Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch? (Trang 46 - 61)

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ

3.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995

Trong Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1991 đã đƣa ra chiến lƣợc "Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000", đồng thời đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm từ năm 1991 đến năm 1995. Khó khăn lớn lúc này là các nƣớc Đông Âu và các nƣớc thuộc Liên Xô (cũ) rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tổng mức giao dịch ngoại thƣơng của Việt Nam với khu vực này giảm sút đột ngột, năm 1991 chỉ bằng 15,1% năm 1990. Song, thuận lợi lúc này là Đổi mới đã phát huy tác dụng, các cơ sở kinh tế thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Do vậy, Tài khoản vãng lai trong giai đoạn này cũng ít bị biến động.  Những thành tựu nổi bật trong thời gian này:

 Cơ chế quản lý kinh tế đã thay đổi căn bản: Trong nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần: quốc doanh, tƣ bản nhà nƣớc, tƣ bản tƣ doanh, hợp tác xã, cá thể... trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng sản phẩm trong nƣớc. Các thành phần kinh tế đƣợc trao quyền sử dụng đất và xuất nhập khẩu.

 Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng cao : Trong 5 năm 1991-1995 tổng sản phẩm trong nƣớc tăng bình quân 8,2%, năm 1996 tăng 9,5%. Sản xuất trong nƣớc đã có tích luỹ, đảm bảo trên 90% quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng hàng năm. Từ 1991- 1995 có 1401 dự án FDI với 20,413 tỷ USD vốn đăng ký. Về xuất khẩu, trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm tăng 27%, gấp 3 lần tốc độ tăng GDP.

 Đổi mới cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần của khu vực nông, lâm ngƣ nghiệp. Doanh nghiệp quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới, vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc chiếm đa số trong tổng đầu tƣ xã hội. Điều này khiến chi tiêu công Chính phủ phải mở rộng hơn, dẫn đến thâm hụt Ngân sách tiếp tục diễn ra.

 Lạm phát tiếp tục bị kiềm chế và đẩy lùi: Thời kỳ này nhờ sản xuất phát triển, lƣu thông hàng hoá thông thoáng lại có thêm kinh nghiệm chống lạm

phát trƣớc đó nên giá cả ổn định dần. Giá hàng hoá và dịch vụ năm 1991 tăng 67,5%; năm 1993 chỉ tăng 5,2%; năm 1996 xuống 4,5%.

 Tăng cƣờng quan hệ kinh tế đối ngoại: Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ với các nƣớc và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới. Ngày 28/07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN). Cũng trong tháng 7/1995, Việt Nam và Liên minh Châu Ấu đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế thƣơng mại và khoa học kỹ thuật và bình thƣờng hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. Việt Nam cũng đã nộp đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) và Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Có thể thấy giai đoạn này Việt nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng lớn hơn, thúc đẩy các hoạt động trao đổi ngoại thƣơng.

Vào 1995, tăng trƣởng GDP đạt mốc 9,5%, sản lƣợng công nghiệp tăng 13- 14%. Về mặt chi đầu tƣ – nhất là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tiếp tục tăng kéo theo chi tiêu tăng. Do tăng cƣờng mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia cũng nhƣ các tổ chức kinh tế trên thế giới nên Việt Nam nhận đƣợc khá nhiều nguồn vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) của Chính phủ các nƣớc. Chi tiêu công trong giai đoạn này chủ yếu đƣợc tài trợ từ ODA, giảm áp lực cho Ngân sách, đƣợc giữ ở mức 0,5%GDP vào năm 1995. Những điều trên cho thấy quá trình tái cấu trúc đã đạt một số thành công nhất định. Một trong những thành tựu nổi bật trong thời kỳ này là tiết kiệm tăng một cách đều đặn: tiết kiệm quốc gia tăng từ 7,4% vào năm 1990 đến 17,1% vào năm 1995.

Trong giai đoạn 1991 – 1995, với những phân tích hoạt động nền kinh tế, cho chúng ta một viễn cảnh về tình trạng “Thâm hụt kép”: Ngân sách Nhà nƣớc vẫn tiếp tục bị thâm hụt chủ yếu là hoạt động đầu tƣ công của Chính phủ mở rộng do quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, ngoại trừ năm 1994 và năm 1995 thâm hụt Ngân sách có xu hƣớng giảm khi đƣợc tài trợ từ nguồn vốn ODA. Đối với Tài khoản vãng lai xu hƣớng thâm hụt tiếp tục tăng do quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, kim

ngạch xuất nhập khẩu tăng đáng kể nhƣng tốc độ tăng của nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng của xuất khẩu.

Tổng kết cả giai đoạn 1985 – 1995:

Trong cả giai đoạn 1985 – 1995, qua những phân tích định tính trên, mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai đang ủng hộ cho lý thuyết “Thâm hụt kép”. Tiếp theo, để chắc chắn mối quan hệ giữa hai đại lƣợng này, dựa vào những số liệu thực tế, chúng ta tiến hành kiểm định mối tƣơng quan giữa BD và CAD trong cả giai đoạn 1985 – 1995 bằng cách chạy Correlation giữa chúng và thu đƣợc bảng ma trận hệ số tƣơng quan nhƣ sau:

Theo kết quả trên, chúng ta rút ra kết luận: trong suốt giai đoạn 1985 – 1995, Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai di chuyển cùng chiều nhau, thâm hụt kép đã tồn tại hầu hết trong suốt khoảng thời gian này và có hệ số tƣơng quan ở mức 33,58%. Đây cũng là một hệ số tƣơng quan khá lớn, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lƣợng. Điều này hoàn toàn phù hợp với những phân tích định tính đã trình bày.

Tiếp đến, chúng ta sẽ phân tích giai đoạn tiếp theo để xem diễn biến mối quan hệ giữa BD và CAD theo chiều hƣớng nhƣ thế nào.

3.2.2. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1996 – 2003 Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1996 – 2003

Đầu tiên chúng ta cũng có đồ thị diễn biến giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai giai đoạn 1996 – 2003.

Hình 8: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai

(Nguồn: IFS, ADB và tổng hợp của tác giả)

Vào cuối năm 1995 và năm 1996, nhập khẩu tăng trƣởng nhanh hơn xuất khẩu, nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu đầu tƣ lớn của nền kinh tế. Thâm hụt Tài khoản vãng lai đạt mức 10%GDP vào 1995 và khoảng 12%GDP vào 1996. Tuy nhiên, đây không chỉ là thâm hụt trong ngắn hạn mà muốn hƣớng đến dài hạn, tạo nền tảng cho sự tăng trƣởng sau này.

Đến cuối năm 1996, Việt Nam có quan hệ kinh tế thƣơng mại chính thức với trên 120 nƣớc, kim ngạch ngoại thƣơng gia tăng nhanh chóng, bình quân trên 20%/năm. Nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã dành cho Việt Nam những nguồn viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội. Tổng số tài trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1994 đến năm 1997 là 8,53 tỷ USD. Điều này làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nƣớc, và là nguồn bù đắp cho Thâm hụt Tài khoản vãng lai.

Sau một thời kỳ đầu tăng trƣởng kinh tế nhanh, nền kinh tế Việt Nam đã đi vào một giai đoạn khó khăn 1997-2000 do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng các nƣớc Đông Á. Những đổi mới kinh tế không còn đƣợc phát huy mạnh mẽ, tốc độ tăng trƣởng bắt đầu chậm dần và mức tăng trƣởng của tất cả các ngành kinh tế bị giảm trong 4 năm này. Tiêu dùng nội địa và tiêu dùng tƣ nhân sụt giảm. Đầu tƣ thực tế của khu vực tƣ nhân và nhà nƣớc đều giảm hoặc chậm đi. Đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp giảm rất nhanh và giảm liên tục. Khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc là vấn đề nan

giải số một, sau một khoảng thời gian phát huy hiệu quả thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giờ nó là nguồn lãng phí, tham nhũng, và là lực cản đối với những cố gắng đổi mới, gây ra chi tiêu công lãng phí. Các hoạt động thƣơng mại với nƣớc ngoài bị thu hẹp nhanh. Cùng với mô hình phát triển hƣớng nội thay thế nhập khẩu và nhất là cuộc khủng hoảng tài chính 1997- 1998 trong khu vực Châu Á gây thêm thách thức, làm gia tăng những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam, và là nguyên nhân chính gây ra mức tăng trƣởng chậm lại. Cụ thể tốc độ tăng GDP năm 1996 đạt 9,34% thì năm 1997 đạt 8,15%; 1998 chỉ còn 5,83% và năm 1999 chỉ đạt 4,8%.

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giảm sút nghiêm trọng. Năm 1999, chỉ có 298 dự án đƣợc cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,548 tỷ USD. Chính phủ đã và đang nỗ lực điều chỉnh các chính sách để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vì đây là một nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội (khu vực có FDI đóng góp gần 10% GDP). Công tác thu hút và giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ dần qua các năm. Từ năm 1993 đến năm 1999, Việt Nam đã giải ngân đƣợc 6,3 tỷ USD, chiếm hơn 40% so với nguồn ODA đã đƣợc cam kết.

Về ngoại thƣơng, năm 1998 kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 0,9% so với năm 1997. Nhƣng năm 1999, xuất khẩu đạt mức kỷ lục 11,52 tỷ USD, tăng 23,1% so với năm 1998 do kinh tế của các nƣớc Đông Nam Á bƣớc vào giai đoạn hồi phục kinh tế, tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại cao, giá cả xuất khẩu ở những mặt hàng chủ lực nhƣ gạo, đặc biệt là dầu thô tăng mạnh dẫn tới kim ngạch xuất khẩu tăng. Mặt khác nhiều biện pháp của Chính phủ đã tác động có hiệu quả thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển: cho phép các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế đƣợc hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp; đơn giản hóa thủ tục nhƣ giấy phép, thủ tục hải quan, cấp quota; hỗ trợ vốn, giảm lãi suất cho hoạt động xuất khẩu; tổ chức thƣởng cho các doanh nghiệp thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào xuất khẩu hàng hóa có trị giá lớn, tìm ra mặt hàng mới hoặc sang các thị trƣờng mới; Chính những biện pháp này đã mang lại hiệu quả trong những năm tiếp theo: Tài khoản vãng lai những năm 2000 – 2001 đƣợc cải thiện đáng kể.

Về phần Ngân sách Nhà nƣớc, trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng mạnh đồng thời tăng thu đáng kể trong Ngân sách: tăng trƣởng nguồn

thu (kể cả viện trợ không hoàn lại) trung bình hàng năm trên 14%, tỷ trọng nguồn thu trên GDP tăng từ 20% năm 1998 lên 23% vào năm 2003: chủ yếu đến từ sản xuất dầu thô và thuế tiêu thụ xăng dầu. Tỷ trọng thu Ngân sách từ dầu thô trong tổng thu ngân sách tăng từ 20% năm 1998 lên 22,4% năm 2003. Do đó, Ngân sách Nhà nƣớc đã trở nên nhạy cảm rất nhiều trƣớc những đợt biến động giá dầu. Để củng cố nguồn thu cũng nhƣ khuyến khích đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, nhà nƣớc giảm thuế ở rất nhiều lĩnh vực: thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 32% xuống còn 28%...

Hình 9: Xu thế Thu Ngân sách Nhà nước và viện trợ (%GDP)

(Nguồn : Bộ tài chính)

Trong giai đoạn 1998 – 2003, tổng chi ngân sách nhà nƣớc đáng kể với mức tăng trƣởng trung bình hàng năm gần 16%, trong đó chi đầu tƣ phát triển tăng ở tốc độ gần 20%/năm.

(Nguồn: Bộ tài chính)

Thời kỳ 1997-2003 tình hình Thâm hụt Ngân sách vẫn ở mức thấp và kiểm soát đƣợc, với năm thấp nhất là 0,1%, nhƣng có sự tăng dần theo thời gian và năm cao nhất là 2,8% do Chính phủ phải tiến hành các hoạt động chi đầu tƣ phát triển khá lớn thực hiện nhiệm vụ tăng trƣởng kinh tế. Quốc hội quy định là Thâm hụt Ngân sách bao gồm cả các khoản trả nợ gốc không đƣợc vƣợt quá 5%GDP để tránh tình trạng bội chi Ngân sách quá mức, đầu tƣ không hiệu quả.

Hình 11: Bội chi Ngân sách (%GDP)

(Nguồn: Bộ tài chính)

Qua phân tích ở trên, trong giai đoạn này, có thể nhận thấy rằng có một xu hƣớng biến động trái chiều giữa BD và CAD, đặc biệt là trong ba năm 1999 – 2001 khi mà Tài khoản vãng lai đƣợc cải thiện đáng kể thì cán cân Ngân sách có xu hƣớng xấu đi, dẫn đến khả năng rất lớn xảy ra “Bộ đôi đối nghịch” hơn là “Thâm hụt kép”.

Mối tương quan giữa BD và CAD qua phân tích Correlation

Do trong giai đoạn này, những dữ liệu về Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai biến động không tuân theo một xu hƣớng thống nhất nào. Để có thể xác định chính xác đƣợc mối quan hệ giữa BD và CAD thì cần một con số thống kê thuyết phục.

Ma trận hệ số tương quan giữa BD và CAD

Tƣơng tự nhƣ giai đoạn trƣớc, chúng ta tiến hành tìm hệ số tƣơng quan giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai thông qua ma trận hệ số tƣơng quan (Correlation Matrix). Bảng hệ số tƣơng quan thể hiện mối quan hệ này ở mức -4,25%. Tuy mối tƣơng quan không thật sự lớn, “Bộ đôi đối nghịch” vẫn đƣợc ủng hộ ở nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn trên.

Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa BD và CAD cũng nhƣ xu hƣớng nào chiếm ƣu thế là “Thâm hụt kép” hay “Bộ đôi đối nghịch” trong nền kinh tế Việt Nam.

Chúng ta sẽ đi vào phân tích giai đoạn đƣợc xem là sôi động nhất của nên kinh tế Việt Nam, với mốc lịch sử là Việt Nam gia nhập tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), đánh dấu thời kỳ nền kinh tế hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, cũng nhƣ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008 đối với nền kinh tế Việt Nam.

3.2.3. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 2004-2010 Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 2004-2010

Chúng ta cũng tiến hành phân tích định tính thông qua đồ thị để thấy đƣợc mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai.

Hình 12: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai

Năm 2004, để kìm hãm tốc độ lạm phát có dấu hiệu vƣợt khỏi tầm kiểm soát, Chính phủ đã chủ trƣơng đặt trọng tâm vào các công cụ tài chính nhƣ tiết kiệm chi Ngân sách Nhà nƣớc, hạn chế điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nƣớc quản lý, hạn chế điều chỉnh tiền lƣơng tối thiểu, cắt giảm chi phí sản xuất,…mà không sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, ngoại trừ việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Sang năm 2005, tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam ƣớc đạt 8,4%, vƣợt xa con số 7,8% của năm 2004. Đây là mức tăng trƣởng cao nhất trong vòng 9 năm qua kể từ năm 1997. So với các nƣớc trong khu vực Đông Á, tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2005 của Việt Nam là cao thứ hai và chỉ đứng sau Trung Quốc. Mức tăng trƣởng cao của năm 2005 đã góp phần quyết định cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trƣởng GDP trung bình 7,5%/năm đã đƣợc đề ra trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005.

Tuy vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, nhƣng tỷ trọng vốn đầu tƣ khu vực nhà nƣớc có xu hƣớng giảm dần từ 59,8% năm 2001 xuống 51,5% năm 2005. Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế thị trƣờng đang hình thành, phần nào phản ánh môi trƣờng đầu tƣ đã và đang đƣợc cải thiện.

Trong năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành thành công trái phiếu Chính phủ ra thị trƣờng quốc tế với giá trị 750 triệu USD. Điều này thể hiện uy tín của Việt Nam đã đƣợc nâng cao trên thế giới và Chính phủ có thêm một nguồn để

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch? (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)