Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bình phước (Trang 59 - 65)

2)

2.4.1. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, vấn đề chất lượng tín dụng cũng là một vấn đề mà Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Bình Phước nói riêng cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.4.1.1. Cơ cấu các nhóm nợ

Từ bảng số liệu bên dưới cho thấy Chi nhánh có tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm gần tuyệt đối (luôn trên 96%). Điều này cho thấy Chi nhánh kinh doanh, cho vay nhưng vẫn thực hiện đầy đủ việc giám sát, quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ bất ổn xảy ra.

Bảng 2.8: Cơ cấu các nhóm nợ

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Phân loại nợ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Nợ nhóm 1 1246.3 96.3% 1119.4 98.8% 1312.5 98.7% Nợ nhóm 2 48.4 3.7% 9.83 0.9% 4.3 0.3% Nợ nhóm 3 0 0% 1.08 0.1% 7.99 0.6% Nợ nhóm 4 0 0% 2.16 0.2% 0 0% Nợ nhóm 5 0 0% 0 0% 4.97 0.4% Tổng dƣ nợ 1294.7 100% 1132.5 100% 1329.8 100%

Tỷ trọng nợ nhóm 1 của Chi nhánh có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010- 2012 và đến năm 2012 đã đạt 98.7%, đây là một sự phát triển theo hướng tốt. Tuy nhiên, phần tỷ trọng còn lại của các nhóm nợ lại có xu hướng phát triển xấu khi tỷ trọng nợ nhóm 2 giảm dần và chuyển qua các nhóm nợ cao hơn, đặc biệt đến năm 2012 đã xuất hiện nhóm nợ có khả năng mất vốn (chiếm 0.4%).

Vào năm 2010, thực trạng phát triển kinh tế trong tỉnh giữ ở mức ổn định, các doanh nghiệp có khó khăn trong khâu thu hồi các khoản phải thu làm kéo dài các khoản phải trả ngân hàng khiến nợ nhóm 2 của Chi nhánh tăng lên, nhưng nhờ tính tương đối ổn định của kinh tế trong tỉnh và cả trong nước nên đa số các khoản phải thu vẫn được thu hồi và các doanh nghiệp vẫn thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc năm 2011 nền kinh tế có quá nhiều biến động về cả lạm phát và lãi suất, nhất là vấn đề về lãi suất đã gây ra không ít các khó khăn cho doanh nghiệp. Chi phí lãi cao khiến các doanh nghiệp nhỏ khó có thể xoay sở kịp nguồn tiền để trả nợ đúng hạn, chính điều đó đã làm cho xuất hiện khoản nợ nhóm 3 và nhóm 4. Với tính chất khắc nghiệt không những trong cạnh tranh mà cả trong tính thích nghi với biến động kinh tế thì theo thời gian, những doanh nghiệp yếu sẽ lộ diện rõ ràng và khó có thể vượt qua. Vì vậy, sang năm 2012, sau quá trình vật lộn với khó khăn thì những doanh nghiệp tốt đã vượt qua được còn doanh nghiệp xấu đã dần phơi bày và biểu hiện cụ thể ở nhóm nợ thứ 5. Điều đó đặt ra vấn đề là việc đánh giá, thẩm định khách hàng của Chi nhánh đã lộ ra những thiếu sót khi tình hình kinh tế trở nên khó khăn. Mặc dù khi các khách hàng bắt đầu có biểu hiện khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ cho Chi nhánh thì Chi nhánh đã luôn tăng cường các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, giúp đỡ cho khách hàng vượt qua khó khăn nhưng hiệu quả đạt được lại chưa cao. Chính vì vậy, để có thể cải thiện tình hình đang diễn biến theo chiều hướng không tốt trong thời gian qua thì tính thận trọng trong khâu thẩm định nguồn khách hàng phải được Chi nhánh thực sự quan tâm một cách nghiêm túc, nhằm hạn chế những rủi ro về khách hàng khi đưa ra quyết định cho vay.

2.4.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì điều khiến các nhà quản trị luôn bận tâm chính là việc không ngừng tăng cường chất lượng của các khoản tín dụng, hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn và hơn cả là các khoản nợ xấu. Dư nợ của các khoản nợ này nói lên được tình trạng hoạt động hiện tại, cũng như quyết định đến uy tín, tương lai phát triển của ngân hàng.

Đối với Chi nhánh Bình Phước, tình hình nợ quá hạn trong thời gian qua có diễn biến theo chiều hướng khả quan nhưng đối với các khoản nợ xấu thì ngược lại:

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Dư nợ quá hạn 48.4 13.1 17.3

Nợ xấu 0 3.24 12.96

Tổng dư nợ cho vay 1,294.7 1,132.5 1,329.8

Tỷ lệ nợ quá hạn 3.7% 1.2% 1.3%

Tỷ lệ nợ xấu 0% 0.3% 1%

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Năm 2010, dư nợ quá hạn của Chi nhánh giữ ở mức cao là 48.4 tỷ đồng nhưng sang năm 2011 giảm xuống chỉ còn 13.1 tỷ đồng và đến năm 2012 thì tăng lên 17.3 tỷ đồng. Có thể nhận thấy nợ quá hạn của Chi nhánh biến thiên cùng chiều với sự tăng giảm của tổng dư nợ. Đặc biệt trong năm 2011, khi tổng dư nợ giảm xuống 162.2 tỷ đồng (giảm 12.5%) thì nợ quá hạn giảm đến 35.3 tỷ đồng (giảm 73%), tốc độ giảm nợ quá hạn nhanh hơn tốc độ giảm của tổng dư nợ nhiều lần cộng với dư nợ quá hạn tuyệt đối giảm một con số khá lớn cho thấy trong năm 2011, việc quản lý các khoản vay để thu hẹp dư nợ quá hạn đã được Chi nhánh thực hiện tốt. Đến năm 2012, tổng dư nợ tăng lên 197.3 tỷ đồng (tăng 17.4%) thì nợ quá hạn cũng tăng lên 4.2 tỷ đồng (tăng 32%), tốc độ tăng nợ quá hạn có cao hơn tốc độ tăng tổng dư nợ nhưng xét về số tuyệt đối thì lại không nhiều nên có thể đánh giá

việc quản lý nợ quá hạn trong năm 2012 của Chi nhánh đã đạt được một mức tương đối. Không những như vậy, năm 2011 và năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là 2.8% và 1.9%, trong khi trong hai năm đó, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Chi nhánh Bình Phước lần lượt là 1.2% và 1.3%. Tỷ lệ này của Chi nhánh là khá thấp so với toàn hệ thống ngân hàng TMCP Công Thương và các NHTM khác. Từ những phân tích trên có thể đánh giá được trong giai đoạn 2010 – 2012, công tác quản lý việc thu hồi nợ đúng hạn của Chi nhánh đã có những thành tích đáng kể nhất định dù cho nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn trong thời kỳ hiện nay.

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu Đơn vị tính: % 0% 0.3% 1% 0% 0% 0% 1% 1% 1% 1% 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Về nợ xấu thì nhìn chung, trong giai đoạn qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Chi nhánh Bình Phước khá thấp so với mức an toàn cho phép. Năm 2010, nợ xấu của Chi nhánh là tốt nhất trong 3 năm nghiên cứu với tỷ lệ nợ xấu bằng 0. Sang năm 2011 và 2012, tình hình kinh tế biến động theo hướng tiêu cực khiến các doanh nghiệp kinh doanh không thuận lơi, gặp nhiều khó khăn và không ít các doanh nghiệp phá sản, trong đó không tránh khỏi có một lượng khách hàng của Chi nhánh. Chính vì lẽ đó làm cho khoản nợ xấu của Chi nhánh tăng dần lên (các khoản nợ xấu của Chi nhánh theo báo cáo chủ yếu đến từ các khách hàng doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến không thanh toán được tiền nợ ngân hàng). Năm 2011, nợ

xấu của Chi nhánh là 0.3% và năm 2012 tăng lên 1%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khoản nợ xấu xuất hiện là do doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì hoạt động bởi những gánh nặng về chi phí cùng với thị trường đầu ra, những hệ lụy còn tồn tại từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 các doanh nghiệp chưa giải quyết hết, mà nền kinh tế lại tiếp tục diễn biến theo hướng khó khăn, khiến các doanh nghiệp trở nên đuối sức. Từ đó làm cho khoản nợ xấu của Chi nhánh dần tăng lên, thậm chí xuất hiện những khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Nhìn nhận cụ thể trong giai đoạn 2010 – 2012, sự tăng liên tục tỷ lệ nợ xấu có phần tác động tương đối lớn của các yếu tố khách quan, tuy nhiên không thể phủ nhận trách nhiệm của Chi nhánh trong quy trình cấp và xử lý khoản tín dụng (cụ thể là các khoản vay). Vì vậy, trong những năm tiếp theo, Chi nhánh cần đề ra những giải pháp để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản tín dụng đã cấp, thẩm định kỹ trước khi cấp tín dụng để hạn chế tối đa các khoản nợ xấu và nhất là các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

2.4.1.3.Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động Bảng 2.10: Tổng dƣ nợ/Tổng vốn huy động Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 1,294.7 1,132.5 1,329.8 Tổng vốn huy động 1,523.4 2,039.3 2,190.2 Tổng dƣ nợ/Tổng vốn huy động 85% 55.5% 60.7%

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Qua Bảng 2.10 ta thấy tổng dư nợ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và biến động qua các năm. Năm 2010 là 85%, nhưng đến năm 2011 lại giảm mạnh chỉ còn 55.5% và đến năm 2012 tăng lên là 60.7%.

Trong 3 năm thì năm 2010 là sử dụng vốn hiệu quả nhất, vì cứ 100 đồng vốn huy động được thì sử dụng 85 đồng để cho vay. Tỷ lệ này tăng do tổng dư nợ năm 2010 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Năm 2011 tỷ lệ này là

thấp nhấp 55.5%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn huy động được thì chỉ sử dụng 55.5 đồng để cho vay. Nguyên nhân là do tổng dư nợ giảm mà tổng vốn huy động lại tăng, Chi nhánh còn gần 50% nguồn vốn chưa sử dụng. Sang năm 2012, tỷ lệ này là 60.7%, vẫn thấp so với năm 2010 nhưng nhìn chung là cải thiện hơn năm 2011. Cứ 100 đồng vốn huy động được thì có 60.7 đồng được sử dụng để cho vay.

Năm 2010 hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh là tốt nhất, nhưng sang đến năm 2011 và 2012 hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh giảm đi đáng kể. Chi nhánh chưa chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do trong hai năm qua, tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, lãi suất thì cao nên việc hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn kém.

2.4.1.4. Hệ số thu nợ

Bảng 2.11: Hệ số thu nợ

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Doanh số thu nợ 2,262.4 2,375 1,839

Doanh số cho vay 3,557.1 3,507.5 3,169.5

Hệ số thu nợ 63.6% 67.7% 58%

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy hệ số thu nợ của Chi nhánh khá ổn định trong 3 năm qua: Năm 2010 hệ số thu nợ đạt 63.6%, tức là cứ 100 đồng cho vay Chi nhánh sẽ thu được 63.6 đồng.Năm 2011 hệ số thu nợ của Chi nhánh tăng lên 67.7%, tức là cứ 100 đồng đi vay Chi nhánh sẽ thu được 67.7 đồng. Nhưng đến năm 2012, hệ số thu nợ của Chi nhánh giảm chỉ còn 58%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay giảm xuống làm cho hệ số thu nợ cũng giảm. Cứ 100 đồng cho vay thì trong năm 2012 Chi nhánh sẽ thu được 58 đồng.

Hệ số thu hồi nợ của Chi nhánh ổn định trong 3 năm qua là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên Chi nhánh cần tiếp tục phát huy các biện pháp thu hồi nợ đang

thực hiện, cần phải kết hợp giữa tăng doanh số cho vay và tăng cường việc thu hồi nợ để giúp cho đồng vốn của Ngân hàng luân chuyển thường xuyên và liên tục.

2.4.1.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.12: Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh số thu nợ 2,262.4 2,375 1,839 Dư nợ bình quân 1,213.6 1,231.2 Vòng quay vốn tín dụng 1.96 1.49

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh chi nhánh Bình Phước

Năm 2011 vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh là 1.96 vòng, năm 2012 giảm xuống còn 1.49 vòng. Nguyên nhân giảm là do doanh số cho vay giảm, doanh số thu nợ giảm làm cho vòng quay giảm.

Chi nhánh đặc biệt chú trọng đến công tác thu hồi nợ, các nhân viên được ban lãnh đạo phổ biến rất kỹ về tầm quan trọng của nó. Nên ngoài việc xem xét và thẩm định thật kỹ trước khi cho vay thì sau khi cho vay cán bộ Ngân hàng còn rất tích cực trong công tác kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Với phương thức hoạt động và có những biện pháp kịp thời nên tốc độ luân chuyển vốn của Chi nhánh đạt hiệu quả rất tốt.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh bình phước (Trang 59 - 65)