Phụ lục 1: Luật đầu tư 1987
Điều 2
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- "Bên nước ngoài" là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân nước ngoài.
2- "Bên Việt Nam" là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân; các tư nhân Việt Nam có thể chung vốn với tổ chức kinh tế Việt Nam thành Bên Việt Nam để hợp tác kinh doanh với Bên nước ngoài.
3- "Đầu tư nước ngoài" là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam Vốn bằng tiền nước ngồi hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngồi theo quy định của Luật này.
4- "Hai bên" là Bên Việt Nam và Bên nước ngoài.
5- "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" là văn bản ký giữa Bên nước ngoài và Bên Việt Nam về hợp tác kinh doanh.
6- "Hợp đồng liên doanh" là văn bản ký giữa Bên nước ngoài và Bên Việt Nam về việc thành lập xí nghiệp liên doanh.
7- "Phần góp vốn" là phần vốn của Bên nước ngồi hoặc của Bên Việt Nam góp vào xí nghiệp liên doanh hợp thành vốn của xí nghiệp, khơng kể những khoản xí nghiệp đi vay hoặc những khoản tín dụng khác cấp cho xí nghiệp.
8- "Tái đầu tư" là việc dùng lợi nhuận được chia để tăng phần góp vốn của mình trong xí nghiệp liên doanh hoặc để đầu tư mới tại Việt Nam dưới các hình thức ghi ở Điều 4 của Luật Này.
9- "Vốn Pháp định" là vốn ban đầu của xí nghiệp liên doanh được ghi trong điều lệ của xí nghiệp.
10- "Xí nghiệp liên doanh" là xí nghiệp do Bên nước ngồi và Bên Việt Nam hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng Hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngồi.
11- "Xí nghiệp 100% vốn nước ngồi" là xí nghiệp do các tổ chức, cá nhân nước ngồi đầu tư 100% vốn và được Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập tại Việt Nam. 12- "Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi" gồm xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngồi
Điều 6
Hai bên được hợp tác với nhau để thành lập xí nghiệp liên doanh. Xí nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Điều 7
Bên nước ngoài tham gia xí nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng: 1- Tiền nước ngồi;
2- Nhà xưởng,cơng trình xây dựng khác, thiết bị, máy móc, dụng cụ, bộ phận rời; 3- Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
Bên Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng: 1- Tiền Việt Nam;
2- Các nguồn tài nguyên;
3- Vật liệu xây dựng, trang bị và tiện nghi; 4- Quyền sử dụng đất đai, mặt nước,mặt biển;
5- Nhà xưởng,cơng trình xây dựng khác, thiết bị, máy móc, dụng cụ, bộ phận rời; 6- Dịch vụ thi công và đưa xí nghiệp vào hoạt động; bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
Hai bên cịn có thể thoả thuận góp vốn bằng các hình thức khác.
Điều 35
Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cũng như đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh được áp dụng theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngồi có thể miễn hoặc giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho từng trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.
Phụ luc 2: Luật Đầu tư 1990
Điều 2
2. "Bên Việt Nam" là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế".
"4. "Hai bên" là Bên Việt Nam và Bên nước ngoài.
"Nhiều bên" là Bên Việt Nam và các Bên nước ngoài, hoặc là Bên nước ngoài và Bên Việt Nam, hoặc là các Bên Việt Nam và các Bên nước ngoài".
"5. "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" là văn bản ký giữa hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác kinh doanh".
"6. "Hợp đồng liên doanh" là văn bản ký giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc thành lập xí nghiệp liên doanh, hoặc là văn bản ký giữa xí nghiệp liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngồi để thành lập xí nghiệp liên doanh mới tại Việt Nam".
"10. "Xí nghiệp liên doanh" là xí nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngồi, hoặc là xí nghiệp mới do xí nghiệp liên doanh hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh".
Đoạn 4 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Lương và các khoản phụ cấp của người lao động Việt Nam được trả bằng tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngồi trích từ tài khoản của xí nghiệp mở tại Ngân hàng".
Phụ lục 3: Luật đầu tư 1992
Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Bên Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng: 1. Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài;
2. Các nguồn tài nguyên theo quy định của Chính phủ Việt Nam; 3. Vật liệu xây dựng, trang bị và tiện nghi;
4. Giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển theo quy định của Chính phủ Việt Nam;
5. Nhà xưởng, cơng trình xây dựng khác, thiết bị, máy móc, dụng cụ, bộ phận rời; 6. Dịch vụ thi cơng và đưa xí nghiệp vào hoạt động, bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, dịch vụ kỹ thuật."
Điều 8 được bổ sung một đoạn vào cuối điều như sau:
"Đối với cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, các bên thỏa thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh."
Điều 14 được bổ sung một đoạn vào cuối điều như sau:
"Theo quyết định của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở thoả thuận với chủ xí nghiệp, được mua lại từng phần vốn của xí nghiệp thuộc những cơ sở kinh tế quan trọng."
Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi do Chính phủ quyết định đối với từng dự án, nhưng không quá 50 năm.
Căn cứ vào quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án, nhưng tối đa không quá 70 năm."
Điều 21 được bổ sung một đoạn vào cuối điều như sau:
"Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã được cấp giấy phép, thì Nhà nước có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư."
Điều 27 được bổ sung một đoạn vào cuối điều như sau:
"Đối với xí nghiệp 100% vốn nước ngồi, trong trường hợp cần khuyến khích đầu tư, Chính phủ quyết định cho hưởng ưu đãi quy định tại đoạn 1, đoạn 2 Điều này."
Phụ lục 4: Luật Đầu tư 1996
Điều 19: được sửa đổi và bổ sung như sau:
Nhà đầu tư nước ngồi xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng có thể ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.
Chính phủ quy định cụ thể về đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao, kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
Điều 39 được sửa đổi và bổ sung như sau:
Tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư quy định tại Điều 3 của Luật này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm, kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo.
Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và Bên nước ngồi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện dự án có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư, thì được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 4 năm, kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 4 năm tiếp theo.
Đối với những trường hợp đặc biệt khuyến khích đầu tư, thời gian miễn thuế lợi tức tối đa là 8 năm
Điều 46 được sửa đổi và bổ sung như sau:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển phải trả tiền thuê; trong trường hợp khai thác tài nguyên phải nộp thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định việc miễn hoặc giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển đối với các dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, xây dựng - chuyển giao; dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Điều 63 được sửa đổi và bổ sung như sau:
Nhà đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, tổ chức, cá nhân, viên chức, cơ quan nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 64 được sửa đổi và bổ sung như sau:
Nhà đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, tổ chức, cá nhân được quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của viên chức, cơ quan nhà nước. Việc khiếu nại, khởi kiện và việc giải quyết khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Phụ lục 5: Luật Đầu tư 2000
Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Chính phủ Việt Nam bảo đảm cân đối ngoại tệ cho những dự án đặc biệt quan trọng đầu tư theo chương trình của Chính phủ trong từng thời kỳ.
Chính phủ Việt Nam bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng và một số dự án quan trọng khác."
Điều 35 được sửa đổi như sau:
"Trong trường hợp đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được phép mở tài khoản ở nước ngồi."
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, Bên nước ngồi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển phải trả tiền thuê; trong trường hợp khai thác tài nguyên phải nộp thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định việc miễn hoặc giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển đối với các dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, xây dựng - chuyển giao; dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Trong trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, thì Bên Việt Nam có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục để được quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư tổ chức thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, hồn thành các thủ tục cho thuê đất.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất để bảo đảm vay vốn tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Chính phủ quy định điều kiện và thủ tục doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thế chấp quyền sử dụng đất."
Điều 55
Chính phủ quy định việc thẩm định cấp Giấy phép đầu tư, việc đăng ký cấp Giấy phép đầu tư; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực, tính chất, quy mơ của dự án đầu tư, quyết định việc phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định việc cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất."
Điều 60
Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét đơn và thông báo quyết định cho nhà đầu tư trong thời hạn 45 ngày đối với các dự án thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư, 30 ngày đối với các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Quyết định chấp thuận được thơng báo dưới hình thức Giấy phép đầu tư.
Giấy phép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh."
"Điều 64
1. Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Việc thanh tra tài chính khơng được q một lần trong 01 năm đối với một doanh nghiệp.
Việc thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền. Khi kết thúc thanh tra phải có biên bản, kết luận thanh tra. Trưởng đồn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc người lợi dụng việc thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Nhà đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, tổ chức, cá nhân được quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước. Việc khiếu nại, khởi kiện và việc giải quyết khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 66
1. Căn cứ vào những nguyên tắc quy định trong Luật này, Chính phủ có thể ký các thỏa thuận với nhà đầu tư nước ngoài hoặc đưa ra các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh về đầu tư.
2. Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng luật của