Xung đột vai trị cơng việc – vai trị chăm sóc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm liên quan

2.1.7. Xung đột vai trị cơng việc – vai trị chăm sóc

Để hiểu về khái niệm xung đột cơng việc – chăm sóc (xung đột cơng việc – chăm sóc), trước hết cần tìm hiểu một khái niệm phổ quát hơn: xung đột cơng việc – gia đình. Đây là một hình thức xung đột liên vai trị bao gồm vai trị trong cơng việc và vai trị tại gia đình do chúng khơng tương thích lẫn nhau (Greenhaus & Beutell, 1985). Một cá nhân vừa phải đảm nhận vai trị trong cơng việc của họ vừa phải cân bằng với vai trị trong gia đình, điều đó tất yếu sẽ dẫn tới những áp lực họ phải đối mặt để hồn thành tốt được cả hai vai trị đó. Tương tự như vậy, trong bối cảnh chăm sóc tại gia đình, xung đột cơng việc - chăm sóc cũng xuất phát từ những áp lực khi người chăm sóc phải duy trì thực hiện cùng lúc nhiều vai trị. Dựa trên lý thuyết xung đột vai trò, các nghiên cứu trước đây chỉ rõ hai xung đột diễn ra đồng thời đó là xung đột cơng việc – chăm sóc (work interferes with caregiving- WIC) và xung đột chăm sóc – cơng việc (caregiving interferes with work – CIW) (Carlson & Frone, 2003). Trong đó xung đột cơng việc – chăm sóc liên quan tới ảnh hưởng của cơng việc tới vai trị chăm sóc, cụ thể do thời gian, áp lực từ cơng việc mà người chăm sóc khơng thể hồn thành được các nhiệm vụ chăm sóc của họ. Ngược lại, xung đột chăm sóc – cơng việc liên quan tới ảnh hưởng của việc thực hiện vai trị chăm sóc ảnh hưởng tới các kết quả liên quan tới công việc như năng suất lao động hay sự hài lịng cơng việc. Hầu hết các tác giả trước đây chỉ tập trung ảnh hưởng của vai trò chăm sóc tới cơng việc mà rất ít các nghiên cứu kiểm định chiều ngược lại, đặc biệt với vai trị chăm sóc NCT tại gia đình (Gordon & Rouse, 2013). Do vậy, nghiên cứu này sẽ kiểm định vai trị của xung đột cơng việc – chăm sóc trong mối quan hệ giữa giá trị gia đình và tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại gia đình. Khái niệm xung đột cơng việc – chăm sóc trong luận án này được hiểu là mức độ ảnh hưởng của cơng việc tới vai trị chăm sóc mà người chăm sóc nhận thấy, cụ thể do thời gian, áp lực từ cơng việc mà người chăm sóc khơng thể hồn thành được các nhiệm vụ chăm sóc của họ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)