2)
2.2.1. Các nguyên nhân khách quan
2.2.1.1. Tình hình kinh tế trong nước
Kể từ khi nước ta là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tình hình kinh tế thế giới cuối năm 2007 đã có những diễn biến theo chiều hướng phức tạp và không ổn định. Đến năm 2008 thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm nền kinh tế thế giới chao đảo, hầu hết các nước phát triển đều rơi vào khủng hoảng. Nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product). Trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu thì nước ta luôn duy trì sự phát triển với tăng trưởng tốc độ cao và ổn định, nhưng kể từ năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại. Cụ thể: năm 2008 là 6.31%, năm 2009 giảm còn 5.32%, nền kinh tế nước ta sau khi tăng trưởng chậm lại trong năm 2009 thì có dấu hiệu phục hồi trong năm 2010 với tốc độ 6.78%. Trong giai đoạn 2011 – 2012 với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ còn 5.89% năm 2011, và đến năm 2012 chỉ còn 5.03%. Năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 12 năm qua.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp,xây dựng và dịch vụ đều chậm lại. Trong đó, ngành xây dựng sụt giảm mạnh nhất do thị trường bất động sản đóng băng, hoạt động đầu tư bị thu hẹp do chi phí sử dụng vốn cao.
Thứ hai, cán cân thương mại và vấn đề nhập siêu. Một trong những thói quen tiêu dùng của người Việt Nam là thích dùng hàng ngoại, chẳng những vậy nhu cầu sản xuất trong nước luôn cần nguyên liệu từ nước ngoài, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô và nhập về là sản phẩm đã qua chế biến, chính vì vậy mà giá cả có phần khác biệt rất lớn, năng lực cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới thấp… làm cho tăng trưởng xuất khẩu thấp không bù đắp được nhu cầu nhập khẩu mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp. Và kết quả là nước ta nhập siêu liên tục nhiều năm (từ năm 1993 – 2011), nhưng bên cạnh đó một dấu hiệu đáng mừng là tỷ lệ nhập siêu ngày càng giảm và đến năm 2012 nước ta đã xuất siêu 780 triệu USD.
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam
Đơn vị tính: Tỷ USD
Nguồn: Tổng cục hải quan
Mặc dù tỷ lệ nhập siêu ngày càng giảm nhưng nhu cầu ngoại tệ của nước ta vẫn rất lớn. Năm 2010 tỷ lệ nhập siêu là 17.4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương ứng với mức nhập siêu là 12.6 tỷ USD. Năm 2011 tỷ lệ nhập siêu đã giảm xuống chỉ còn10.2%, tương ứng với mức nhập siêu là 9.8 tỷ USD. Qua đó có thể thấy cầu ngoại tệ của nước ta rất là lớn trong khi tỷ giá USD luôn ở mức cao trong những năm qua.
Thứ ba, đó là vấn đề đầu tư và hiệu quả đầu tư. Ở nước ta, mặc dù nhu cầu về vốn đầu tư lớn nhưng hoạt động thì thực sự chưa hiệu quả.Trong suốt giai đoạn 2000 – 2007, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội luôn chiếm rất cao trong GDP, cao nhất là năm 2007, tỷ trọng này chiếm 46.52% trong GDP. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ trọng này có xu hướng giảm mạnh, đến năm 2012, tỷ trọng này chỉ còn 35.5% trong GDP.Theo phân tích tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP giai đoạn 2009 – 2012 thì:
- Khu vực nhà nước sụt giảm 11%, nguyên nhân là do chủ trương cắt giảm đầu tư công trong thời gian qua.
- Các doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào vốn đi vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh mà trong những năm qua tình hình kinh tế khó khăn cộng với việc lãi suất liên tục tăng cao đã gây ra khó khăn rất nhiều. Đã làm cho tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP của khu vực kinh tếngoài nhà nước sụt giảm 3.96%
- Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng yếu kém, khoa học công nghệ chưa phát huy hiệu quả, trình độ lao động còn hạn chế là những nguyên nhân làm cho tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI sụt giảm 18.54%.
Các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả đồng nghĩa với việc giảm đóng góp của những thành phần này vào sự tăng trưởng của đất nước.
Thứ tư, đó là vấn đề lạm phát. Có thể nói nước ta là một điển hình tiêu biểu về tình trạng lạm phát cao và có những thành tựu nhất định về việc chống lạm phát. Tỷ lệ lạm phát nước ta năm 2010 là 11.75%, năm 2011 là 18.13% nhưng đến năm 2012 chỉ còn 6.81% thấp nhất trong những năm trở lại đây. Nguyên nhân chính là do Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các gói kích cầu nhằm ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế, đảm bảo ổn định và duy trì hệ thống an sinh xã hội sau những thiệt hại và mất mát của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mà những tác hại của lạm phát có thể nói là một vòng luẩn quẩn, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm, nhà sản xuất không bán được sản phẩm, tồn kho tăng cao, kết quả kinh doanh thua lỗ, không trả được lương cho người lao động và người lao động hạn chế chi tiêu.
Cuối cùng đó là thị trường chứng khoán nước ta. Trong giai đoạn 2006 – 2007 thị trường chứng khoán nước ta phát triển khá mạnh, nhiều nhà đầu tư trở nên giàu có chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô mà thị trường chứng khoán đi xuống mạnh. Năm 2009 thị trường chứng khoán có dấu hiệu hồi phục về chỉ số cũng như khối lượng giao dịch nhưng thị trường chứng khoán luôn biến động với xu hướng giảm trong 3 năm 2010 – 2012.
Trước những diễn biến trên thì tình hình kinh tế nước ta đã có những thay đổi là: lạm phát được kiềm chế thể hiện ở mức tăng chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần. Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng về lượng, đặc biệt là nông sản. Các dự án, công trình được đẩy nhanh tiến độ, đời sống dân cư được quan tâm kịp thời. Tuy nhiên sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến. Trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt cả trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản cao. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng trong nước giảm nên lượng tồn kho hàng hóa ở mức cao. Giá nhiều loại nông sản trên thế giới có xu hướng giảm nên ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người dân.
Trước thực trạng trên thì tình hình kinh tế nước ta trong giai đoạn 2010 – 2012 đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước ta. Trong đó phải kể đến những ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của hệ thống NHTM nước ta, trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bình Phước, thể hiện như sau:
Đầu tiên, đó là việc huy động vốn của ngân hàng. Lạm phát cao vừa là khó khăn, vừa là thuận lợi cho việc huy động vốn.
- Khó khăn ở chỗ, là đồng nội tệ mất giá và do nhiều hệ quả của nó, các nhà sản xuất ngừng hoạt động, dòng tiền trong thanh toán giảm, thu nhập của người lao động giảm, tiền tiết kiệm cũng giảm. Trong năm qua, giá vàng liên tục tăng cao, đặc biệt trong năm 2011 và 2012, người dân đỗ xô đi mua vàng tích trữ và kinh doanh kiếm lời thay vì gửi vào ngân hàng.
- Thuận lợi ở chỗ để kiềm chế lạm phát một trong những công cụ hiệu quả đó là lãi suất. Chính vì lãi suất huy động tăng cao nên lượng vốn huy động cũng tăng, thậm chí một số doanh nghiệp bán cơ sở sản xuất để gửi tiền tiết kiệm. Thị trường chứng khoán xuống dốc, nên thay vì đầu tư vào chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn.
Kế tiếp đó là hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Để kiềm chế lạm phát Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đưa lãi suất lên cao, chính vì vậy mà việc cho vay gặp nhiều khó khăn. Những người đi vay hạn chế đi vay vì chi phí sử dụng vốn cao, hoặc đã đi vay nhưng vì nhiều nguyên nhân mà hoạt động sản xuất không sinh lời, hoặc có lời nhưng không đủ bù đắp chi phí vốn. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ sức cạnh tranh đi vào phá sản. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nợ xấu gia tăng.
“Tính đến 31/12/2012 số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động là 54,261 doanh nghiệp, con số này cao hơn so với năm 2011 là 53,922 doanh nghiệp” -
Theo tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tƣ.
Một lý do khác không thể không nhắc đến đó là nợ xấu ở Việt Nam còn gắn chặt với một hoạt động kinh doanh khác: kinh doanh bất động sản. Nhìn thấy lợi nhuận khổng lồ trong bất động sản, lợi dụng chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhà nước, hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển tự phát theo một cách ồ ạt, thiếu định hướng rõ ràng. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đua nhau vay tiền đổ vào các dự án đô thị, các khu công nghiệp. Cơn sốt bất động sản cũng kéo người dân đổ xô vào vay tiền ngân hàng để đầu tư.
Kết quả là cung vượt quá cầu. Giá bất động sản bị thổi phồng quá giá trị thực của hàng hóa và quá sức mua của người dân. Bong bóng bất động sản vỡ, hàng tồn kho bất động sản tăng mạnh khiến cho nợ xấu của khu vực này tăng cao. Ngoài ra, tỷ lệ thế chấp khoảng 60% vốn vay ở các ngân hàng ở các lĩnh vực khác là bất động sản khi cần không thanh lý được cũng làm tăng thêm gánh nặng nợ xấu cho nền kinh tế. Mà vốn đầu tư vào bất động sản chủ yếu từ nguồn tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, trong khi cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng phần lớn là khoản tiết kiệm dưới 12 tháng. Hiện tượng mất cân đối này kéo dài dẫn tới ngân hàng mất khả năng thanh khoản. Chính vì vậy mà có việc sáp nhập giữa các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (FCB), ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội(SHB) và Ngân
hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HBB)trong năm 2011 và 2012 do thiếu khả năng thanh khoản.
Cùng với những tác động đó, số lượng ngân hàng ở nước ta ngày càng gia tăng có thế mạnh về vốn và dịch vụ đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, trước những khó khăn đó một số ngân hàng đã rẽ trái, bất chấp sự điều tiết của Ngân hàng Trung ương, hiện tượng lách trần lãi suất đã tạo thêm nhiều áp lực cho hoạt động của các ngân hàng.
Tóm lại, tình hình kinh tế trong và ngoài nước có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nước ta. Mặc dù Chính phủ đã ban hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên tình hình vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Vì vậy, cùng với những chính sách từ Nhà nước các ngân hàng cần có biện pháp thiết thực để nâng cao năng lực hoạt động đặc biệt là hoạt động tín dụng.
2.2.1.2. Tình hình kinh tế trên địa bàn
Bình Phước là tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 240km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia, là cửa ngõ và cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắc và Campuchia.
Tỉnh có diện tích 6,871.5 km2, gồm 7 nhóm đất chính với 13 lọai đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51.3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Dân số 905,300 người, mật độ dân số đạt 132 người/ km2 (theo số liệu thống kê năm 2012), gồm nhiều dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17.9%) sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện và 3 thị xã.
Thế mạnh của tỉnh là cây công nghiệp (điều, cao su, hồ tiêu, ca cao…), với tổng diện tích cây lâu năm ước tính đến hết quý I/2013 là 391,174 ha, trong đó cây điều, cao su của tỉnh vẫn đóng vai trò thủ phủ của cả nước. Tỉnh hiện có 18 khu
công nghiệp (diện tích 5,211 ha) tập trung chủ yếu ở huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (huyện Lộc Ninh) với tổng diện tích hơn 28,300 ha.
Chính vì những đặc điểm kinh tế trên mà tỉnh Bình Phước cũng là một thị trường rộng lớn cho các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương nói riêng. Cụ thể:
- Nhu cầu về vốn lớn để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các cơ sở thu mua nông sản (đặc biệt là khi tới mùa thu hoạch điều, cao su). Đó là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay và huy động vốn.
- Lực lượng lao động đông đảo làm việc tại các khu công nghiệp và cùng với chính sách khuyến khích trả lương không dùng tiền mặt đã tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ, huy động vốn từ lượng tiền nhàn rỗi của người lao động và các doanh nghiệp.
- Hoạt động thanh toán quốc tế cũng tương đối phát triển do nhu cầu mua bán nông sản của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nhu cầu du lịch, du học…
Cũng chính những điều kiện thuận lợi trên mà các ngân hàng, phòng giao dịch đua nhau ra đời. Vì vậy Chi nhánh đã gặp phải sự cạnh tranh khá lớn về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ.
2.2.1.3. Chính sách quản lý của Nhà nước
Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật so với các ngành khác. Các chính sách tác động tới hoạt động kinh doanh ngân hàng như: chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, dự phòng rủi ro tín dụng, quy định về quy mô vốn tự có…được quy định trong luật ngân hàng và các văn bản thi hành luật. Ngoài ra, các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế, tỷ giá, quản lý nợ của Nhà nước và các cơ quan quản lý hữu quan như: Ngân hàng Trung ương và Bộ tài chính cũng thường xuyên tác động vào hoạt động ngân hàng.Sau là một số chính
sách tiêu biểu trong thời gian khảo sát mà Chính phủ, ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhằm chỉ đạo và hướng dẫn hệ thống ngân hàng thực hiện mục tiêu của mình:
Trước tình hình kinh tế khó khăn, ngày 04/04/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 443/QĐ – TTg, về việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh.
Do lạm phát tăng cao, nên cuối năm 2010 thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%, theo Nghị quyết 11/NQ/CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT/NHNN ngày 01/03/2011 của NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng