2.1.1.1. Vị trí địa lý
Nho Quan là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 31 km, huyện có tọa độ địa lý từ 20010’ đến 20026’ vĩ độ Bắc và từ 105033’ đến 105053’ kinh độ Đông. Nho Quan là đơn vị huyện có diện tích rộng nhất tỉnh Ninh Bình với 450,53 km2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn
(chiếm 32,5% tổng diện tích tồn tỉnh); phía Bắc giáp các huyện Yên Thủy, Lạc Thủycủa tỉnhHịa Bình, phía Đơng giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía Nam giáp thành phố Tam Điệp, phía Tây giáp huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóạ Với vị trí địa lý và quy mơ như vậy, Nho Quan được xem là trung tâm vùng đồi núi tỉnh Ninh Bình, là địa bàn chiến lược quan trọng của tỉnh trong thời chiến và là một cực phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của Ninh Bình trong thời bình. Đây cũng là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Bắc Trung bộ; đồng thời được xem là lá chắn thượng nguồn đểổn định phát triển KT-XH tồn tỉnh.
Giao thơng: Nho Quan là nơi tụ hội các đầu mối giao thông quan trọng nối liền vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Về đường bộ, trên địa bàn huyện có 3 tuyến: quốc lộ 12B, quốc lộ 45, quốc lộ 38B, đại lộ Tràng An và 07 tỉnh lộ gồm: 477, 479, 477C, 478D, 479B, 479D, 479E chạy qua; ngồi ra các tuyến giao thơng nội huyện và liên huyện rất thuận tiện. Về đường thủy, có 06 con sơng lớn chảy qua: sông Bôi, sông Hồng Long, sơng Lạng, sơng Rịa, sông Bến Đang và sơng Nạ
Đặc điểm địa hình: Có 3 dạng địa hình chính gồm: dạng địa hình đồi núi với diện tích 28.383 ha, chiếm 63,6% diện tích tự nhiên; dạng địa hình bán sơn địa 11.725 ha chiếm 25,6% diện tích tự nhiên; dạng địa hình đồng chiêm trũng 4.945 hạ
a) Vùng núi đá vôi
Tập trung chủ yếu ở phía Tây của huyện dọc theo ranh giới giữa Ninh Bình và Hịa Bình, Thanh Hóa, Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ở đây có nhiều núi cao trùng điệp và thung lũng hiểm trở, là vùng rừng nguyên sinh có nhiều giá trị về kinh tế và khoa học. Ngồi ra cịn có một số núi đá vôi độc lập phân bố rải rác xen kẽ với đất canh tác ở hầu hết các xã trong huyện. Vùng này có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi đại gia súc đặc sản (Ong, hươu, dê...), phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn
b) Vùng bán sơn địa
Hình dạng đồi rất đa dạng: Đồi dài, cao, độ dốc đến 450 ở vùng Kỳ Phú, Quảng Lạc, Sơn Hà, đồi lượn sóng ở Quỳnh Lưụ Kế tiếp vùng đồi núi bắt đầu từ Rịa chạy theo hướng Bắc đến xã Gia Tường là vùng đồng bằng cao trước núi, tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Đơng, bị chắn ở phía Tây Bắc bởi một dải núi, đồi chạy từ Thạch Bình đến Xích Thổ. Hình dạng kiểu đồi dài, bát úp, đỉnh trịn xen kẽ, độ dốc thường lớn hơn 300. Vùng này có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế theo mơ hình VRC trồng cây ăn quả theo quy mơ lớn, phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch...
c) Vùng đồng bằng chiêm trũng
Nằm giữa vùng đồi núi và tiếp giáp các huyện Hoa Lư, Gia Viễn. Vùng này có địa hình lịng chảo, độ cao trung bình từ 0,7 đến 0,9m so với mực nước biển nên vào mùa mưa thường bị ngập nước. Vùng này thuận lợi cho việc canh tác lúa nước, nuôi trồng thủy sản.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra đất, trong phạm vi huyện Nho Quan có 6 nhóm đất: Nhóm đất phù sa 1.243 ha (chiếm 1,2%); nhóm đất gley 4,751 ha (chiếm 4,4%); nhóm đất đen 2.907 ha (chiếm 2,7%); nhóm đất xám 72.682 ha (chiếm 67,7%); nhóm đất đỏ 7.643 ha (chiếm 7,1%); nhóm đất loang lổ 120 ha (chiếm 0,1%). Diện tích hồ ao 15.908 ha (chiếm 14,8%), sơng suối 2.065 ha (chiếm 1,9%). So với các huyện khác trong tỉnh thì tài ngun đất của huyện Nho Quan có nhiều hạn chế về độ dốc và tầng dàỵ Nếu xét theo độ phì thì đất phù có độ phì cao nhất, thích hợp với nhiều loại cây trồng, kế đến là đất phát triển trên đá bazan, các loại đất cịn lại có độ phì thấp. Riêng đất có tầng dày dưới 30 cm có độ phì thấp. Cụ thể xin xem thêm trong Phụ lục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –ĐHTN http://lrc.tnụedụvn