Thực trạng bệnh đái tháo đường các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng mắc đái tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ và một số yếu tố nguy cơ (Trang 30 - 33)

1.2. Thực trạng bệnh đái tháo đường một số nước trên thế giới và ở Việt

1.2.1. Thực trạng bệnh đái tháo đường các nước trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ đang tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ hiện mắc bệnh ĐTĐ chuẩn hóa trên tồn cầu tăng từ 4,3% vào năm 1980 lên 9,0% (7,2 - 11,1) vào năm 2014 ở nam giới và từ 5,0% lên 7,9% ở phụ nữ. Số người lớn mắc ĐTĐ trên thế giới tăng từ 108 triệu người năm 1980 lên 422 triệu người năm 2014. Tỷ lệ mắc ĐTĐ trên thế giới năm 2000 là 171 triệu người, năm 2003 tăng lên 194 triệu người và năm 2006 đã tăng lên tới 246 người và theo dự báo đến năm 2025 sẽ tăng lên 380 - 399 triệu người 42.

Theo nghiên cứu của Shaw JE và cộng sự (2010) thực hiện trên 91 quốc gia để xác định tỷ lệ ĐTĐ cho tất cả 216 quốc gia và dự đoán năm 2030 dựa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, nhóm từ 20 - 79 tuổi. Kết quả cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ trên toàn thế giới là 6,4% (285 triệu người) và dự báo tăng lên 7,7% (439 triệu người) vào năm 2030. Từ năm 2010 đến năm 2030 sẽ có 69% người trưởng thành mắc ĐTĐ ở nước đang phát triển và 20% ở nước phát triển 43.

Nghiên cứu của Jayawardena R và cộng sự (2012) trong vòng 30 năm (từ 1980 - 2010) về sự phổ biến của tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở vùng Nam Á cũng cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ ở Bangladesh từ 4,7% tăng lên 8,5% trong năm 2005; tương tự ở Ấn Độ 4,6% lên 12,5% (năm 2007); Manđivơ từ 3,0% lên 3,7% (2004); Nepal từ 19,5% lên 9,5% (2007); Pakistan từ 3,0% lên 7,2% (2002); SriLanka từ 10,3% lên 11,5% (2006). Nghiên cứu đã kết luận ĐTĐ là một đại dịch ở vùng Nam Á với sự gia tăng nhanh chóng trong ba thập niên qua 44.

Khơng có số liệu ≤ 7,5 7,5-15 15-22,5 22,5-30 30-37,5 37,5-45 45-52,5 52,5-60 60-67,5 67,5-75 75-82,5 ≥ 82,5

Bản đồ 1.1. Tỷ lệ mắc ĐTĐ trên thế giới năm 2000 (trên 1000 dân) - tỷ lệ mắc

trung bình trên thế giới là 2,8%

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Epidemiology_of_diabetes (from Wikipedia, the free encyclopedia)

28-91 92-114 115-141 142-163 164-184 185-209 210-247 248-309 310-404 405-1879

Bản đồ 1.2. Tỷ lệ tử vong do ĐTĐ type 2 trên 1 triệu người, năm 2012

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Epidemiology_of_diabetes (from Wikipedia, the free

Tính đến năm 2016, trên tồn thế giới có 422 triệu người mắc ĐTĐ [34] so với ước tính khoảng 382 triệu người trong năm 2013 45 và 108 triệu người năm 1980 46. Cơ cấu về tuổi chuyển dịch của dân số toàn cầu, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người lớn, gần gấp đôi tỷ lệ 4,7% vào năm 1980 46. ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 90% các trường hợp 47, 48. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nam và nữ tương đương nhau 47, nhưng nam giới mắc ĐTĐ ở nhiều quần thể có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, có thể do sự khác nhau về giới tính ở insulin, hậu quả của béo phì và mỡ vùng bụng, và các yếu tố góp phần khác như huyết áp cao, hút thuốc lá và uống rượu 49, 50. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ước tính rằng sẽ có 1,5 triệu người bệnh ĐTĐ chết vào năm 2012, khiến nó trở thành nguyên nhân tử vong

hàng đầu thứ 8 46, 51. Thực tế đã có 2,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới nhưng thường được liệt kê là nguyên nhân cơ bản trên chứng tử thay vì bệnh ĐTĐ như đường huyết cao và bệnh tim mạch và các biến chứng liên quan khác (ví dụ như: suy thận) 52, 46. Trong năm 2014, Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) sử dụng mơ hình trực tiếp và gián tiếp để ước tính tổng số ca tử vong do bệnh ĐTĐ thì có đến 4,9 triệu ca tử vong trên tồn thế giới 53.

Bệnh ĐTĐ xảy ra trên toàn thế giới nhưng phổ biến hơn (đặc biệt là ĐTĐ type 2) ở các nước phát triển. Tuy nhiên, mức tăng lớn nhất là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình 46, nơi có hơn 80% số ca tử vong do bệnh ĐTĐ gây ra 54. Sự gia tăng tỷ lệ nhanh nhất được dự kiến sẽ xảy ra ở châu Á và châu Phi, nơi mà hầu hết mọi người mắc bệnh ĐTĐ có thể sẽ sống vào năm 2030 55. Sự gia tăng tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở các nước đang phát triển theo xu hướng đơ thị hóa và thay đổi lối sống, bao gồm lối sống ngày càng ít vận động, ít địi hỏi về thể chất và chuyển tiếp dinh dưỡng toàn cầu, được đánh dấu bằng việc tăng lượng thức ăn giàu năng lượng nhưng giàu chất dinh dưỡng (lượng đường và chất béo bão hòa cao trong thức ăn, được gọi là chế độ ăn "kiểu phương Tây" 46, 55, 56.

Một phần của tài liệu Thực trạng mắc đái tháo đường type 2 ở người lao động thường xuyên phải làm ca, thêm giờ và một số yếu tố nguy cơ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)