Giá trị gia đình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm liên quan

2.1.6. Giá trị gia đình

Để hiểu khái niệm giá trị gia đình, cần xuất phát từ khái niệm văn hóa và các giá trị niềm tin văn hóa khác nhau. Văn hóa là một khái niệm đa chiều với rất nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghiên cứu của Leininger (2002), văn hóa được định nghĩa là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả suy nghĩ và hành động của một chủ thể. Văn hóa có thể được giải thích là động cơ chung, giá trị, niềm tin, bản sắc và giải thích ý nghĩa của các sự kiện quan trọng xuất phát từ kinh nghiệm chung của các thành viên của một xã hội (House, 1999). Trong nghiên cứu của mình, Cooper (1982) định nghĩa văn hóa là yếu tố đóng vai trị nền tảng cho sự khác biệt giữa các thành viên ở mỗi vùng địa lý khác nhau. Lai (2002) chỉ ra rằng văn hóa cho chúng ta biết mình là ai và ảnh hưởng đến phản ứng của mỗi người khi đối mặt với các sự kiện cuộc sống xung quanh. Nó cũng tạo tiền đề cho cách mỗi người cư xử, giải quyết vấn đề và giao tiếp, phát triển mối quan hệ giữa mọi người như thế nào, cách điều chỉnh để thay đổi, xử lý các nhân tố gây căng thẳng.

Mọi khía cạnh của cuộc sống con người đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa. Trong hầu hết các tài liệu thảo luận về văn hóa, từ “giá trị” được sử dụng như một công cụ định nghĩa cho thuật ngữ này. Các giá trị đã được mơ tả là phần cốt lõi của văn hóa (Kroeber & Kluckhohn, 1952). Heine và cộng sự (2002) đã khẳng định rằng các cá nhân sử dụng nhóm giá trị văn hóa của riêng họ như một điểm khởi nguồn nền tảng khi đánh giá tính cách và hành vi của họ.

Nhiều khía cạnh của giá trị văn hoá được đề cập đến trong các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy mối quan hệ với kết quả chăm sóc NCT tại gia đình, chẳng hạn như giá trị gia đình (familism) (Corona, 2019), giá trị đạo hiếu (filial piety) (D. Lai, 2010), truyền thống vùng miền (religious tradition) hay sự có đi có lại (reciprocity). Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào một trong những giá trị văn hố cốt lõi trong chăm sóc NCT mà chưa được nhiều nghiên cứu khai thác đó là giá trị gia đình. Trong đó, “giá

trị gia đình (Familism) được định nghĩa rộng rãi là sự đồng nhất mạnh mẽ và gắn bó của cá nhân với gia đình của họ, và niềm tin về lịng trung thành, sự có đi có lại và sự đồn kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình” (Sabogal và cộng sự, 1987).

Theo khái niệm này, Losada và cộng sự (2019) đã chứng minh ba khía cạnh của giá trị gia đình bao gồm: trách nhiệm gia đình (Familial Obligations), sự kết nối gia đình (familial interconnectedness), sự ủng hộ từ gia đình, họ hàng (Extended family support). Trong đó, trách nhiệm gia đình thể hiện niềm tin của một người về việc cần phải tuân theo những trách nhiệm, nghĩa vụ gia đình. Sự kết nối gia đình (familial interconnectedness) thể hiện quan điểm niềm tin, sự kỳ vọng rằng những thành viên gia đình chính là nguồn lực giúp đỡ và cần phải duy trì sự tơn trọng và gần gũi với các thành viên gia đình. Sự ủng hộ từ họ hàng (cơ, dì, chú, bác) được hiểu là niềm tin của người chăm sóc về việc một ai đó cần xem gia đình họ hàng như một nguồn lực hỗ trợ. Các kết quả chứng minh trước đó của Losada và cộng sự (2010) cho thấy khía cạnh trách nhiệm gia đình và hai khía cạnh cịn lại có tác động khác nhau tới kết quả chăm sóc. Do vậy, tác giả sẽ kiểm định tác động của giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc với giả định hai khía cạnh: niềm tin về trách nhiệm gia đình và niềm tin về sự ủng hộ, kết nối gia đình. Trong đó, “giá trị gia đình (Familism) được định nghĩa là sự đồng nhất mạnh mẽ

và gắn bó của cá nhân với gia đình của họ, và niềm tin về lịng trung thành, sự có đi có lại và sự đồn kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình” (Sabogal và cộng sự,

1987). Hai khía cạnh được đề cập cụ thể: thứ nhất, niềm tin về trách nhiệm gia đình thể hiện quan điểm ủng hộ của một người về việc một người cần phải tuân theo những trách nhiệm, nghĩa vụ gia đình; thứ hai niềm tin về sự ủng hộ, kết nối gia đình thể hiện quan

điểm cho rằng các một người nên duy trì sự gắn bó kết nối với các thành viên gia đình và sẵn sàng giúp đỡ hoặc coi các thành viên gia đình như một nguồn lực hỗ trợ khi đối mặt với căng thẳng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)