Tình hình Sản xuất và tiêu thụ rau Tại Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội (Trang 65 - 67)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Tình hình Sản xuất và tiêu thụ rau Tại Hà Nộ

Theo Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2016” của Sở NN&PTNT TP Hà Nội, Thực trạng về sản xuất rau của TP Hà Nội như sau:

Thành phố Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau 12.041 ha; tương đương 29.000 ha gieo trồng/năm, phân bố ở 22 quận, huyện, thị xã: Gia Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Thanh Trì, Hồng Mai, Long Biên, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xun, Mê Linh, Ứng Hịa, Mỹ Đức và Hà Đông.

Chủng loại rau được sản xuất ở Hà Nội khá phong phú với trên 40 loại rau, tập trung chủ yếu ở vụ Đông xuân. Năng suất rau trung bình đạt 19-20 tấn/ha/vụ, sản lượng rau ước đạt 570.000 tấn/năm, tương đương 1.560 tấn/ngày. Nhu cầu rau xanh của Thành phố khoảng 2.600 tấn/ngày, tương đương 950.000 tấn/năm. Với 12.041 ha canh tác rau như trên có khả năng đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đơ, cịn lại 40% lượng rau từ các địa phương khác đưa về (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Lào Cai,…).

Biểu

Sơ đồ 4.1. Tiêu thụ rau xanh của Hà Nội

Hàng năm Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội giao Chi cục BVTV phối hợp với các địa phương rà soát, định vị các vùng sản xuất RAT tập trung để quản lý, giám sát và cấp giấy chứng nhận, diện tích RAT tăng dần qua các năm. Đến năm 2013 đã đạt được 4.500 ha RAT (chủ yếu vùng chuyên rau), phân bố ở 116 xã trọng điểm rau (trong đó đã có 4.430 ha đã được cấp GCN đủ điều kiện ATTP trong sản xuất rau). Sản lượng RAT đạt khoảng 295.000 tấn/năm (tương đương 800 tấn/ngày).

Hiện tại, đang hướng dẫn, giám sát và cấp giấy chứng nhận cho 18 vùng sản xuất RAT theo VietGAP với tổng diện tích trên 150 ha; sản lượng đạt khoảng 9.500 tấn/năm (tương đương 26,0 tấn/ngày).

Duy trì quản lý 11 nhóm sản xuất rau hữu cơ (chủ yếu ở xã Thanh Xn, huyện Sóc Sơn) với diện tích 12 ha, đã được cấp giấy chứng nhận hữu cơ PGS của dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ VNFU-ADDA. Năm 2013, Chi cục BVTV tiếp tục phối hợp, hỗ trợ chuyển đổi một vùng rau quy mô 6 ha sang sản xuất rau hữu cơ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đầu tư vào RAT đang xây dựng các vùng sản xuất hữu cơ như: công ty Hà An (3 ha), Công ty Việt Liên (3 ha), Công ty Đức Nam (4,5 ha),...

Bên cạnh rau truyền thống, trên địa bàn huyện Ba Vì, Cơng ty cổ phẩn thực phẩm Sannam có hoạt động sản xuất và sơ chế một số loại rau rừng (rau bản địa) như: rau báng, rau tai voi, rau bướm trắng, rau tai sóc,... Khu vực sản xuất và sơ chế này đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế RAT từ tháng 5/2010; diện tích đã cấp 07 ha.

Tại các vùng sản xuất RAT, nông dân được đào tạo, huấn luyện về sản xuất RAT thơng qua nhiều hình thức như lớp huấn luyện IPM (kéo dài 01 vụ sản xuất), lớp tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ thuật sản xuất RAT, lớp đào tạo sản xuất RAT theo VietGAP (cho các vùng VietGAP),... Ở các vùng sản xuất tập trung, nông dân được thử nghiệm và chuyển giao TBKT có hiệu quả vào sản xuất RAT như: sử dụng bả Protein để phòng trừ ruồi hại trên rau ăn quả; làm rào chắn bọ nhảy trên rau cải; đặt bẫy Pheromone phòng trừ sâu hại rau, xử lý tàn dư cây

trồng bằng chế phẩm sinh học Emina....Các thử nghiệm đạt kết quả tốt, được nông dân đánh giá cao và đang được tuyên truyền nhân rộng nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV hóa học độc hại trên rau.

Để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố, ngày 5/5/2009 UBND TP HN đã ban hành quyết định số 2083/QĐ-UBND về việc phê duyệt “đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Thành phố HN giai đoạn 2009- 2015” đề ra mục tiêu sản xuất rau an toàn đến năm 2010 đạt 2400-2500 ha, đến năm 2015 đạt 5.000-5500 ha và điều chỉnh, bổ sung bằng quyết định số 5975/QĐ- UBND ngày 26/12/2011 về việc “ Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong đề án sản xuất và tiêu thụ rau an tồn tại TP ” nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ dự án. Sau khi đề án được phê duyệt , sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo chi chi cục Bảo vệ thực vật HN, các đơn vị trong ngành và phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận huyện triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trong đề án; đạt được kết quả khả quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w