Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu KINH TẾ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Những thay đổi chính sách nổi bật của Việt Nam để thực hiện tự do hóa đầu tư nhằm thu hút FDI (Trang 37 - 40)

Chính sách liên quan đến FDI là một trong những chính sách kinh tế vĩ mơ quan trọng hàng đầu trong các quốc gia đang phát triển tại Châu Á, trong đó có Việt Nam khi nó là động lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Xu hướng tự do hóa chính sách đầu tư là một điểm chung mà các quốc gia hướng tới, đặc biệt là trong lĩnh vực cơng nghệ cao. Khi các chính sách tự do hóa đầu tư được hồn thiện đồng nghĩa với việc q trình hồn thiện khung pháp lý, đơn giản hóa thủ tục, ưu đãi tài chính, ưu tiên cho các lĩnh vực cơng nghệ cao và xây dựng các SEZs mở cửa. Và hiện nay, ở các quốc gia châu Á, các chính sách này được áp dụng đa dạng, linh hoạt và đồng bộ, cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Nhìn chung, những chính sách này đều có sự tương đồng với tổng thể khung chính sách đầu tư chính sách trên thế giới trong quá trình từ giai đoạn đăng ký, hoạt động và xuất khẩu cho đến thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế số, đồng thời mang tính đặc thù của từng quốc gia trong khu vực. Qua đó, ta thấy rằng trong tương lai không xa, Việt Nam vẫn cần thay đổi những chính sách liên quan đến FDI, cụ thể là các chính sách khuyến khích đầu tư để phù hợp với tình hình thế giới, thích ứng với các lĩnh vực đầu tư mới, đặc biệt là trong bối cảnh vẫn còn nhiều thách thức đang đặt ra như chất lượng của các dự án FDI và thách thức đến từ đại dịch Covid-19 tiếp diễn phức tạp trên tồn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng đang hạn chế hoạt động đầu tư quốc tế quan trọng này. Đề tài thảo luận vẫn cịn hạn chế trong phân tích, tìm hiểu về những thay đổi trong chính sách tự do hóa đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm 3 vẫn có những khuyến nghị cho Việt Nam khi thay đổi các chính sách liên quan đến FDI, cụ thể là chính sách tự do hóa đầu tư như sau:

Khuyến nghị 1, Việt Nam cần bổ sung thêm nhiều hơn nữa các chính sách đảm

bảo đầu tư, chính sách thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh với nội dung đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của nhà đầu tư; không bị tịch thu, quốc hữu hóa. Nhà đầu tư được lựa chọn ưu đãi theo hướng thuận lợi nhất nếu có sự thay đổi về chính sách, pháp luật; áp dụng ngun tắc “khơng hồi tố” theo thông lệ quốc tế; áp dụng theo quy

định của điều ước quốc tế nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật đầu tư trong nước, các quy định liên quan đến cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau.

Khuyến nghị 2, Việt Nam cần có các chính sách cải cách hành chính, sửa đổi,

điều chỉnh các thủ tục gia nhập thị trường, các điều kiện ra nhập thị trường cụ thể là các thủ tục liên quan đến đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh, điều chỉnh hoạt động đều được điều chỉnh theo hướng ngày càng cởi mở và thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Ví dụ, nhà đầu tư có giấy phép đầu tư thì khơng cần giấy phép đăng ký kinh doanh nữa (trước đây là hai thủ tục khác nhau); nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của dự án mà không cần đến sự thẩm tra của nhà nước... Ngoài ra, các thủ tục đầu tư được quy định trong Luật giúp rút ngắn thời gian xin giấy phép đầu tư theo hướng mang tính minh bạch, rõ ràng để cho các nhà đầu tư có thể nắm bắt rõ ràng hoặc khi các quy định trong Luật liên quan đến thời gian xin giấy phép đầu tư, họ cũng có thể cập nhật một cách nhanh chóng.

Khuyến nghị 3, Việt Nam cần có chính sách cởi mở hơn nữa trong tự do hóa đầu

tư liên quan đến mở rộng thêm các lĩnh vực mà các nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư vào. Hiện nay, Luật quy định rõ 3 nhóm bao gồm các lĩnh vực: ưu đãi đầu tư, đầu tư có điều kiện và cấm đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được tự do đầu tư vào các lĩnh vực cịn lại ngồi các lĩnh vực cấm đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Việc mở rộng thêm các lĩnh vực mà nhà đầu tư có thể tham gia vào và ưu đãi đầu tư sẽ khiến cho thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta nhiều hơn nữa.

Khuyến nghị 4, Việt Nam cần có thêm các Luật Cạnh tranh, cụ thể hóa các quyền

sở hữu trí tuệ, điều chỉnh các quy tắc đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các quốc gia sao cho phù hợp, đảm bảo cơng bằng và có thể áp dụng linh hoạt để các nhà đầu tư tin tưởng vào sự bảo hộ các doanh nghiệp nước ngoài của quốc gia họ có ý định tham gia đầu tư.

Khuyến nghị 5, Việt Nam cần thiết lập thêm tiêu chuẩn đối xử tiến bộ. Hiện nay,

nhiều hiệp ước đầu tư của Việt Nam chỉ bảo vệ nhà đầu tư một lần khi họ đã đầu tư tức là sau thành lập, tuy nhiên, Việt Nam có thể xem xét tăng cường việc sử dụng các hiệp ước đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư mới bằng cách mở rộng phạm vi và các điều khoản nhất định đến giai đoạn trước khi thành lập. Bên cạnh đó có thêm các điều khoản bảo hộ các nhà đầu tư theo các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ và đảm bảo nội dung của trang Web đầu tư nước ngồi quốc gia cổng thơng tin được cập nhật và có sẵn bằng tiếng Anh để đặt minh bạch rõ ràng và dễ dự báo cho các nhà đầu tư.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, NHƯ, Ngơ Thị Huyền, et al. THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN TẠI CHÂU Á VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM. Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International Economics and Management), 2020, 133: 1 – 23

2, Nguyễn Thị Minh Phương (2015), “Tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của Việt Nam”, Trường Đại học kinh tế, ĐHQGHN 3, Dương Nguyệt Nga (2007), Các cam kết của Việt Nam về tự do hóa đầu tư trong tiến trình hội nhập kinh tế, Tạp chí Luật học số 8/20007

4, Hạnh, N. H. (2020). Thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết hội nhập AEC: tổng quan nghiên cứu. Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International Economics and Management), (128), 47-66. 5, Hạnh, N. T. (2010). Điều chỉnh chính sách FDI của Trung Quốc: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

6, Le Dang Doanh (2002), Foreign Direct Investment in Viet Nam: Results, Achievements, Challenges and Prospect

7, VnEconomy https://vneconomy.vn/, Truy cập ngày 1/11/2021

8, The World Bank Data https://data.worldbank.org/ , Truy cập ngày 1/11/2021 9, Trung tâm WTO https://trungtamwto.vn/, Truy cập ngày 4/11/2021

10, Bộ kế hoạch và đầu tư (1986 – 9 tháng đầu năm 2021) https://www.mpi.gov.vn/ , Truy cập ngày 4/11/2021

11, UNCTAD https://investmentpolicy.unctad.org, Truy cập ngày 4/11/2021

12, The World Bank (2020), Doing Business Report 2020 in Vietnam, https://www.doingbusiness.org, Truy cập ngày 5/11/2021

Một phần của tài liệu KINH TẾ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Những thay đổi chính sách nổi bật của Việt Nam để thực hiện tự do hóa đầu tư nhằm thu hút FDI (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)