Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1990

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch? (Trang 44 - 46)

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ

3.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1990

Đây là giai đoạn Việt Nam trải qua sự thay đổi to lớn về mặt kinh tế do sự thay đổi về quan điểm điều hành chính sách, từ đó ảnh hƣởng đến Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai đáng kể.

Vào năm 1985, nợ nƣớc ngoài của Việt Nam lên đến 8,5 tỷ Rúp và 1,9 tỷ USD. Sản xuất tăng chậm và thực chất không có phát triển, nên lạm phát ngầm diễn ra với mức độ ngày càng cao dẫn đến siêu lạm phát vào năm 1986 với tốc độ phi mã, lên tới 774,7%. Đó là lý do khiến Việt Nam bắt đầu thực hiện đƣờng lối Đổi mới vào 1986 với ba nội dung chính: (i) chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng; (ii) phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực tƣ nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng; (iii) chủ động hội

nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Cụ thể trong giai đoạn đầu, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết và quyết định nhằm cải tiến quản lý kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách nông nghiệp... Tuy nhiên trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm này cơ chế cũ chƣa mất đi, cơ chế mới chƣa hình thành nên công cuộc đổi mới chƣa có hiệu quả đáng kể. Trung bình trong 5 năm, tổng sản phẩm trong nƣớc tăng 3,9%/năm. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, tình hình bắt đầu biến chuyển rõ rệt. Riêng lĩnh vực nông nghiệp có sự tiến bộ đột biến. Kết quả là, nếu năm 1988 phải nhập 450 nghìn tấn lƣơng thực thì năm 1989 Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn và năm 1990 thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới với 1,5 triệu tấn. Một số ngành công nghiệp then chốt nhƣ điện, thép cán, xi măng, dầu thô đạt mức tăng trƣởng khá. Giá trị xuất nhập khẩu bình quân tăng 28%/năm, tỷ lệ nhập siêu giảm nhanh. Một thành công lớn là siêu lạm phát đã đƣợc kiềm chế và đẩy lùi (năm 1986 lạm phát là 774,7 %, thì năm 1987 là 223,1 %, 1989 là 34,7% và 1990 là 67,4 %).

Hoạt động ngoại thƣơng có nhiều chuyển biến lớn: Chính quyền Xô-Viết sụp đổ đã làm Việt Nam mất nguồn tài trợ và giao dịch khá lớn. Mặc dù vậy, do việc phá giá đồng nội tệ, xuất khẩu tăng gấp đôi vào 1988 và 1989 (gần 1 tỷ USD), nhƣng việc nhập khẩu trong thời kỳ này cũng tăng. Điều đó dẫn đến Tài khoản vãng lai vẫn thâm hụt trong giai đoạn này.

Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đã tạo ra một cú sốc sản lƣợng trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1989, nhƣ đã đề cập trong lý thuyết thì “Bộ đôi đối nghịch” sẽ xuất hiện – tức là Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai sẽ di chuyển ngƣợc chiều nhau. Nhƣng thực tế trong giai đoạn này hai đại lƣợng vẫn di chuyển cùng chiều, Thâm hụt Ngân sách vẫn tăng do Chính phủ đã phải chi tiêu quá nhiều cho việc đổi mới cơ chế quản lý mặc dù hệ thống tự ổn định của nền kinh tế (một số loại thuế và trợ cấp xã hội) đã làm nguồn thu tăng lên. Về phía Tài khoản vãng lai, xuất khẩu và nhập khẩu cùng tăng nên thâm hụt vẫn duy trì.

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch? (Trang 44 - 46)