Số lớp
Số học
viên Đối tượng
1 Cục Trồng Trồng trọt
Tập huấn các VBQPPL, phương pháp lấy mẫu đất, nước, rau, quả, chè, VietGAP
12 750
Cán bộ quản lý, Cán bộ kỹ thuật các Sở
Bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà
phê 6 160
Cán bộ kỹ thuật một số Sở, Viện Nghiên cứu, nông dân Đào tạo kỹ thuật chuyên sâu phục
vụ công tác chứng nhận cà phê - 500 Cán bộ kỹ thuật 2 26 Sở
NN&PT NT
VBPQPL quy định về sản xuất an tồn, VietGAP, GlobalGAP, IPM, quy trình sản xuất an tồn...
1.676 67.879
Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân
Tổng 1.694 69.289
2.3.3. Chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP và phịng kiểm nghiệm an tồn thực phẩm thực phẩm
Tổng số 27 tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định, trong đó Cục Trồng trọt chỉ định 17 đơn vị, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉ định 12 đơn vị (Phụ lục II).
Cục Quản lý chất lượng NLS&TS, Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ định hàng chục phịng kiểm nghiệm phân tích các chỉ tiêu liên quan đến an toàn thực phẩm.
2.3.4. Triển khai quy hoạch vùng sản xuất, các dự án áp dụng VietGAP
Ngân sách trung ương: Dự án khuyến nông quốc gia xây dựng các mơ hình sản xuất RAT giai đoạn 2011- 2013 triển khai ở 9 tỉnh, thành phố; Dự án do cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ (15 triệu USD), Dự án Nâng cao chất lượng, an tồn sản phẩm nơng nghiệp và Phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP) triển khai tại 16 tỉnh, thành phố vốn 110 triệu USD, vay ngân hàng châu Á (ADB) 95 triệu USD...
Ngân sách địa phương: Các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phịng; các tỉnh: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai, Quảng Bình, Gia Lai, Bình Thuận, dự án sản xuất rau, quả an toàn; ban hành các chính sách hỗ trợ trên địa bàn với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Quy hoạch vùng sản xuất an tồn tập trung: Đến 2012 có 14 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phịng, Sơn La, Đà Nẵng, Bình Thuận, Ninh thuận, Bến Tre, Tiền Giang...) đã phê duyệt quy hoạch 214.019 ha, trong đó diện tích chè 82.293 ha; rau 55.761 ha và quả 75.965 ha. Riêng tỉnh Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh đã trình UBND tỉnh/thành phố xem xét và dự kiến trong quý I năm 2013 sẽ phê duyệt.
2.3.5. Kết quả chứng nhận và kiểm nghiệm
Tổng số 696 Giấy chứng nhận VietGAP được cấp cho 7.510 ha rau, quả, chè, lúa, trong đó riêng thanh long của Bình Thuận là 5848 ha. Đến tháng 12/2012 có 394 Giấy chứng nhận VietGAP cịn hiệu lực với diện tích là 3600 ha.
Ngồi ra, đến 2012 có khoảng 10.000 ha sản xuất an toàn theo hướng VietGAP (người sản xuất được tập huấn, áp dụng các chỉ tiêu cơ bản của VietGAP, không đăng ký chứng nhận, cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát), trong đó riêng vải của Bắc Giang là 6.500 ha.
Trên 60.000 ha cà phê, ca cao được chứng nhận 4C, UTZ Certified và hơn 2.000 ha chè được chứng nhận Rainforest Alliances do các Công ty thu mua, chế biến, xuất khẩu hỗ trợ chứng nhận và mua với giá cao hơn sản phẩm khơng được chứng nhận. Ngồi ra, có gần 500 ha rau, quả được chứng nhận GlobalGAP.
Bên cạnh đó cịn có 1 số mơ hình sản xuất rau, quả, chè, lúa gạo theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Năm 2012 cả nước kiểm nghiệm khoảng 5330 mẫu nơng sản có nguồn gốc thực vật, tỷ lệ mẫu vi phạm vượt ngưỡng quy định gồm 36 mẫu (0,7%) về vi sinh vật, 364 mẫu (6,8%) về thuốc BVTV và NO3.
2.3.6. Tiêu thụ sản phẩm an toàn
Việc tiêu thụ sản phẩm (đầu ra cho sản phẩm) là một vấn đề hết sức quan trọng, cho đến nay đã có nhiều chính sách từ trung ương cho đến các địa phương nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân cụ thể đã có 10 tỉnh, thành phố (Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bình Dương, Quảng Trị, Bạc Liêu) đã có chợ đầu mối bán rau an toàn.
Tiêu biểu trong số các nhà bán lẻ tham gia tiêu thụ sản phẩm được sản xuất theo thêu chuẩn GAP, VietGAP là Liên hiệp HTX thương mại Tp. HCM (Saigon Coop) với hệ thống bán lẻ hiện đại trên nhiều tỉnh thành gồm 59 siêu thị Co.op Mart trên cả nước, 44 cửa hàng chuyên doanh thực phẩm Co.opFood và 124 cửa hàng Co.op. Hiện nay, Saigon Coop đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm VietGAP với Sở NN - PTNT Tp HCM, các Dự án, Chương trình hỗ trợ nơng dân áp dụng Gap và các nhà sản xuất tại Lâm Đồng, Bình Định, Tp HCM và các tỉnh ĐBSCL. Ngồi ra, Saigon Coop cịn đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối thực phẩm tươi sống, trong đó có cơ sở sơ chế, đóng gói rau, quả với cơng suất
400-500 tấn/tháng. Trên địa bàn TP. Hà Nội cũng đã xuất hiện hàng trăm cửa hàng bán rau, quả an tồn của sơ sở sản xuất hoặc của các cơng ty bán lẻ có liên kết với cơ sở sản xuất an tồn được người tiêu dùng chấp nhận.
2.4. Quy trình, sơ đồ xin cấp phép VietGAP
2.4.1. Tóm tắt quy trình áp dụng và chứng nhận VietGAP
Thủ tục chứng nhận VietGAP do các tổ chức chứng nhận được chỉ định tự ban hành trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của của thông tư 48/2012/TT - BNNPTNT ngày 26/9/2012 và tiêu chuẩn TCVN 7457: 2004. Nhìn chung, quá trình xây dựng áp dụng và chứng nhận sẽ trải qua 10 bước cơ bản sau:
1. Nhà sản xuất (tự làm hoặc thuê tư vấn): Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng VietGAP; Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm liên quan và xây dựng cách thức nuôi/ trồng theo yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP cho nhóm sản phẩm muốn chứng nhận; Thực hiện việc nuôi/ trồng, ghi chép và lưu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của tiêu chuẩn và quy trình tự xây dựng; Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trước khi đăng ký chứng nhận.
2. Nhà sản xuất thực hiện Đăng ký chứng nhận theo mẫu gửi cho tổ chức chứng nhận
3. Tổ chức chứng nhận báo giá trên cơ sở diện tích ni /trồng, loại cây/ con, sản lượng, phương thức canh tác (nhà kính, luân canh…) và thương thảo với nhà sản xuất;
4. Hai bên ký kết hợp đồng tài chính và hợp đồng trách nhiệm
5. Hai bên thực hiện đánh giá chứng nhận vào thời điểm thu hoạch theo thời gian đã thỏa thuận;
6. Nhà sản xuât thực hiện hành động khắc phục nếu số điểm không phù hợp vượt quá yêu cầu cho phép (100% số điểm A và 90% số điểm B phải phù hợp);
7. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP sau khi nhà sản xuất khắc phục xong các điểm không phù hợp (Giấy chứng nhận có hiệu lực 24 tháng);
8. Nhà sản xuất trả chi phí chứng nhận theo hợp đồng trước khi nhận Giấy chứng nhận;
9. Nhà sản xuất tiếp tục duy trì hoạt động ni trồng theo yêu cầu của tiêu chuẩn và thực hiện việc đánh giá giám sát định kỳ (tối thiểu 1 lần/năm)
10. Hai bên chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận lại khoảng 1 tháng trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Sơ đồ 2.1. Mơ tả quy trình áp dụng và cấp chứng chỉ VietGAP
(Nguồn: Tham khảo tài liệu và các chuyên gia)
2.4.2. Thủ tục và trình tự đăng ký, giám sát sản xuất rau (quả) an toàn theo VietGAP VietGAP