Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu KINH TẾ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Những thay đổi chính sách nổi bật của Việt Nam để thực hiện tự do hóa đầu tư nhằm thu hút FDI (Trang 35 - 36)

Sau 35 năm mở cửa hội nhập với việc liên tục thay đổi chính sách để tự do hóa đầu tư, Việt Nam đã tạo dựng được một mơi trường cạnh tranh bình đẳng và ngày càng thuận lợi cho các nhà đầu tư. Những chính sách thay đổi của Việt Nam để thực hiện tự do hoá đầu tư dần được cải thiện, cởi mở hơn qua từng năm và đem lại những kết quả tích cực:

Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 là dấu mốc quan trọng, đánh dấu Việt Nam từ nay tham gia một cách bình đẳng vào thể chế thương mại toàn cầu. Đồng thời, việc thực hiện những thỏa thuận chung trong WTO cũng giúp Việt Nam tạo ra được môi trường cởi mở hơn đối với các nhà đầu tư. Việt Nam thực thi các quy định liên quan đến đối xử tối huệ quốc (MFN), đối xử quốc gia, giảm dần các rào cản liên quan đến đầu tư, minh bạch hóa các quy định pháp luật,...

Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ cam kết đầu tư thông qua một loạt các hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs) - 94 IIAs (67 Hiệp ước đầu tư song phương và 27 Hiệp ước có Điều khoản Đầu tư) được ký kết ở cấp độ song phương và đa phương. Những cam kết này chủ yếu bao gồm các điều kiện về việc gia nhập, thành lập, bảo hộ đầu tư cũng như tính hợp pháp của các loại hình ưu đãi cụ thể. Dựa trên những quy định đó, Việt Nam phản ánh những cam kết đã ký vào khung pháp lý để đảm bảo tính nhất quán cũng như để giám sát việc hoạt động của các nhà đầu tư.

Chính sách đầu tư trong nước cũng có những tín hiệu tích cực với sự hồn thiện của luật đầu tư theo chiều hướng ngày càng cởi mở, dễ tiếp cận thị trường hơn cho các nhà đầu tư: Đầu tiên là năm 1987 ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sau bốn lần sửa đổi (1990, 1992, 1996, 2000) đến năm 2005 ban hành Luật đầu tư chung cho cả đầu tư nước ngồi và đầu tư trong nước; sau đó, năm 2014 việc sửa đổi và ban hành Luật đầu tư đã tạo một bước đột phá trong tư duy của Việt Nam bởi kể từ thời điểm đó doanh nghiệp và nhà đầu tư được làm những gì mà pháp luật khơng cấm. Và gần đây nhất, Luật đầu tư 2020 ban hành với những quy định mới liên quan đến hoạt động đầu tư, tiến tới thu hút nguồn vốn đầu tư có chất lượng hơn.

Nhiều rào cản liên quan đến đầu tư được loại bỏ dần. Các nhà đầu tư nước ngoài được đối xử công bằng như nhà đầu tư trong nước. Những thủ tục liên quan đến đăng ký, góp vốn mua cổ phần được cắt giảm. Nhà nước tăng cường thêm các chính sách ưu đãi, minh bạch hố các thủ tục, tạo thuận lợi hơn trong các quy định, điều khoản luật liên quan đến đầu tư như đổi từ "chọn - cho" sang "chọn - bỏ", quy định rõ ràng những ngành nghề cấm đầu tư, hạn chế đầu tư, đầu tư có điều kiện; xóa bỏ những hạn chế về vốn và quyền kiểm sốt của nhà nước;...

Những thay đổi chính sách tích cực trong đầu tư, cụ thể là tự do hóa trong đầu tư đã đem đến hiệu quả trong việc thu hút FDI. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau hơn 30 năm "đón" vốn FDI, từ năm 1988 đến tháng 9/2021, 63 tỉnh, thành phố của cả nước thu hút 34.141 dự án của 141 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 403,2 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 245,14 tỷ USD, bằng 60,8% tổng vốn đăng ký cịn hiệu lực. Các nhà đầu tư nước ngồi đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 238,2 tỷ USD chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư.

Như vậy, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) thành cơng nhất trong khu vực. Việc mở cửa thu hút FDI là một chủ trương đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Khu vực kinh tế FDI đã trở thành một bộ phận không tách rời của nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu KINH TẾ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Những thay đổi chính sách nổi bật của Việt Nam để thực hiện tự do hóa đầu tư nhằm thu hút FDI (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)