Trong giai đoạn này, Nhà nước vẫn tiếp tục thi hành nhiều chính sách thúc đẩy tự do hố đầu tư, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nhiều quy định mới, cơ chế mới được đưa ra tạo điều kiện hơn cho nhà đầu tư nước ngồi đã và đang được thực hiện. Trong đó có một số điểm nổi bật:
Thứ nhất, tự do hố hoạt động đầu tư nước ngồi bằng việc mở cửa các lĩnh vực kinh tế và thực hiện chế độ không phân biệt đối xử, bảo hộ cho nhà đầu tư nước ngoài qua các cam kết trong những hiệp định đầu tư IIAs
Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã ký tổng cộng 94 IIAs (67 BITs và 27 TIPs), trong đó có 49 BITs và 19 TIPs đã có hiệu lực.(UNCTAD). Bên cạnh đó, tính đến tháng 5/2021, Việt Nam đã có 14 FTA có hiệu lực, 1 FTA chưa phê chuẩn, sắp có hiệu lực và hiện tại đang đàm phán 2 FTA (VCCI, 2021).
Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) được Việt Nam và các nước trong khối ASEAN ký kết chính thức có hiệu lực từ 29/3/2012. Theo đó, hợp tác đầu tư trong ASEAN diễn ra trên 4 trụ cột: 1) Tự do hóa đầu tư; 2) Bảo hộ đầu tư; 3) Thuận lợi hóa đầu tư; 4) Xúc tiến đầu tư. ACIA đề cập rõ ràng mối quan hệ giữa các quy định của Tự do hóa đầu tư, theo đó dựa trên Hiệp định này Việt Nam đã thực hiện những điều chỉnh chính sách để tạo ra một thể chế đầu tư tự do, mở cửa, thuận lợi và cạnh tranh nhằm thúc đẩy đầu tư nội khối và thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN như theo Điều 7 và Điều 8 của ACIA quy định xóa bỏ các biện pháp cấm đầu tư, cụ thể là cấm các yêu cầu đối với đầu tư nước ngoài và biện pháp liên quan đến quản trị doanh nghiệp. ACIA chỉ có các cam kết về tự do hóa đầu tư trong các lĩnh vực: Chế tạo; Nông nghiệp; Nghề cá; Lâm nghiệp; Khai mỏ; Các dịch vụ phụ trợ cho các ngành trên; Và bất kỳ lĩnh vực nào khác nếu tất cả các Thành viên đồng ý.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu (EVFTA) là FTA thế hệ mới thứ hai, sau CPTPP mà Việt Nam tham gia. EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hiệp định ảnh hưởng nhiều đến các chính sách về đầu tư nước ngồi của Việt Nam qua các cam kết cụ thể:
Tiếp cận thị trường: Liên quan đến tiếp cận thị trường thông qua việc thành lập và duy trì một doanh nghiệp, mỗi Bên sẽ dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó đã cam kết theo các điều khoản, hạn chế và điều kiện đã đồng ý và quy định tại Biểu cam kết cụ thể .
Đối xử quốc gia: Việt Nam đối xử với các nhà đầu tư EU và doanh nghiệp của họ không kém thuận lợi hơn đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam trong hoàn cảnh tương tự
Đối xử tối huệ quốc: Mỗi bên sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên kia và doanh nghiệp của nhà đầu tư đó sự đối xử khơng kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho nhà đầu tư của một nước thứ ba và doanh nghiệp của nhà đầu tư của nước thứ ba đó, trong hồn cảnh tương tự.
Thứ hai, tiếp tục điều chỉnh luật đầu tư theo hướng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Điểm nổi bật của chính sách luật giai đoạn này là việc ban hành Luật Đầu tư 2014 và Luật Đầu tư 2020
Khắc phục một số điểm hạn chế trong Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư 2014 ra đời đã có những cải thiện rõ rệt việc đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Cụ thể những điểm nổi bật sau:
Một là “Luật Đầu tư chuyển từ “chọn - cho” sang “chọn - bỏ”: Luật mới đã thay
quy định theo hướng "chọn - cho", nghĩa là cái gì "cho" (những ưu đãi, được phép đầu tư kinh doanh) thì ghi trong Luật thành theo hướng "chọn - bỏ" (những gì cấm, khơng được phép làm) thì mới ghi trong Luật. Đây được coi là quy định tiến bộ, bảo đảm tính minh bạch của môi trường đầu tư cũng như sự đồng bộ với hệ thống các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, góp phần tạo ra một mơi trường kinh doanh thơng thống nhằm thu hút tối đa nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh: Trước đây theo Luật Đầu tư 2005, lĩnh vực cấm đầu tư chỉ mang tính chất chung chung, khơng rõ ràng như: phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia,...dễ gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư. Nhưng theo Luật Đầu tư 2014, chỉ cấm hoạt động đầu tư kinh doanh các ngành nghề được liệt kê tại Luật. Cụ thể có 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh được liệt kê tại điều 6 của luật (Phụ lục). Đây là quy định tiến bộ, khẳng định "Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật khơng cấm".
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Luật Đầu tư 2014 đã quy định và dành riêng phụ lục để liệt kê 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Điều 7 Phụ lục Luật đầu tư 2014). Quy định này giúp nhà đầu tư tìm hiểu được các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thay vì trước đây phải tìm hiểu thơng qua các văn bản chun ngành. Quy định này cũng tránh được cách hiểu khác nhau của người thi hành, áp dụng luật
Hai là, khơng cịn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: Luật Đầu
tư 2014 sử dụng khái niệm “Đầu tư kinh doanh” để thay thế hai khái niệm trước đây là “Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp” (Khoản 5 Điều 3). Việc phân tách giữa hai định
nghĩa này trên thực tế gây ảnh hưởng tới sự tự do kinh doanh của các nhà đầu tư. Trong nhiều trường hợp, một nhà đầu tư có thể vừa góp vốn quản lý, vừa có thể mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ từ trung tâm chứng khốn, khi đó việc phân chia này làm cho việc quản lý, sở hữu của họ trở nên phức tạp khi phải tách bạch giữa đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp mặc dù đây chỉ là cách thức đầu tư của nhà đầu tư để kiếm lợi nhuận.
Ba là, quy định rõ ràng hơn trong các thủ tục về đầu tư, cắt giảm một số giấy tờ, thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư: Luật đầu tư 2014 đã tách biệt giữa Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 22, Điều 37 Phụ lục). Đối với nhà đầu tư nước ngồi và Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi khi có dự án muốn thực hiện ở Việt Nam thì sẽ phải làm hai thủ tục đó là: Thủ tục để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Luật Đầu tư quản lý) và Thủ tục đăng ký doanh nghiệp (do Luật doanh nghiệp quản lý) để xác định tư cách pháp nhân. Việc làm này nhằm tránh tình trạng giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp.
Theo Luật Đầu tư 2005 tất cả các dự án có vốn nước ngồi khơng xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài (dù nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1% vốn điều lệ) của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nhưng đến với Luật Đầu tư 2014 thì quy định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngồi hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Quy định này đã hỗ trợ đáng kể và nới rộng phạm vi đầu tư cho người nước ngoài tại Việt Nam. (Khoản 1 Điều 23 Phụ lục)
Luật Đầu tư 2014 đã góp phần xóa bỏ rào cản về đầu tư không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Luật vẫn còn tồn tại một số vướng mắc. Một số quy định cịn thiếu tính khả thi, minh bạch và hiệu quả, cụ thể:
Quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cịn một số nội dung chưa đầy đủ, dẫn đến cách hiểu không thống nhất trong q trình thực hiện; chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ việc đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để bảo đảm tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 1 và 3 Điều 7 của luật. Các lĩnh vực, ngành, nghề ưu đãi đầu tư cịn dàn trải, thiếu tính chọn lọc. Một số tiêu chí, điều kiện và hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư thiếu linh hoạt, chậm được đổi mới để đáp ứng yêu cầu thu hút các nguồn vốn đầu tư của chất lượng cao.
Trước những hạn chế đó, Luật Đầu tư 2020 ra đời, khắc phục một số những vấn đề còn tồn đọng trong Luật Đầu tư 2014 như sau:
Một là, hoàn thiện quy định ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện: Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh: Luật Đầu tư 2020 bổ sung
việc cấm đầu tư kinh doanh trong hoạt động kinh doanh pháo nổ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ so với Luật Đầu tư 2014. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Theo quy định mới của Luật Đầu tư 2020, số lượng này được giảm xuống còn 227 ngành nghề theo Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện so với Luật Đầu tư 2014. Bổ sung Danh mục về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại điều 9 Luật Đầu tư 2020
Hai là, “bổ sung một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư so với hiện nay”, gồm: Giáo dục đại học; Sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; Bảo quản thuốc, sản xuất trang thiết bị y tế; Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.
Ba là, thêm hình thức ưu đãi đầu tư dẫn đến khấu hao nhanh, tăng mức chi phí
được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm: Ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thơng thường có thời hạn hoặc tồn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.(Khoản 1 Điều 15 Phụ lục).
Bốn là, có thêm “Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt cho phép áp dụng
ưu đãi đầu tư đặc biệt để tạo chính sách thu hút dịng vốn FDI”. Chính phủ áp dụng
ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển một số dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, với mức ưu đãi tối đa 50%, nhằm mục đích thu hút nhiều dịng vốn FDI chất lượng hơn là số lượng.
Những cải thiện trong chính sách đầu tư nhằm thực hiện tự do hoá đầu tư đã đem lại những kết quả tích cực trong thu hút FDI giai đoạn này:
Các tiến bộ vượt bậc này của quản lý Nhà nước đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng FDI trong giai đoạn 2011 - 2015, giúp FDI về đích ngoạn mục. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2009, kết hợp với những biện pháp hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự hồi phục với mức tăng từ 16,35 tỷ USD năm 2012 lên 22,75 tỷ USD năm 2015. Tính đến cuối năm 2015, đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 51 tỉnh thành phố của nước ta.
Vốn đầu tư thực hiện tăng khá nhanh và đạt mức cao, bình quân 18,2 tỷ USD/năm giai đoạn 2016-2019, tổng vốn thực hiện đạt 72,9 tỷ USD, chiếm 52,2% tổng vốn đăng ký. Tỷ trọng khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng từ 18,59% trong năm 2016 và đạt mức cao nhất 20,3% trong năm 2018. Do ảnh hưởng của Covid 19, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự sụt giảm trong năm 2020, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25 % so với năm 2019. Năm 2021, tính đến 20/9 tổng vốn đăng ký mới đạt gần 12,5 tỷ USD (tăng 20,6% so với cùng kỳ) và tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD
Hình 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2011 - 9 tháng năm 2021
Nguồn: Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhận xét: So với những thay đổi của các giai đoạn trước thì những thay đổi trong giai đoạn 2011 đến nay đã bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật khắc phục những bất cập đang là điểm nghẽn đối với môi trường kinh doanh do sự trùng lặp, chồng chéo hoặc thiếu rõ ràng giữa các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó có nhiều điểm mới thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Mặc dù những quy định mới được ban hành với nhiều điều khoản có lợi cho nhà đầu tư hơn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Luật Đầu tư 2020 mới được ban hành đã xuất hiện một số bất cập pháp lý trong thực tiễn thực thi với những vướng mắc về thủ tục đầu tư, những quy định liên quan giữa đầu tư và các luật khác liên quan,… Những hạn chế này đòi hỏi cần được tiếp tục khắc phục trong những văn bản luật tiếp theo.