NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆ MỞ MỸ

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch? (Trang 29 - 32)

2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

2.1. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆ MỞ MỸ

Đối với các nƣớc đã phát triển, “Thâm hụt kép” và “Bộ đôi đối nghịch” đã đƣợc nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu khá kỹ, nhƣng nguồn gốc của vấn đề trên là xuất phát từ Mỹ. Đó là một lý do đầy thuyết phục để chúng ta cùng xem xét mối quan hệ giữa BD và CAD ở đất nƣớc này.

Nổi trội trong nhiều bài nghiên cứu ở Mỹ là bài viết của Tuck Cheong Tang và Evan Lau với tựa đề “General Equilibrium Perception on Twin Deficits Hypothesis: An Empirical Evidence for the U.S – Nhận thức về cân bằng tổng

quát trong lý thuyết Thâm hụt kép: một bằng chứng thực nghiệm ở Mỹ” sử dụng

phƣơng trình cân bằng tổng quát và thêm vào hai biến tiết kiệm tƣ nhân và đầu tƣ nội địa để kiểm định lý thuyết “Thâm hụt kép”.

Nguồn dữ liệu do IFS thuộc IMF cung cấp theo quý từ năm 1973 đến năm 2008. Bài nghiên cứu sử dụng Unit Root Test và Cointergration Test làm công cụ kiểm định. Sau đó chạy hổi quy giữa hai biến BD và CAD thu đƣợc kết quả:

LnCAD = 0,978 Ln BD.

Cuối cùng tác giả chạy hồi quy phƣơng trình cân bằng tổng quát của CAD theo BD, Sp và I, kết quả nhƣ sau:

LnCAD = 0,431 LnBD + 5,164 LnSp – 4,707 LnI

Sau khi kiểm định, tác giả đi đến kết luận: Thâm hụt kép đã tồn tại khá lớn trong thời kỳ nghiên cứu đƣợc rút ra từ phƣơng trình cân bằng tổng quát.

Chúng ta cũng cần tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra trong nền kinh tế Mỹ trong khoảng thời gian kiểm định trên. Đầu tiên sự tăng giá của đồng đô la Mỹ đã kiến tình hình cán cân tài khoản vãng lai bị thâm hụt nặng nề. Do chi tiêu công quá mức trong khi tiết kiệm quốc gia lại quá ít đã khiến chính phủ Mỹ tìm cách cải thiện Ngân sách bằng con đƣờng mở rộng đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua tăng lãi suất trong nƣớc, làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài mạnh mẽ kéo theo tình hình tài khoản vãng lai trở nên xấu đi hơn bao giờ hết. Đây chính là những điểm chính yếu cho thấy Ngân sách

Nhà nƣớc và Tài khoản vãng lai tại Mỹ cùng lúc thâm hụt trong khoảng thời gian này.

Quan điểm “Thâm hụt kép” đối với nền kinh tế Mỹ đƣợc rất nhiều nhà kinh tế học đồng tình, nhƣng trong bài nghiên cứu Twin deficit or Twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S” của Soyoung Kim và Nouriel Roubini đã ủng hộ cho “Bộ đôi đối nghịch”.

Hình 3: Tài khoản vãng lai và Ngân sách Nhà nước Mỹ từ 1973 - 2004

Hình 3 đã chỉ ra, sự xấu đi của Ngân sách Nhà nƣớc (% GDP) trong điều kiện thuế suất thấp hơn và chi tiêu quốc phòng cao hơn, đi cùng với việc tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực của Mỹ đƣợc định giá cao và sự xấu đi nhanh chóng của tài khoản vãng lai (%GDP).

Những năm vừa qua mối quan tâm về “Thâm hụt kép” đã nổi lên nhƣ là vấn đề nóng hổi: sự giảm đi trong Ngân sách Nhà nƣớc của Mỹ (một khoảng chênh lệch 6% giữa thặng dƣ năm 2000 và thâm hụt 2004) cùng với cán cân Tài khoản vãng lai trở nên xấu hơn (-5% GDP năm 2003 và năm 2004). Tuy nhiên đó là lịch sử từng có của Mỹ, ta không thể kết luận một cách đơn giản rằng thâm hụt kép sẽ đƣợc lặp lại, tức là Ngân sách Nhà nƣớc và Tài khoản vãng lai của Mỹ có tƣơng quan cùng chiều vì hầu hết thâm hụt Ngân sách những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ XX có thể là kết quả của sự suy thoái 1980-1982.

Trong bài nghiên cứu, hai nhà kinh tế học này không thể tìm thấy mối tƣơng quan dƣơng trong các dữ liệu từ năm 1973 đến năm 2004. Mà thay vào đó, mối tƣơng quan giữa hai biến này có tƣơng quan âm.

Với những diễn giải khá chi tiết trong suốt thời kỳ nghiên cứu, tác giả minh họa thật cụ thể mối quan hệ này trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau nhƣ sau:

Phần lớn sự xấu đi trong Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc vào đầu những năm 1980 là hậu quả của cuộc suy thoái từ năm 1980 đến năm 1982. Tổng tiết kiệm khu vực công đã bắt đầu tăng trở lại từ những năm 1983, nhƣng Tài khoản vãng lai lại trở nên xấu đi trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến năm 1986 chủ yếu là vì đầu tƣ cao hơn để phục hồi kinh tế trở lại sau thời kỳ đình trệ do cuộc suy thoái 1980 – 1982. Nhƣng đến giai đoạn 1989 – 1991, Tài khoản vãng lai đã đƣợc cải thiện trong khi cán cân ngân sách lại có khuynh hƣớng xấu đi một lần nữa. Diễn biến hoàn toàn trái ngƣợc vào khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 2000, Ngân sách Nhà nƣớc đã đƣợc cải thiện đáng kể gia tăng lên mức thặng dƣ 2.5%, thế nhƣng Thâm hụt Tài khoản vãng lai lại gia tăng từ -1 đến -4.5%GDP. Tóm lại, từ năm 1982 đến năm 2000, hai đại lƣợng biến động theo hai xu hƣớng ngƣợc chiều nhau.

Dựa trên mô hình VAR (Vector Auto Regression), hai tác giả nhận diện chính những cú sốc sản lƣợng đã gây nên hiện tƣợng trên.

Bảng 2: Hệ số tương quan giữa tiết kiệm cơ bản của Chính phủ và Tài khoản vãng lai (%GDP)

Tương quan với Tài khoản vãng lai

Tiết kiệm Chính phủ/GDP -0,11

Tiết kiệm cơ bản của Chính

phủ/GDP -0,16

Hệ số tƣơng quan giữa Tài khoản vãng lai và tiết kiệm chính phủ bị âm ở mức (-0,11). Bên cạnh đó, tƣơng quan với Tiết kiệm cơ bản của Chính phủ cũng bị âm mạnh hơn (-0.16). Nói chung, hiện tƣợng “Bộ đôi đối nghịch” là xu hƣớng phổ

biến hơn so với “Thâm hụt kép” đối với các dữ liệu đƣợc quan sát trong suốt thời kỳ mẫu.

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch? (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)