấp tín dụng. Làm thủ tục giao nhận TSĐB và nhập kho hồ sơ TSĐB. - BƢỚC 8: Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải

ngân/Phát hành L/C, bảo lãnh….

- BƢỚC 9: Kiểm tra, giám sát khoản tín dụng.

- BƢỚC 10: Xử lý các phát sinh liên quan đến khoản tín dụng (nếu có): gồm

các trường hợp làm gia tăng rủi ro/ giảm lợi ích của ngân hàng như tăng số tiền/hạn mức khoản tín dụng…

- BƢỚC 11: Thu nợ gốc, lãi, phí.

 Cán bộ quan hệ khách hàng theo dõi lịch trả nợ, thông báo cho khách hàng 07 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ.

 Kế toán thực hiện thu nợ theo quy trình.

- BƢỚC 12: Thanh lý hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm /Giải tỏa

nghĩa vụ bảo lãnh; Giải chấp TSĐB. - BƢỚC 13: Lưu hồ sơ

 Đối với các phương thức cấp tín dụng hạn mức thì gần như tương tự nhưng chỉ khác ở một số bước. Các bước có phần đơn giản hơn nhưng không hề thiếu tính chặt chẽ và thận trọng trong quy trình.

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm hỗ trợ ngân hàng cho vay, ra quyết định tín dụng, giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi đang còn dư nợ, còn xếp hạng khách hàng cho phép ngân hàng lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có biện pháp đối phó kịp

lượng mức vốn cho vay sẽ không thu hồi được để lập dự phòng tổn thất tín dụng, phát triển chiến lược marketing hướng tới những khách hàng ít rủi ro.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xếp hạng tín dụng theo 10 bậc: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D theo mức độ rủi ro tín dụng từ thấp tới cao.

Ngân hàng công thương chấm điểm khách hàng dựa vào mức độ uy tín của khách hàng với ngân hàng, chỉ tiêu tự tài trợ, chỉ tiêu lợi nhuận và hệ số thanh toán ngắn hạn của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn quan tâm đến việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

2.2.2.3. Đội ngũ nhân viên

Chi nhánh đã tiến hàng sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng chức năng, sở trường của từng cán bộ, phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu chuyên môn. Ban Giám đốc luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, cử cán bộ đi học đầy đủ các khóa đào tạo. Đồng thời chủ động gửi cán bộ đi học nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo bên ngoài, nhằm triển khai tốt chương trình hiện đại hóa hoạt động ngân hàng.

Trong những năm gần đây, công tác tuyển dụng, quản lý lao động đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, minh chứng là nhân sự được tuyển dụng có trình độ sau đại học chiếm 3%, trình độ đại học cao đẳng chiếm 89% tổng số lượng nhân viên của Chi nhánh. Có đạo đức tốt, làm việc năng suất cao, lao động có khuynh hướng ổn định và cống hiến lâu dài cho Chi nhánh. Điều này thể hiện việc tuyển dụng, bố trí, quản lý lao động hợp lý, đúng với năng lực, sở trường của người lao động, từng bước đưa Chi nhánh ngày càng gần gũi, tin cậy với khách hàng.

Công tác quản lý được thực hiện chuyên nghiệp, chính sách khen thưởng, khuyến khích nhân viên thi đua hoàn thành công việc được giao, tạo nên sự đoàn kết trong Chi nhánh góp phần đưa hiệu quả hoạt động được nâng cao.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bình phước (Trang 36 - 39)