Kiểm định nhân quả (Granger Test)

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch? (Trang 63 - 64)

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ

3.3.2. Kiểm định nhân quả (Granger Test)

Sau khi phân chia theo từng thời kỳ để nghiên cứu, chúng ta thấy BD và CAD quan hệ với nhau khá phức tạp: có thể di chuyển cùng chiều hay ngƣợc chiều là tùy vào đặc điểm chung của nền kinh tế tại thời kỳ nghiên cứu. Vậy, mối quan hệ này tồn tại theo chiều hƣớng nào? BD thay đổi tác động kéo theo CAD thay đổi hay CAD tác động làm BD xảy ra? Kiểm định Granger sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

Theo nhƣ kết quả kiểm định, giả thiết H0: BD không là nguyên nhân tác động đến CAD đã không thể chấp nhận (với mức xác suất trong kiểm định là 0,00113 – một mức xác suất có ý nghĩa khá lớn), tức là BD trong dài hạn tác động đến CAD một cách đáng kể ở nền kinh tế Việt Nam. Giả thiết H0 còn lại : CAD không là nguyên nhân tác động đến BD có mức xác suất trong kiểm F là 0,28036, với mức này thì đủ cơ sở để chấp nhận H0. Từ kết quả trên, ta có thể đi đến kết luận BD tác động CAD nhƣng CAD không tác động đến BD, nhƣng cụ thể quan hệ này là bao nhiêu, chúng ta hảy cùng tìm hiểu về hệ số tƣơng quan giữa chúng.

Bảng ma trận tƣơng quan một lần nữa khẳng định BD tác động đáng kể đến CAD và tác động cùng chiều (62%): tức là khi BD tăng kéo theo CAD tăng, BD giảm kéo theo CAD giảm. Điều này còn có ý nghĩa là thâm hụt kép đã tồn tại nhiều hơn bộ đôi đối nghịch nếu xét trong thời gian từ 1985-2010.

Những kiểm định trong quá khứ đã cho ta thấy mối quan hệ phụ thuộc của CAD vào BD nhƣ thế nào, bây giờ đã đến lúc ta xem xét mối quan hệ này có tồn tại trong dài hạn hay không?

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam. Thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch? (Trang 63 - 64)