Tổng quan ảnh hưởng của các yếu tố liên quan người chăm sóc và ngườ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Tổng quan ảnh hưởng của các yếu tố liên quan người chăm sóc và ngườ

người được chăm sóc đến kết quả chăm sóc

Theo lý thuyết Pearlin và cộng sự (1990), đặc điểm bối cảnh chăm sóc bao gồm các yếu tố liên quan đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc, lịch sử chăm sóc, sự sẵn có của các chương trình chăm sóc, các yếu tố này có tác động trực tiếp và gián tiếp tới kết quả chăm sóc.

Đặc điểm người chăm sóc

Đặc điểm nhân khẩu học thì được xét trên nhiều yếu tố khác nhau: độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hơn nhân. Trong nghiên cứu Seeher và cộng sự (2013) cho rằng độ tuổi NCS có liên quan đến gánh nặng chăm sóc. Trong nghiên cứu Andrén & Elmståhl (2007) đã đề xuất rằng độ tuổi của người chăm sóc có mối quan hệ với gánh nặng ở các mức độ khác nhau. Một số tác giả chứng minh được rằng những người trẻ tuổi cảm thấy mức độ gánh nặng chăm sóc lớn hơn so với những

người già trong khi một số khác lại cho thấy kết quả trái chiều. Cả hai trường hợp đều hợp lý: những người chăm sóc lớn tuổi thường có thể chất kém và tâm lý không ổn định, trong khi những người trẻ thường có ít kinh nghiệm trong việc chăm sóc hoặc hạn chế về kiến thức xã hội.

Một cách giải thích khác cho kết quả trái ngược về tuổi tác có thể khơng liên quan tuyến tính đến gánh nặng của người chăm sóc được đề cập trong nghiên cứu của Andrén & Elmståhl (2007). Người chăm sóc trẻ có thể có ít kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nó sẽ ảnh hưởng đến chiều tác động với gánh nặng chăm sóc. Khi tình hình chăm sóc tiến triển, họ có thể điều chỉnh theo tình huống và học hỏi thêm các kỹ năng chăm sóc. Tại thời điểm này, họ có thể trải qua ít gánh nặng chăm sóc hơn. Tuy nhiên, khi độ tuổi người chăm sóc tăng, người chăm sóc sẽ phải đối mặt với nhiều trách nhiệm hơn và thực hiện các u cầu chăm sóc tích lũy. Do đó, những người chăm sóc có thể có cảm nhận gánh nặng ngày càng tăng. Chăm sóc là một q trình thay đổi liên tục nên chúng ta cần hiểu tầm quan trọng của sự thay đổi gánh nặng theo thời gian chứ không phải tại một thời điểm cố định.

Các nghiên cứu dưới đây đều đưa ra một kết luận giống nhau là số lượng nữ giới tham gia chăm sóc là nhiều hơn nam giới. Pưysti và cộng sự (2012) đã đưa ra lời giải thích cho kết luận trên rằng phụ nữ thường có trách nhiệm nhiều hơn trong việc gìn giữ hạnh phúc trong gia đình từ việc sinh con đến chăm sóc các thành viên lớn tuổi trong gia đình. Xét về bản chất, phụ nữ thường có xu hướng giải quyết vấn đề bằng cảm xúc. Các khía cạnh về văn hóa cũng được chứng minh là có ảnh hưởng đến cơng việc chăm sóc. Người phụ nữ được kì vọng có lịng vị tha, có trách nhiệm,sự hy sinh nhiều hơn nên sẽ phù hợp hơn nam giới trong việc chăm sóc. Nhưng khía cạnh về giới tính này này lại đưa ra nhiều kết luận khác nhau về vấn đề liệu có tồn tại mối quan hệ đến kết quả chăm sóc khơng. Sherwood và cộng sự (2005) đưa thêm kết quả rằng không tồn tại một mối quan hệ giữa giới tính với áp lực chăm sóc.

Xét về trình độ học vấn, một số tác giả chứng minh được rằng trình độ học vấn tỉ lệ nghịch với gánh nặng chăm sóc khơng phân biệt tuổi tác của người chăm sóc. Papastavrou và cộng sự (2007) chỉ ra rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực tới gánh nặng của người chăm sóc. Nó giúp NCS dễ dàng tiếp cận và hiểu các kiến thức và kỹ năng liên quan tới cơng việc chăm sóc, giúp giải tỏa áp lực và lo lắng cũng như sức khỏe của họ. Ngoài ra, một số nghiên cứu như Knodel và cộng sự (2018) cũng cho thấy

mối liên hệ giữa trình độ học vấn của người chăm sóc và trải nghiêm chăm sóc người cao tuổi tại gia đình tuy nhiên chưa tập trung vào kết quả chăm sóc cụ thể.

Tình trạng hơn nhân và gánh nặng chăm sóc có mối quan hệ hai chiều: những người có nghĩa vụ chăm sóc mà đã kết hơn sẽ đương đầu với gánh nặng chăm sóc tốt hơn, có thể bởi vì họ có nhiều điều kiện tài chính và sự hỗ trợ xã hội hơn.

Tiếp theo Bauer & Sousa-Poza (2015) cũng chỉ ra về khía cạnh tình trạng việc làm của người chăm sóc. Thứ nhất, cơng việc chăm sóc cần nhiều thời gian, vì vậy người chăm sóc thường xuyên gặp khó khăn trong việc sắp xếp cơng việc chăm sóc cũng như việc làm của mình; Họ phải giảm giờ làm việc hoặc thậm chí bỏ việc để có thể chăm sóc đầy đủ cho người nhận chăm sóc. Thứ hai, những người thất nghiệp hoặc làm việc bán thời gian có nhiều khả năng trở thành người chăm sóc. Trong nghiên cứu của Zhan (2006), tình trạng việc làm của người chăm sóc có mối liên hệ với mức độ căng thẳng của họ. Đặc biệt theo như nghiên cứu chỉ ra, người thất nghiệp được chứng minh có mức độ căng thẳng cao hơn.

Đặc điểm người được chăm sóc

Các yếu tố căng thẳng được đề cập đến trong các nghiên cứu về kết quả chăm sóc, đặc biệt dưới khía cạnh gánh nặng chăm sóc được nhận thấy chủ yếu là tình trạng nhận thức và hành vi của người được chăm sóc, mức độ phụ thuộc hoạt động sinh hoạt hàng ngày và hoạt động chức năng (ADL & IADL dependencies).

Nghiên cứu của Johns và cộng sự (2011) cho thấy tác động nghịch chiều giữa trạng thái sức khoẻ người được chăm sóc và mức độ gánh nặng và trạng thái căng thẳng của người chăm sóc. Cũng theo Kim và cộng sự (2012), tình trạng bệnh tật của người nhận chăm sóc là yếu tố cốt yếu giải thích cho gánh nặng đối với cơng việc chăm sóc. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu quốc gia của Mỹ về chăm sóc ở tuổi nghỉ hưu với lựa chọn bất kỳ 302 người từ cơ sở dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng bệnh tật liên quan tới việc đảm bảo các hoạt động sinh hoạt hàng ngày có mối liên hệ cùng chiều với gánh nặng người chăm sóc. Bên cạnh đó, Morley và cộng sự (2012) đã chứng minh rằng mức độ tình trạng bệnh tật, sự minh mẫn về nhận thức của bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người chăm sóc.

Lịch sử chăm sóc

Lịch sử chăm sóc bao gồm các yếu tố như mối quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc, thời gian chăm sóc có tác động tới kết quả chăm sóc theo lý thuyết

căng thẳng.

Yếu tố thứ nhất liên quan tới mối quan hệ giữa người chăm sóc và người được chăm sóc, các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến cụ thể như chồng – vợ, con trai con gái – bố mẹ. Ngồi ra lịch sử tình trạng quan hệ gắn bó hay xa cách giữa cha mẹ con cái hoặc vợ chồng cũng ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc. Nghiên cứu của Conde-Sala (2010) về gánh nặng giữa người chăm sóc, tập trung vào so sánh các yếu tố khác nhau tác động tới hai đối tượng là vợ chồng hoặc con cái của bệnh nhân mặc bệnh Alzheimer. Tác giả đã chứng minh được sự khác biệt về gánh nặng chăm sóc với cả hai đối tượng này.

Yếu tố thứ hai thuộc về lịch sử chăm sóc có tác động tới kết quả chăm sóc là thời gian chăm sóc. Theo Kim và cộng sự (2012) cho thấy số giờ chăm sóc có mối liên hệ thuận chiều với gánh nặng chăm sóc người cao tuổi. Bên cạnh đó, Morley và cộng sự (2012) cũng cho thấy tác động của thời gian chăm sóc tới chất lượng cuộc sống của người chăm sóc. Mẫu điều tra dựa trên 238 người chăm sóc với tuổi trung bình là 68,2 tuổi tại Anh. Kết quả định lượng cho thấy thời gian chăm sóc có tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống NCS.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)