Kết quả thống kê

Một phần của tài liệu Thực trạng việc làm và khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp của nước ta hiện nay - Một số giải pháp nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Trang 54 - 65)

5.2.2.1. Thống kê việc làm

Bảng 5. 4:Tình hình việc làm sinh viên – chuyênngành Toán tài chính

Tình hình công việc Số lượng Tỷ lệ

Đang đi làm 40 80%

Đã từng đi làm 5 10%

Chưa đi làm 5 10%

Tổng 50 100%

(Nguồn: khảo sát thực tế)

Biểu đồ 5. 4: Tình hình việc làm sinh viên –chuyên ngành Toán tài chính

(Nguồn: khảo sát thực tế)

Tuy là một ngành nghề mới ra đời trong xã hội, cộng thêm năng lực chung của SV trong ngành chưa cao so với những chuyên ngành còn lại nhưng kết quả thống kê cho thấy rằng sau khi ra trường có đến 90% SV chuyên ngành Toán tài chính có việc làm. So với chung toàn trường thì con số này thấp hơn (<93.2%) nhưng chênh lệch không quá lớn. Tác giả tin rằng trong tương lai khi nền kinh tế phát triển theo chiều hướng mới cộng thêm ngành nghề được phổ biến hơn, chuyên ngành sẽ thu hút được nhiều nhân lực mới cũng như thu hút được sự chú ý của

80%

10% 10%

Tình hình việc làm sinh viên Toán tài chính

Đang đi làm Đã từng đi làm Chưa đi làm

các doanh nghiệp thì lượng sinh viên ra trường có việc làm ít nhất cũng bằng tỷ lệ có việc làm chung của toàn trường.

Bảng 5. 5: Bảng thống kê chi tiết tình hình việc làm sinh viên K32 và K33

Tình hình công việc Số lượng Tỷ lệ

K32 K33 K32 K33 Đang đi làm 18 22 94.7% 71% Đã từng đi làm 1 4 5.3% 16.8% Chưa đi làm 0 5 0% 12.2% Tổng 19 31 100% 100% (Nguồn: khảo sát thực tế)

Dựa vào bảng thống kê trên cho thấy đối với K32 tất cả SV ra trường đều đã có việc làm và K33 thì tỷ lệ có việc làm ít hơn (87.8%). Nguyên nhân có thể là do K32 có thời gian kiếm việc nhiều hơn nên sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn K33. 5.2.2.2. Thời gian có việc làm của sinh viên

Bảng 5. 6: Thời gian có việc làm của sinh viên –chuyên ngành Toán tài chính

Thời gian có việc Số lượng Tỷ lệ

Trước khi ra trường 12 26.7%

Trong vòng 3 tháng 19 42.2% Từ 3 đến 6 tháng 9 20% Từ 6 tháng đến 1 năm 5 11.1% Sau 1 năm 0 0% Tổng 45 100% (Nguồn: khảo sát thực tế)

Biểu đồ 5. 5: Thời gian có việc làm của sinh viên –chuyên ngành Toán tài chính

(Nguồn: khảo sát thực tế)

Trong số 90% SV có việc làm thì có đến 26.7% SV chuyên ngành Toán tài chính có việc làm trước khi ra trường và chỉ trong v ng 3 tháng thì có đến 42.2% SV có việc làm. So sánh tỷ lệ này so với chung toàn trường thì tỷ lệ SV có việc trước khi ra trường của chuyên ngành Toán tài chính gần bằng với chung toàn trường (27.8%). Một số ít còn lại kiếm được việc trong v ng 3 đến 6 tháng hoặc 6 tháng đến một năm. Đặc biệt trong số những người đã kiếm được việc thì không có ai sau một năm mới kiếm được việc. hư vậy thời gian kiếm được việc làm SV Toán tài chính cũng khá nhanh chóng.

5.2.2.3.Thu nhập bình quân sinh viên ngành Toán tài chính

Bảng 5. 7: Mức thu nhập bình quân/tháng (VNĐ) –ngành Toán tài chính

Mức thu nhập bình quân/tháng (V Đ) Số lượng Tỷ lệ

Dưới 5 triệu 28 62.2% Từ 5 đến 7.5 triệu 11 24.4% Từ 7.5 đến 10 triệu 6 13.4% Trên 10 triệu 0 0% Tổng 45 100% (Nguồn: khảo sát thực tế) 27% 42% 20% 11% 0%

Thời gian có việc

Trước khi ra trường Trong vòng 3 tháng Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 tháng đến 1 năm Sau 1 năm

Biểu đồ 5. 6: Mức thu nhập bình quân/tháng (VNĐ) –chuyên ngành Toán tài chính

(Nguồn: khảo sát thực tế)

So với trung bình chung toàn trường thì thu nhập trung bình của ngành Toán tài chính thấp hơn. Trên một nửa SV có mức lương dưới 5 triệu trong khi đó toàn trường tỷ lệ này gần 34%. Điều này được lý giải không phải do ngành Toán tài chính thu nhập thấp mà do chính năng lực ở bản thân SV. Chương 4 đã chứng tỏ rằng không mối liên hệ giữa ngành nghề và thu nhập. Dĩ nhiên chỉ dựa vào xếp loại học tập thì không thể kết luận năng lực SV nhưng theo thống kê mức thu nhập dưới 5 triệu chủ yếu là sinh viên xếp loại học tập Trung bình – khá.

5.2.2.4. Công việc và chuyên ngành

Bảng 5. 8: Công việc và chuyên ngành

Công việc và chuyên ngành Số lượng Tỷ lệ

Có phù hợp 15 33.3%

Không phù hợp 30 66.7%

Tổng 45 100%

(Nguồn: khảo sát thực tế)

Biểu đồ 5. 7: Công việc và chuyên ngành

62.20% 24.40% 13.40% 0% Thu nhập Dưới 5 triệu Từ 5 đến 7.5 triệu Từ 7.5 đến 10 triệu Trên 10 triệu

(Nguồn: khảo sát thực tế)

gược lại với con số chung của toàn trường, SV ngành Toán tài chính ra trường có đến hai phần ba SV làm việc không phù hợp với chuyên ngành mình đã học, thậm chí cao hơn cả con số 60% chung trong cả nước.

hư đã nói ở trên do đặc điểm ngành còn mới lạ, chưa hoàn toàn phổ biến trong SV cũng như trong toàn xã hội nên làm việc đúng chuyên ngành c n gặp nhiều khó khăn, thị trường việc làm cho SV chuyên ngành Toán tài chính còn nhỏ bé. Qua khảo sát thì tỷ lệ SV trung bình – khá kiếm được việc đúng chuyên ngành chỉ có 25%. Tuy nhiên không phải tất cả lý do cho việc làm không phù hợp với chuyên ngành là chưa tìm được việc đúng chuyên ngành. Chúng ta sẽ đánh giá các lý do làm việc không phù hợp với chuyên ngành của các anh chị SV K32 và K33.

5.2.2.5. Lý do làm việc không phù hợp với chuyên ngành 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Có phù hợp Không phù hợp 33.30% 66.70%

Bảng 5. 9: Lý do làm việc trái ngành

Các lý do làm việc trái ngành Số lượng Tỷ lệ

Thích công việc đó 15 50%

Chưa kiếm được việc làm phù hợp 15 50%

Lý do khác 2 6.7%

Tổng 30

(Nguồn: khảo sát thực tế)

Trong số anh chị làm việc không phù hợp với chuyên ngành thì có một nửa làm việc vì thích công việc đó và một nửa làm việc vì hiện tại chưa kiếm được việc làm phù hợp với chuyên ngành. Con số này tương đương trong toàn trường ĐH KT TP.HCM.

5.2.2.6. Lý do hiện nay chưa đi làm

Bảng 5. 10: Lý do hiện nay chưa đi làm- sinh viên chuyên ngành Toán tài chính

Các lý do Số lượng Tỷ lệ

Chưa muốn đi làm 0 0%

Học cao học 1 20%

Chưa kiếm được việc làm sau tốt nghiệp 4 80%

Lý do khác 1 20%

Tổng 5

(Nguồn: khảo sát thực tế)

Sinh viên chuyên ngành Toán tài chính nói riêng cũng như trong toàn trường ĐH KT TP.HCM nói chung hiện nay họ chưa đi làm vì lý do cơ bản là chưa kiếm được việc làm sau tốt nghiệp. Đối với sinh viên ngành Toán tài chính tỷ lệ lý do này cao hơn nhiều so với phạm vi cả trường.

5.2.2.7. Ứng dụng chương trình đào tạo chuyên ngành Toán tài chính vào việc làm sinh viên.

Bảng 5. 11: Ứng dụng chương trình đào tạo chuyên ngành Toán tài chính

Ứng dụng chương trình đào tạo Số lượng Tỷ lệ Tích lũy

Rất cần thiết 7 15.5% 15.5%

Cần thiết 30 66.7% 82.2%

Không cần thiết 8 17.8% 100%

Tổng 45 100%

(Nguồn: khảo sát thực tế)

Biểu đồ 5. 8:Ứng dụng chương trình đào tạo chuyên ngành Toán tài chính

Tuy là một chuyên ngành mới ra đời được 2 năm, tài liệu còn ít cộng thêm số SV làm việc trái ngành khá nhiều nhưng chương trình giảng dạy đã đáp ứng được một con số khá cao (82.2%) trong việc làm SV.

15.5%

66.7% 17.8%

Ứng dụng chương trình đào tạo

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

KẾT LUẬN

Thị trường lao động ngày càng mở rộng và đầy cạnh tranh, yêu cầu của nhà tuyển dụng về người lao động cũng khắt khe hơn. Bên cạnh đó sự nổi lên chóng mặt của các trường Đại học – Cao đẳng mà chất lượng đào tạo thấp kém dẫn đến vấn đề việc làm luôn được sự quan tâm đặc biệt của xã hội đặc biệt vấn đề việc làm cho người lao động có trình độ Cao đẳng – Đại học. Đề tài khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp – biện pháp nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá tình hình việc làm sinh viên sau khi ra trường, tổng hợp ý kiến đóng góp của cựu sinh viên tác giả đưa ra một số biện pháp mà các sinh viên cũng như nhà trường có thể tham khảo nhằm giúp sinh viên dễ dàng hơn trong tìm kiếm việc làm.

Sau khi ra trường hơn 90% sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh kiếm được việc làm với mức thu nhập khá cao, tỷ lệ sinh viên làm việc trái ngành thấp hơn nhiều so với trung bình trong cả nước. goài ra đa số sinh viên ra trường áp dụng nhiều kiến thức ở trường vào công việc. Đó là một kết quả đáng mừng, xứng đáng là một trong mười bốn trường trọng điểm quốc gia của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chúng ta.

Để dễ dàng kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn, sinh viên phải không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ, học hỏi các kỹ năng mềm ngay tại trường học. Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng, làm được việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng làm việc trái ngành cũng như nhảy việc, xóa bỏ tình trạng chọn chuyên ngành theo phong trào, xu hướng. Bên cạnh đó nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa giúp sinh viên phát huy hết khả năng của mình.

Chuyên ngành Toán tài chính là chuyên ngành mới nhưng lượng sinh viên ra trường có việc làm cũng khá cao, thời gian kiếm việc cũng nhanh chóng tuy nhiên cũng c n khá nhiều sinh viên làm việc trái ngành. Trong tương lai khi ngành nghề được phổ biến hơn, những sinh viên yêu thích Toán học và kinh tế sẽ cống hiến nhiều giá trị cho đất nước chúng ta.

Do những hạn chế nguồn lực về thời gian và kinh phí cũng như khả năng thiết kế nghiên cứu, đề tài còn gặp một số hạn chế sau:

 Đề tài chỉ đánh giá sơ bộ về tình hình việc làm cựu sinh viên nên chưa đánh giá được hết chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp.

 Do hạn chế về thời gian nên số lượng mẫu chưa đủ lớn. Các cuộc khảo sát

sau nên lấy mẫu nhiều hơn và khảo sát chi tiết hơn nữa để kết quả mang tính tin cậy cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách

 Chủ biên: Hà Văn Sơn (2004), Giáo trình lý thuyết thống kê ứng dụng

trong quản trị và kinh tế , Nhà xuất bản Thống Kê.

 Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, nhà xuất bản Hồng Đức.

 Mark Saunders, Philip lewis, Adrian Thornhill, Dịch giả: MBA. Nguyễn

Văn Dung, Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, nhà xuất bản tài chính.

 Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, nhà xuất

bản lao động xã hội năm 2011

2. Tài liệu

 TS. Trần Tiến Khai,…ThS. Nguyễn Hoàng Lê, Phương pháo nghiên cứu

kinh tế, tài liệu giảng dạy,Trường ĐH KT TP.HCM..

 Tập san sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011 trường ĐH KT TPHCM.

 Tập san sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011 trường ĐH KT TPHCM.

3. Tạp chí

 GS.TS. Trương Giang Long – PGS.TS. Trần Hoàng gân, “Những vấn đề

kinh tế - xã hội trong cương lĩnh”, nhà xuất bản chính trị quốc gia.

 TS.Bùi Phúc Trung, “Định giá quyền chọn chứng khoán phái sinh bằng mô

hình cây nhị phân”, Phát triển kinh tế, Số 246, trang 24.

4. Internet

 Vũ Thị Huyền Trang, Sinh viên ra trường hoang mang nỗi lo tìm việc,

05/05/2011, http://yume.vn/news/thoi-su-kinh-te/thoi-su-phap-luat/sinh-vien-ra-

truong-hoang-mang-noi-lo-tim-viec.35A7DFC8.html

 Trung Tín, Chật vật nhảy việc bởi lương không đủ sống, 22/03/2011,

http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/03/chat-vat-nhay-viec-boi-luong-khong-du- song/

 PGS.TS. Trịnh Thị Định, Nguyễn Huyền Anh, Khảo sát chất lượng sinh

viên tốt nghiệp tại Việt Nam: Một số suy nghĩ về thực tiễn và giải pháp,

 04/11/2011, http://www.tinmoi.vn/tang-cuong-khao-sat-viec-lam-cua-sv- sau-tot-nghiep-04626171.html.

 Quốc Tuấn, 70% sinh viên ra trường không hiểu mình sẽ làm gì,

22/12/2011, http://www.svvn.vn/vn/news/doisong/4121.svvn.

 Tuyết Nhung, 60% sinh viên làm việc trái ngành, 01/11/2011,

Một phần của tài liệu Thực trạng việc làm và khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp của nước ta hiện nay - Một số giải pháp nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)