DỰ BÁO MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch? (Trang 66 - 96)

VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 4.1. Phương pháp dự báo

Hai biến Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai là hai biến kinh tế vĩ mô, vì thế chúng thƣờng biến động một cách ngẫu nhiên, rất khó xác định các giá trị tƣơng lai một cách đáng tin cậy. Thời gian dự báo càng dài thì số liệu dự báo càng không chính xác. Do đó bài viết chọn khoảng thời gian 5 năm cho dự báo, vì đây là khoảng thời gian không quá ngắn cho một dự báo tƣơng lai cũng không quá dài để làm mất độ chính xác của số liệu. Một lý do khác cho sự lựa chọn này là Chính phủ Việt Nam cũng thƣờng lấy khoảng thời gian 5 năm để hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nƣớc nhà.

Đầu tiên bài viết phân tích xu hƣớng kinh tế trong những năm sắp tới sau đó dự báo cho BD và CAD, đồng thời xem xét giai đoạn dự báo và so sánh với các giai đoạn trƣớc đây để chọn ra thời kỳ có đặc điểm nền kinh tế tƣơng đối giống giai đoạn 2011 – 2015, kết hợp hai thời kỳ thành một giai đoạn dài, mục đích là có thể tìm ra hệ số tƣơng quan có ý nghĩa thống kê. Đây chính là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa BD và CAD trong tƣơng lai.

4.2. Quá trình dự báo

4.2.1. Dự báo Thâm hụt Ngân sách Nhà nước giai đoạn năm 2011– 2015

Trên cơ sở xác định mức độ tác động của một số nhân tố then chốt đến tình hình thu – chi Ngân sách Nhà nƣớc, cùng với việc phân tích triển vọng nền kinh tế thế giới và viễn cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bài viết đƣa ra dự báo cho Thâm hụt Ngân sách trong những năm tới. Song song đó, dựa trên những chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 của Chính phủ để làm căn cứ thêm cho tiến trình dự báo.

Theo mục tiêu của Chính phủ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 hƣớng tới giảm dần Thâm hụt Ngân sách qua các năm thông qua việc cắt giảm chi tiêu đầu tƣ không cần thiết, cũng nhƣ giảm chi thƣờng xuyên của hệ thống cơ quan Nhà nƣớc, đồng thời tăng nguồn thu nội địa một cách bền vững.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2012 sẽ giảm mức thâm hụt xuống còn 5%GDP, và đến năm 2015 ƣớc còn 4.5%GDP. Để thực hiện các mục tiêu đó thì Chính phủ cũng đã đề ra con số cụ thể cho năm 2011 ƣớc khoảng 5.3%GDP.

Khi đi sâu phân tích cơ cấu thu – chi Ngân sách Nhà nƣớc thì ta có thể nhận thấy một số điểm cần lƣu ý:

Phần thu:

Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010, tồn tại các nguồn thu không bền vững nhƣ thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (chủ yếu là thuế đánh trên hàng nhập khẩu, còn hàng xuất khẩu chịu thuế chủ yếu là khoáng sản) chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu thu ngân sách, trung bình ƣớc đạt khoảng 35 – 40%. Chẳng hạn năm 2008, nguồn thu này chiếm tỷ trọng khoảng 42%, năm 2009 chiếm 37.5%, năm 2010 con số này là 35%. Trong đó nguồn thu thuế từ hoạt động xuất – nhập khẩu luôn ở mức cao, trung bình chiếm khoảng 20 – 25% nguồn thu. Nhƣ vậy có thể thấy nguồn thu ngân sách cũng phụ thuộc khá lớn vào giá dầu cũng nhƣ hoạt động ngoại thƣơng.

Nguồn thu nội địa trong thời gian gần đây chiếm một tỷ trọng khá lớn và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách. Ba thành phần chủ yếu của nguồn thu này là: thu từ các doanh nghiệp Nhà nƣớc – đây là khoản thu chủ yếu của ngân sách; thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân – đóng một vai trò không nhỏ; cuối cùng là các khoản thu về nhà, đất – thƣờng ít biến động. Có thể thấy nguồn thu nội địa chịu ảnh hƣởng khá lớn từ sức khỏe nội tại của nền kinh tế.

Phần chi:

Chi thƣờng xuyên chiếm tỷ lệ trên 50% trong cơ cấu chi ngân sách, còn lại chủ yếu là chi đầu tƣ phát triển, chi trả nợ và viện trợ, cũng nhƣ các khoản chi cải cách tiền lƣơng, chi bù lỗ xăng dầu. Xu hƣớng hiện nay cắt giảm chi thƣờng xuyên và gia tăng chi đầu tƣ phát triển vào những dự án hiệu quả.

Cùng với việc phân tích các nhân tố có ảnh hƣởng đến thâm hụt ngân sách ở trên, bài viết tiến hành phân tích triển vọng nền kinh tế để có thể dự báo tốt hơn.

Thông qua các báo cáo phân tích của các tổ chức dự báo trên thế giới, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn diễn ra trong 3 tháng đầu năm, có thể nhận thấy:

 Nền kinh tế đã phục hồi và bắt đầu tăng trƣởng nhanh trở lại: năm 2010 chứng kiến nền kinh tế thế giới vƣợt qua giai đoạn suy thoái, sản lƣợng công nghiệp tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Gần đây một số tổ chức nhƣ IMF, WB đều đƣa ra mức dự báo cho chỉ số tăng trƣởng kinh tế toàn cầu tăng dần. Nếu nhƣ IMF dự báo mức tăng trƣởng kinh tế thế giới vào tháng 10 năm 2010 là 4% thì đến tháng 1 năm 2011 IMF dự báo tăng lên con số 4.4% và trong dự báo mới nhất ra ngày 11/4 về “Triển vọng kinh tế thế giới,” Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định bất chấp những nguy cơ mới đe dọa tiến trình phục hồi sau khủng hoảng, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục giành đƣợc động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao và nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trƣởng trung bình với tốc độ 4,5% trong hai năm 2011 và 2012. Theo tình hình kinh tế thế giới thì xu hƣớng phục hồi đã thể hiện rõ nét, Mỹ, Nhật và các nƣớc Châu Âu đã bắt đầu tăng trƣởng dƣơng.  Trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nƣớc còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính, Việt Nam với những chính sách phù hợp đã sớm thoát ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bƣớc phục hồi trong năm 2010. Kết quả là tăng trƣởng năm 2010 ở mức 6.78%, vƣợt mức chỉ tiêu đề ra 6.5%. Hoạt động ngoại thƣơng xuất nhập khẩu bắt đầu tăng trở lại sau mức sụt giảm ở năm 2009. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ƣớc đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5 tỷ USD; nhập khẩu năm 2010 của cả nƣớc ƣớc đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009, về giá trị tƣơng đƣơng tăng 14 tỷ USD.

Bảng 5: Dự báo thâm hụt ngân sách giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Trong 3 năm đầu của giai đoạn thì mức giảm thâm hụt 0.1% mỗi năm do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, do phải đối mặt lạm phát nên Chính phủ cắt giảm chi tiêu công, góp phần giảm Thâm hụt Ngân sách. Mặt khác nền kinh tế cũng cần nguồn vốn khá lớn cho đầu tƣ – phát triển, phục vụ cho tăng trƣởng. Hai năm sau thì mức giảm sẽ đạt 0,2% mỗi năm do Chính phủ đã chủ động đƣợc nguồn thu – chi, kiểm soát các dự án đầu tƣ một cách hiệu quả hơn, đồng thời tăng trƣởng kinh tế đã bắt đầu tăng, do đó nguồn thu nội địa đƣợc củng cố khá lớn với hàng loạt sắc thuế phát huy hiệu quả nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân... Song song đó, hoạt động của các Tổng Công ty, Tập đoàn của Nhà nƣớc sau khi đƣợc cơ cấu lại cũng nhƣ cách quản lý thì sẽ phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể cho nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc.

Năm 2011, theo dự toán ngân sách đầu năm của Chính phủ thì thâm hụt ngân sách khoảng 5.3%GDP, nhƣng với tình hình 3 tháng đầu năm đã cho thấy một sự chuyển biến về chính sách khi mà Chính phủ chuyển mục tiêu từ ƣu tiên tăng trƣởng sang mục tiêu ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. Theo Nghị quyết 11, Chính phủ chỉ đạo các địa phƣơng cắt giảm 10% số chi thƣờng xuyên trong chín tháng còn lại, tƣơng đƣơng khoảng 38.000 tỷ đồng để kiềm chế lạm phát cộng với việc cắt giảm đầu tƣ công vào các dự án không cần thiết mà theo Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ báo cáo khoảng 3.400 tỷ đồng từ 1.387 dự án. Ngoài ra, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Tài chính các tỉnh thành đã họp, đƣa ra danh mục dự án cần cắt giảm để có thể tiết

Năm Mức Thâm hụt ngân sách Mức giảm

2011 5.1%

2012 5% 0.1%

2013 4.9% 0.1%

2014 4.7% 0.2%

kiệm chi tiêu công. Vì thế có thể khẳng định rằng số chi thƣờng xuyên có thể giảm xuống mức thấp hơn so với dự toán ngân sách đƣợc đƣa ra từ đầu năm. Đồng thời, trong năm 2011 Chính phủ bắt đầu thực hiện thả nổi giá xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng nên ngân sách tiết kiệm đƣợc một khoản không nhỏ do không phải bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì thế mức thâm hụt ngân sách thực tế có thể là khoảng 5.1%GDP, thấp hơn mức dự toán ban đầu Chính phủ đề ra là 5.3%GDP. Với kinh nghiệm quản lý chi tiêu công trong năm 2011 và nền tảng đã đƣợc thiết lập, Chính phủ sẽ có những biện pháp thích hợp cho việc kiểm soát thu – chi ngân sách trong những năm tiếp theo, từ đó kéo mức thâm hụt ngân sách giảm khoảng 0.2% mỗi năm. Vì thế những mục tiêu mà Chính phủ đề ra là hoàn toàn có cơ sở để thực hiện đƣợc.

4.2.2. Dự báo Thâm hụt Tài khoản vãng lai giai đoạn 2011 – 2015 4.2.2.1. Chọn biến giải thích cho Thâm hụt Tài khoản vãng lai

Để dự báo biến thâm hụt tài khoản vãng lai, chúng ta dựa trên mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản với đầu tƣ và tiết kiệm của nền kinh tế. Sự chênh lệch giữa đầu tƣ và tiết kiệm đƣợc xem nhƣ là kết quả của Tài khoản vãng lai, nếu đầu tƣ lớn hơn tiết kiệm quốc gia, thì sẽ dẫn đến Thâm hụt Tài khoản vãng lai. Tƣơng tự một sự thặng dƣ Tài khoản vãng lai thƣờng là kết quả của việc tiết kiệm quốc gia lớn hơn đầu tƣ.

Mặt khác biến thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam cũng chịu tác động khá lớn bởi mức tăng trƣởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trƣởng thì thu nhập của ngƣời dân cũng tăng một cách tƣơng đối, dẫn đến cầu hàng hóa nƣớc ngoài cũng tăng, kéo theo nhập khẩu tăng, gây trạng thái thâm hụt cán cân thƣơng mại – đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai trong những năm gần đây. Vì thế bài viết đƣa biến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nhƣ một chỉ báo cho biến thâm hụt tài khoản vãng lai.

Theo đó biến Thâm hụt Tài khoản vãng lai sẽ đƣợc giải thích bởi ba biến GDP, đầu tƣ (I), tiết kiệm (S):

4.2.2.2. Mô hình hồi quy Thâm hụt Tài khoản vãng lai

Chúng ta sẽ tiến hành hồi quy biến thâm hụt tài khoản vãng lai theo ba biến đã nêu trên: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đầu tƣ (I), tiết kiệm (S) với bộ dữ liệu quá khứ từ năm 1985 đến năm 2010.

Nhƣ đã nêu các biến kinh tế vĩ mô thƣờng là biến không dừng, nên để mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê thì chúng ta cần chuyển dữ liệu dừng sang dừng. Và ở đây, bài viết chọn sai phân nhƣ là một phƣơng pháp chuyển dữ liệu từ dừng sang không dừng, để phù hợp với các giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính

Kết quả hồi quy như sau:

Qua hệ số hồi quy của D(GDPVN) bằng 0.273 cho thấy tăng trƣởng kinh tế có tác động cùng chiều với CAD. Điều này hoàn toàn phù hợp với mối quan hệ lý thuyết giữa tăng trƣởng kinh tế và Thâm hụt Tài khoản vãng lai: khi một cú sốc sản lƣợng tăng (biểu thị qua biến tăng trƣởng kinh tế) sẽ làm cho tình trạng Thâm hụt Tài khoản vãng lai ngày càng xấu hơn. Còn Kết quả hệ số hồi quy của Tiết kiệm và

Đầu tƣ hoàn toàn phản ánh đúng mối quan hệ kinh tế giữa đầu tƣ, tiết kiệm với Thâm hụt Tài khoản vãng lai: đầu tƣ thì đồng biến với Thâm hụt Tài khoản vãng lai, tiết kiệm thì lại có tác động nghịch chiều.

Với mức p – value cho các hệ số hồi quy khá thấp (< 5%), chứng tỏ các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy. Nếu xét tổng thể thì mức R2

tƣơng đƣơng khoảng 69%, còn R2 điều chỉnh trên 65%, và hệ số Prob (F – statistic) rất nhỏ (0.000013) có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ mô hình có mức độ giải thích cao và đáng tin cậy.

Từ những phân tích về ý nghĩa thống kê lẫn ý nghĩa kinh tế của mô hình, chúng ta sẽ chọn mô hình trên làm mô hình dự báo cho biến CAD trong tƣơng lai. Để có thể dự báo đƣợc CAD, cần thiết phải có đƣợc những số liệu của biến tổng sản phẩm quốc nội, đầu tƣ và tiết kiệm của nền kinh tế.

Dự báo GDP:

Để dự báo biến GDP, chúng ta phân tích các chính sách của Chính phủ, cũng nhƣ tiềm năng tăng trƣởng của nền kinh tế và xu hƣớng của nền kinh tế thế giới. Đây là những thông tin cần thiết để có thể ƣớc lƣợng mức tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng lai.

Chính sách kiềm chế lạm phát đƣợc Chính phủ ƣu tiên thực hiện trong đầu năm 2011 có thể làm giảm mức tăng trƣởng của Việt nam trong tƣơng lai, cụ thể là những năm 2011, 2012 tới đây, vì thế tốc độ tăng trƣởng năm 2011 còn khoảng 6%, năm 2012 sẽ là 6.5% và trên 7% cho các năm tiếp theo trong giai đoạn 2013 – 2015. Thực chất Chính phủ đã sử dụng kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ khá linh hoạt, tập trung vào chính sách tài khóa, cắt giảm chi tiêu công, rà soát lại các dự án không hiệu quả, chủ yếu là cơ cấu lại các khoản chi tiêu, xem xét lại các dự án không cần thiết, cắt giảm chi thƣờng xuyên của hệ thống cơ quan Nhà nƣớc. Vì thế ƣớc tính tăng trƣởng năm 2011 có phần chững lại chỉ đạt mức 6.1%, sau đó đến năm 2012 với những chính sách vĩ mô đƣợc ban hành ở năm 2011 phát huy tác dụng, thì không quá khó để Việt Nam đạt mức tăng trƣởng 6.5%. Đến những năm 2013 – 2015 thì tăng trƣởng đạt mức trên 7% hàng năm, cụ thể 7% năm 2013, 7.2% vào năm 2014 và đến năm 2015 đạt mức 7.5%. Những nhận định trên đã tham khảo

các dự báo của các tổ chức kinh tế nhƣ ADB và IMF trong một số báo cáo gần đây. Dựa trên tốc độ tăng trƣởng kinh tế đã dự báo, chúng ta có thể tính toán đƣợc con số chi tiết tổng sản phẩm quốc nội tƣơng ứng.

Bảng 6: Dự báo mức tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2011 – 2015

Năm Mức tăng trưởng

2011 6.1%

2012 6.5%

2013 7%

2014 7.2%

2015 7.5%

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Dự báo biến đầu tư (I) và tiết kiệm (S):

Ở Việt Nam, số liệu về đầu tƣ và tiết kiệm toàn xã hội thì ít đƣợc quan tâm. Biến đầu tƣ thƣờng thì đƣợc Tổng cục thống kê đƣa ra báo cáo hàng năm, còn biến tiết kiệm thì chƣa có một con số thống nhất nào do khó khăn trong việc tính toán thống kê. Vì thế bài viết chọn các kết quả của IMF nhƣ là số liệu tham khảo cho việc dự báo hai biến đầu tƣ và tiết kiệm.

Bảng 7: Dự báo đầu tư (I) và tiết kiệm (S) (%GDP)

Năm Đầu tư Tiết kiệm

2011 38.2 30.2

2012 38.5 31.2

2013 38.6 32.5

2014 38.8 33.4

2015 38.6 34.1

4.2.2.3. Dự báo Thâm hụt Tài khoản vãng lai:

Dựa trên những số liệu GDP, I, S ƣớc tính đã nêu trên, chúng ta bắt đầu dự báo cho CAD theo mô hình hồi quy đã chọn. Đầu tiên, mở rộng số quan sát cho các

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch? (Trang 66 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)