QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆUĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TH TRUE MILK (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

1.7. QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU

1.7.1. Quản lý thương hiệu trong nội bộ doanh nghiệp

Quá trình quản lý thương hiệu phải xuất phát từ nội bộ, là lời hứa của công ty đến nhân viên để cung cấp cho họ trải nghiệm, khuyến khích sự cam kết của họ chuyển giao lời hứa thương hiệu đến khách hàng.

Để quản lý thương hiệu nội bộ cần:

- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp

- Tổ chức truyền thông thương hiệu cho nhân viên - Trao quyền cho nhân viên

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp dựa trên thương hiệu

- Tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên trở thành những đại sứ thương hiệu.

1.7.2. Điều chỉnh, đổi mới và mở rộng thương hiệu

Việc quản lý thương hiệu cũng thông qua điều chỉnh, đổi mới và mở rộng thương hiệu, cụ thể như sau:

- Phối hợp có định hướng các yếu tố nhận diện thương hiệu - Phối hợp kiến trúc thương hiệu và nhận diện thương hiệu - Điều chỉnh các chương trình giao tiếp Marketing

- Tái tạo thương hiệu

- Thâm nhập thị trường mới - Mở rộng thị trường xuất khẩu.

1.7.3. Quản lý quan hệ khách hàng

Quản trị mối quan hệ với khách hàng (CRM) giúp các doanh nghiệp nâng cao được hình ảnh thương hiệu, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo việc khách hàng được phục vụ một cách tối đa nhất.

Những lợi ích khi ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng như tăng doanh thu bán hàng, tạo được cơ sở dữ liệu hướng vào khách hàng, nâng cao sự trung thành của khách hàng, tăng nguồn lợi nhuận vào việc chú trọng đến những khách hàng có tiềm năng,…

Tuy nhiên cũng có những hạn chế dẫn đến việc thất bại khi áp dụng quản lý quan hệ khách hàng như đội ngũ cán bộ nhân viên chưa có kinh nghiệm, sự thiếu quyết tâm và quản lý chưa đủ chặt chẽ của ban lãnh đạo, giao tiếp hạn chế

Quản lý sự trung thành của khách hàng đối với công ty là rất quan trọng. Những khách hàng đã hài lòng với việc mua hàng của công ty hiện tại hay trước đó đều sẽ tiếp tục mua hàng của cơng ty trong tương lai khi họ có nhu cầu.

1.7.4. Quản lý rủi ro thương hiệu

Cần xác lập những hoạt động phòng ngừa và các giải pháp cần thiết nếu có rủi ro, thiết lập rào cản chống xâm phạm thương hiệu. Bảo vệ lợi ích của khách hàng và hình ảnh thương hiệu của cơng ty.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TH TRUE MILK

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆUĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TH TRUE MILK (Trang 31 - 32)